Trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ, việc quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) tại TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và tăng cường sức cạnh tranh của thành phố. Giai đoạn 2021-2030 là thời điểm quan trọng để định hình chiến lược phát triển, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện đại, cũng như tạo nền tảng vững chắc cho tầm nhìn đến năm 2050. Bài viết này Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chính trong quy hoạch KCN – CCN của TP. Hồ Chí Minh.
TPHCM nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, có vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; nằm trên các tuyến hàng hải, đường bộ, hàng không trọng yếu quốc tế, là cửa ngõ quốc tế chính phía Nam của Việt Nam; là một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Đọc thêm: Tóm tắt Báo cáo quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Đối với các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, Thành phố ưu tiên thu hút các ngành như kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như công nghệ vi điện tử, bán dẫn và công nghệ thông tin như công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano
Ngoài ra, Thành phố cũng thu hút các ngành tự động hóa, cơ khí chính xác; vật liệu mới, dược phẩm, công nghiệp sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch…
Đồng thời, đẩy mạnh thu hút và cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ…
Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn Thành phố là 4.734,6km. Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 13,32%.
Cao tốc: Thành phố đã khai thác được 2 tuyến cao tốc thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm: Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TPHCM – Trung Lương. Cao tốc Bến Lức – Long Thành đang thi công chưa hoàn thành đưa vào khai thác. Các tuyến cao tốc được xây dựng với quy mô 4 làn xe.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
– Quốc lộ: Tổng chiều dài các tuyến quốc lộ đi qua Thành phố khoảng 106,7 km, bao gồm 5 tuyến (QL.1, QL.1K, QL.13, QL.22, QL.50) với quy mô 2-10 làn xe.
– Đường vành đai: Thành phố có 01 tuyến vành đai 2 nằm hoàn toàn trên địa bàn thành phố, quy mô 6 ÷ 10 làn xe, cơ bản đã được đầu tư khép kín, quy mô 6-10 làn xe. vành đai 3 và vành đai 4 đang được nghiên cứu đầu tư.
– Đường tỉnh: hiện có 10 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 138,7km, quy mô 2- 4 làn xe.
Tuyến đường thủy nội địa: Có 90 tuyến
Trên các tuyến đường thủy quốc gia và địa phương hiện có tổng cộng 218 cầu, trong đó có 102 cầu trên 66 tuyển không đảm báo tĩnh không, khẩu độ.
Cảng thủy nội địa: Có 13 cảng thủy nội địa chủ yếu tập trung các trên tuyến đường thủy quốc gia, gồm 12 cảng hàng hóa và 01 cảng hàng hóa hành khách. Hạ tầng khu bến và sau bến với diện tích lớn đảm bảo lưu chứa hàng hóa, container.
Bến thủy nội địa: Tổng số là 238 bến, gồm: 21 bến hàng hóa; 70 bến hành khách; 02 cảng hành khách – hàng hóa; 14 bến neo đậu; 07 bến huấn luyện – tập kết rác; 12 bến thi công công trình; 85 bến kinh doanh vật liệu; 27 bến khách ngang sông.
Luồng hàng hải: Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 tuyến sông, với chiều
dài là 229,2km, hình thành 06 tuyến luồng
Cảng hàng hóa: hiện đang khai thác 42 bến cảng với tổng chiều dài cầu cảng là 15.279 m, 61 bến phao các bến phao chuyển tải trên sông; gồm 04 khu bến chính
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Cảng hành khách quốc tế: Trên địa bàn Thành phố chưa có bến hành khách quốc tế chuyên dùng; đang sử dụng các cảng hàng hóa cảng Sài Gòn (600m cầu cảng thuộc khu cảng Sài Gòn – Khánh Hội), cảng Dầu thực vật Nhà Bè (Navioil), cảng Bông Sen (Lotus), cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) để tiếp nhận tàu khách quốc tế.
Đường sắt quốc gia: Đường sắt quốc gia trên địa bàn Thành phố hiện chỉ có một tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc-Nam) vào đến ga Sài Gòn (tại Hòa Hưng) với chiều dài khoảng 15km.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có diện tích sân bay 850 ha và quá tải khi lượng hành khách lên tới 38 triệu khách/năm, cao nhất trong 3 sân bay quốc tế lớn nhất tại Việt Nam.
Khu công nghiệp – Khu chế xuất
Các KCN, KCX đều đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo môi trường.
Cụm công nghiệp
Vẫn còn một số CCN chưa được đầu tư hệ thống XLNT gây ảnh hưởng tới môi trường (các cụm này hoạt động đan xen trong khu dân cư với địa điểm tại quận 7, 8, 12, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn. Việc XLNT được thực hiện cục bộ tại các doanh nghiệp trước khi thải ra môi trường)
TPHCM theo hiện trạng và quy hoạch có 20 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích là 5.921,15 ha và chủ yếu tập trung tại các quận huyện ngoại thành phía Tây và Tây Bắc Thành phố (H. Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn) gồm:
STT |
Tên Khu Công Nghiệp |
Diện Tích (ha) |
Địa Phận |
Tình Trạng |
1 |
Khu công nghiệp Bình Chiểu |
27,34 |
Phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức |
Đã lấp đầy 100% và hoạt động ổn định |
2 |
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc |
203,18 |
Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
2 |
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng |
56,06 |
Huyện Bình Chánh |
Đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động |
3 |
Khu công nghiệp Tân Tạo |
161,35 |
Xã Tân Tạo, Huyện Bình Chánh |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
4 |
Khu công nghiệp Cát Lái 2 |
124 |
Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
5 |
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân |
100 |
Phường An Lạc, Quận Bình Tân |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
5 |
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng |
120 |
Huyện Bình Chánh |
Đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động |
5 |
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 |
338 |
Huyện Bình Chánh |
Đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động |
5 |
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 |
242 |
Huyện Bình Chánh |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
6 |
Khu công nghiệp Tân Bình (giai đoạn 1) |
105,95 |
Phường Tây Thạnh (Quận Tân Phú) và Phường Bình Hưng Hoà (Quận Bình Tân) |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
7 |
Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp |
28,41 |
Quận 12 |
Đã lấp đầy 100% và hoạt động ổn định |
8 |
Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 1) |
311,4 |
Huyện Nhà Bè |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
8 |
Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2) |
597 |
Huyện Nhà Bè |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
9 |
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi |
208 |
Huyện Củ Chi |
Cơ bản đã lấp đầy và hoạt động ổn định |
9 |
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi mở rộng |
173,24 |
Huyện Củ Chi |
Đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động |
10 |
Khu công nghiệp Đông Nam |
286,76 |
Huyện Củ Chi |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
11 |
Khu công nghiệp Cơ khí Ô tô |
100 |
Huyện Củ Chi |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
12 |
Khu công nghiệp Tân Phú Trung |
203,18 |
Huyện Củ Chi |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
13 |
Khu công nghiệp An Hạ |
123,5 |
Huyện Bình Chánh |
Đang hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư |
14 |
Khu công nghiệp Phong Phú |
67 |
Huyện Bình Chánh |
Đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động |
15 |
Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 3) |
500 |
Huyện Nhà Bè |
Chưa được thành lập |
16 |
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 |
200 |
Huyện Bình Chánh |
Chưa được thành lập |
17 |
Khu công nghiệp Phước Hiệp |
200 |
Huyện Củ Chi |
Đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch |
18 |
Khu công nghiệp Bàu Đưng |
175 |
Huyện Củ Chi |
Đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch |
19 |
Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng |
300 |
Huyện Hóc Môn |
Đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch |
20 |
Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I và II |
668 |
Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh |
Được đề xuất vào quy hoạch |
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện tại, TPHCM có tổng cộng 28 CCN với tổng diện tích là 1.677,5 ha, cụ thể như sau:
– Có 02 CCN đã được đầu tư hoàn chỉnh là Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân với diện tích 17 ha, do Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư; CCN Nhị Xuân với diện tích 230 ha, do lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại, CCN Nhị Xuân chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 (54,02 ha), và giai đoạn 2 (180 ha) sẽ được tiếp tục đầu tư trong tương lai.
– 26 CCN với diện tích 1.430,5 ha, chiếm tỷ lệ hơn 85% trên tổng diện tích quy hoạch CCN, đang ở các tình trạng khác nhau như chưa hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng, đang kêu gọi nhà đầu tư, hoặc đã có nhà đầu tư nhưng chưa có doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt, 21 trong số này đã bị loại khỏi quy hoạch CCN của Thành phố vì không có nhà đầu tư và không có doanh nghiệp hoạt động.
+ CCN Xuân Thới Sơn A (huyện Hóc Môn) có tổng diện tích là 38 ha và dự án này do Công ty Cổ phần Khánh Đông đảm nhận vai trò chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án này vẫn chưa được phát triển đầy đủ.
+ 2 CCN, bao gồm CCN Bàu Trăn và CCN quận 2 với tổng diện tích 113 ha, do công ty cổ phần đầu tư Thủ Thiêm làm chủ đầu tư, chưa thu hút được doanh nghiệp vào hoạt động.
+ 21 CCN với diện tích 1.120 ha, chiếm tỷ lệ gần 66,8% trong tổng diện tích quy hoạch. Trong số này, có 02 CCN đã có chủ đầu tư nhưng chủ đầu tư đã đề nghị ngừng làm chủ đầu tư và 19 CCN còn lại chưa có chủ đầu tư và chưa tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh.
Các vùng CN: (i) Vùng số 1 (CN tập trung); (ii) Vùng số 2 (CN hỗ trợ liên kết vùng); (iii) Vùng số 3 (ĐMST, công nghệ cao); (iv) Vùng số 4 (vùng sinh thái, hạn chế phát triển CN).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Rà soát đưa vào hoạt động các khu – cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch đến 2030:
– Các khu công nghiêp đã thành lập chưa hoạt động diện tích 405ha: KCN Lê Minh Xuân 2 diện tích 338ha; KCN Phong Phú diện tích 67ha;
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
– Các khu công nghiệp mở rộng đã thành lập chưa hoạt động diện tích 349 ha: KCN Tây Bắc – Củ Chi mở rộng diện tích 173ha; KCN Lê Minh Xuân mở rộng diện tích 120ha; KCN Vĩnh lộc mở rộng diện tích 56ha;
– Các cụm công nghiệp chưa hoạt động diện tích 214ha: CCN Bàu Trăn 75ha; cCN (hoặc KCN) Láng Le Bàu Cò 89ha; cCN Quy Đức 50ha.
– Rà soát quỹ đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất công nghiệp.
– Quy hoạch bổ sung quỹ đất phát triển công nghiệp, đến năm 2030 đề xuất bổ sung khoảng 2000 ha, trong đó thành lập mới khu công nghiệp Phạm Văn Hai diện tích dự kiến 668ha; nghiên cứu bổ sung các khu công nghiệp chuyên ngành như Khu công nghiệp y – dược Thành phố diện tích dự kiến khoảng 300ha; các khu công nghiệp chuyên ngành cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí – tự động hóa, cao su nhựa, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử – công nghệ thông tin) và công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao.
– Rà soát, chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp hiện hữu thành các khu công nghiệp sản xuất, ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2030 thí điểm chuyến đối 04 khu chế xuất, khu công nghiệp, gồm: Khu chế xuất Tân Thuận, khu công nghiệp Tân Bình, khu công nghiệp Cát Lái, khu công nghiệp Hiệp Phước.
– Nghiên cứu mở rộng Khu công nghệ cao thêm khoảng trên 500 ha để phục vụ công tác nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo và là trung tâm tri thức của Thành phố.
– Giữ nguyên các cụm CN hiện có, trong vùng có điều kiện thuận lợi về kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc. Nhưng cần cải thiện hạ tầng giao thông và xử lý môi trường.
– Phát triển mới một số cụm CN gắn với phát triển đô thị, dịch vụ để hình thành cụm CN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ.
– Trong thời gian tới, vành đai 3 của Tp. đã được xác định là trục công nghiệp và đô thị cùng với hệ thống đường quốc lộ hiện hữu như QL.1, QL…. sẽ tạo thành mạng lưới kết nối cao trong Tp. với các tỉnh trong khu vực và cả nước; là khu vực tập trung chủ yếu các KCN, CCN hiện có của Tp. đồng thời, là những khu vực có không gian phát triển trong tương lai.
Phương án quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp TP.HCM
– Khu công nghiệp: Tổng số 21 KCN (4546ha), trong đó 17 khu đang hoạt động (3791ha) và 4 khu dự kiến thành lập (754ha)
– Cụm công nghiệp: Tổng số 6 CCN (294ha), trong đó 1 cụm đang hoạt động (17ha) và 5 cụm đang triển khai (277ha)
Bảng: Định hướng phát triển KCX-KCN giai đoạn 2021 – 2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trong giai đoạn quy hoạch, TPHCM dự kiến phân bố các KCX-KCN thành 4 vùng chính.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Bảng: Định hướng phát triển CCN trong giai đoạn 2021-2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xem thêm: Báo cáo thị trường TP Hồ Chí Minh
Niên giám thông kê TP Hồ Chí Minh
Danh sách dự án TP Hồ Chí Minh
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch KCN – CCN TP. Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP