Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp (KCN) và Cụm công nghiệp (CCN) tại tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, Tây Ninh với vị trí địa lý chiến lược giáp ranh với Campuchia và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. Quy hoạch KCN – CCN nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, đồng thời định hướng phát triển bền vững, bảo đảm sự cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những điểm chính của quy hoạch KCN – CCN Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm các mục tiêu phát triển, định hướng quy hoạch, các khu vực trọng điểm, và những giải pháp chính để thực hiện thành công quy hoạch này.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 59.235 tỉ đồng, ước tăng 6,12% so với cùng kỳ (kế hoạch 2023 tăng 8% trở lên).
Sản xuất công nghiệp tiếp tục có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp, chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm ước tăng 8,9% so với cùng kỳ (kế hoạch 2023 tăng 15%), tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 36,06% (kế hoạch 2023 là 37%).
Một số nhóm ngành có chỉ số tăng gồm: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%, nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,8%.
Thu hút mới đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đạt 734 triệu USD, trong đó cấp mới cho 28 dự án với vốn đầu tư 283 triệu USD, tăng vốn 36 lượt dự án với vốn tăng 454 triệu USD. Lũy kế, có 397 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (296 dự án nước ngoài và 101 dự án trong nước) với vốn đãng ký 9.243 triệu USD…
Tổng kết 2 tháng đầu năm 2024, kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh gặt hái nhiều điểm sáng như: Sản xuất công nghiệp tăng gần 17%; Thương mại – dịch vụ tăng hơn 13%; Thu ngân sách ước đạt 2.444,9 tỷ đồng, đạt hơn 22% dự toán năm, tăng gần 21% so cùng kỳ…
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Tây Ninh sẽ ưu tiên chú trọng phát triển các nhóm nghề như: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may…; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối các loại; dịch vụ phục vụ sản xuất…
Theo số liệu thống kê (2021), trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 132km, 35 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài khoảng 734km; 187 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 1.020km; 2.127 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 3.889km và 450 tuyến trục chính đô thị với chiều dài khoảng 404km.
Nguồn: Senvangdata.com
Một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm tại Tây Ninh đang được triển khai như:
Đến 2030:
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Senvangdata.com
Hiện nay, nguồn điện chính cung cấp cho tỉnh Tây Ninh vẫn từ nguồn lưới điện quốc gia qua trạm biến thế 500/220kV Cầu Bông tại Củ Chi TP.HCM và trạm 220/110kV Bình Long-2x125MVA ở tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, một số nguồn năng lượng tại chỗ đang được khai thác gồm:
– 02 nhà máy thủy điện (thủy điện CS2 và thủy điện Dầu Tiếng), công suất mỗi nhà máy 1,5MW.
– 01 nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiệt đốt từ chất thải trong sản xuất đường từ mía (Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công) chủ yếu cấp điện cho vận hành của nhà máy sản xuất đường, công suất 37MW.
– 10 nhà máy điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với tổng công suất lắp đặt là 808MW.
Tỉnh Tây Ninh hiện nay đang được cung cấp điện ở các cấp điện áp cao thế 220kV và 110kV; trung thế 22kV; và hạ thế 0,4kV.
– Hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Tây Ninh bao gồm:
+ Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng
+ Công trình đập, hồ chứa nước lớn (hồ chứa nước Tha La).
+ Công trình đập, hồ chứa nước vừa (hồ chứa Nước Trong 1, hồ chứa Nước Trong 2).
+ Công trình đập, hồ chứa nước nhỏ (đập dâng suối Đục)
+ Các trạm bơm điện (10 trạm)
+ Hệ thống kênh tưới (1.742 tuyến, chiều dài 1.619,5 km với tỉ lệ bê tông hóa đạt 71,22%)
+ Hệ thống kênh tiêu (365 tuyến, tổng chiều dài 852,006 km).\
+ Đê bao 23 tuyến, tổng chiều dài 81 km.
Trong 08 công trình cấp nước tại KCN, KTT thì có 07 nhà máy, trạm cấp nước đã đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế là 72.800 m3/ngđ; 01 nhà máy cấp nước đang vận hành thử với công suất thiết kế là 7.000 m3/ngđ. Trong 8 công trình thì 7 công trình do các chủ đầu tư hạ tầng của các khu công nghiệp xây dựng và quản lý khai thác 01 công trình do Cty TNHH MTV cấp thoát nước Tây Ninh quản lý khai thác (tại khu công nghiệp Trảng Bàng). Nước ngầm vẫn là nguồn sử dụng chủ yếu với 6/8 công trình sử dụng nguồn nước này.
Đối với các cụm công nghiệp tập trung, hiện nay có 6 cụm đã và đang đầu tư hạ tầng cũng như đã có các nhà máy sản xuất, tuy nhiên hiện mới chỉ có 2 cụm công nghiệp là Bến Kéo và Tân Hội là có nhà máy cấp nước tập trung với tổng công suất 6.000 m3/ngày, còn lại 4 cụm chưa có nhà máy nước tập trung, các nhà máy sản xuất đang khai thác nguồn nước ngầm cục bộ bằng các giếng khoan công nghiệp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trong giai đoạn 2021-2030, Tây Ninh sẽ tập trung phát triển các ngành quan trọng như sau:
– Công nghiệp chế biến, chế tạo: Tây Ninh tận dụng ưu thế về tài nguyên nước để phát triển trọng tâm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạ. Cụ thể về các ngành hàng công nghiệp có giá trị cao được ưu tiên phát triển bao gồm:
+ Công nghiệp chế biến khoai mỳ
+ Công nghiệp dệt
+ Công nghiệp chế biến thực phẩm chăn nuôi
+ Công nghiệp chế biên cây ăn trái, rau quả
+ Công nghiệp chế biến cao su: Phát triển đa dạng các sản phẩm cao su để phục vụ cho nhu cầu đang tăng cao trong nước cà quốc tế như săm, lốp xe, chi tiết thiết bị, cao su kỹ thuật,…
+ Công nghiệp Cơ khí, chế tạo, điện tử
Trong giai đoạn 2021- 2030, định hướng phát triển KCN phân bố chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt bằng, kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN.
Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ. Định hướng bố trí, phát triển các KCN phân bố chủ yếu theo các trục: QL22, 22B, cao tốc Mộc bài – HCM, Đường HCM, các trục ĐT.784, 789, 782 – hướng kết nối với Trung tâm kinh tế của Vùng là TP. HCM, Bình Dương và kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An, nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu có điều kiện về quỹ đất, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng; đồng thời, đây cũng là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động và đặc biệt là thuận lợi về kết nối thị trường, kết nối với các cảng hàng không, cảng biển lớn tại TP.HCM.
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu và điều kiện phát triển thực tế, dự kiến lựa chọn và bố trí các KCN (ngoài KKT) cụ thể như sau:
(1) Theo trục hành lang quốc lộ QL22, đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, ĐT 784, ĐT 789, đường HCM: Tiếp tục duy trì phát triển các KCN: Trảng Bàng, Thành Thành Công, Phước Đông; Quy hoạch mới các KCN Hưng Thuận, Thạnh Đức.
(2) Theo trục hành lang quốc lộ QL22B: Phát triển mới KCN Hiệp Thạnh, Quy hoạch mới KCN Thạnh Đức.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021-2030, nhu cầu đất cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tình hình thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020, định hướng “giữ nguyên, mở rộng một số CCN hiện có và bổ sung thêm một số CCN mới thuận lợi về giao thông, có khả năng phát triển và tỉ lệ lấp đầy cao”. Phương án này đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các khu vực chưa có điều kiện hình thành các KCN quy mô lớn; giải quyết vấn đề môi trường; đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp của Tỉnh, trong đó có tính đến khả năng thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng CCN (hầu hết các CCN bổ sung và mở rộng đều có nhà đầu tư hạ tầng xin đăng ký nghiên cứu), tính đến việc đón bắt làn sóng đầu tư đang chuyển dịch vào Việt Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng, cũng như làn sóng lan tỏa đầu tư từ các trung tâm kinh tế TP.HCM, Bình Dương đến các tỉnh lân cận. Theo đó, lựa chọn quy hoạch các cụm công nghiệp tại các huyện như sau:
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nhìn chung, diện tích quy hoạch các KCN, CCN cho đến năm 2030 cao hơn so với nhu cầu cần thiết cho việc đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế theo các kịch bản. Tuy nhiên, cần có một tỉ lệ dự trữ quỹ đất nhất định trong điều kiện tốc độ chuyển dịch các ngành công nghiệp và thu hút các đầu tư phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh và đột phá trong giai đoạn tới.
– KCN Trảng Bàng: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (tập trung chủ yếu: dệt, kéo sợi, may mặc, cơ khí, bao bì, đồ gia dụng, sản xuất các sản phẩm từ cao su và gia công cơ khí…).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
– KCN Linh Trung III: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu là: dệt may, da giày và sản phẩm từ da, sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su, linh kiện máy, linh kiện cơ khí, linh kiện điện tử, đồ gia dụng…).
– KCN Thành Thành Công: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa,…); ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, hướng các dự án dệt may và hỗ trợ dệt may đưa vào trong phân khu dệt may (diện tích 278 ha, diện tích có thể cho thuê 233ha); đồng thời ưu tiên ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử, và cơ khí,…
– KCN Phước Đông: Ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chế biến cao su, dệt may và phụ trợ (hiện nay một số dự án FDI quy mô lớn trong lĩnh vực dệt may, chế biến cao su đã lựa chọn đầu tư tại Phước Đông); hướng các dự án dệt may tập trung tại phân khu dệt may (diện tích 426,6 ha, diện tích có thể cho thuê 379 ha). Đồng thời, ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử,…
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
– KCN Chà Là: Duy trì phát triển các lĩnh vực hiện hữu (da giày, dệt may và gia công kim loại,…).
– Các KCN thành lập mới, KCN quy hoạch mới: ưu tiên thu hút các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, chế biến sâu, các dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị, máy móc, công cụ; sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết, gia công cơ khí; cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực.
– KCN phân bố chủ yếu trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại Tràng Bảng, Gò Dầu, KKTCK Mộc Bài có điều kiện về không gian, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN
– Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ.
– Sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN, tạo quỹ đất sạch, sẵn sàng cho việc đón đầu xu hướng lan tỏa đầu tư từ các trung tâm kinh tế của vùng TP.HCM.
– Tăng cường sức hút đối với các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược, có chất lượng trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tầm cỡ quốc tế, có tính “dẫn dắt” thị trường và chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng tại tỉnh.
Phát triển các CCN theo hướng tổng hợp đa ngành, chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm môi trường như: cơ khí chế tạo, cơ khí lắp ráp; thiết bị điện, điện tử; dệt may và sản xuất nguyên phụ liệu, giày dép; chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng; thiết bị dụng cụ y tế; xử lý chất thải; công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện tại, tỉnh Tây Ninh có 6 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.969 hecta, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540 hecta. Diện tích đã cho thuê 1.516,60 hecta, đạt tỷ lệ lấp đầy gần 60%.
Tính đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã thu hút 362 dự án đầu tư nước ngoài và trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư 7.486,11 triệu USD và trên 18.500 tỷ đồng, tạo việc làm 130.500 lao động trong và ngoài tỉnh.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Senvangdata.com
Xem thêm: Báo cáo thị trường Tỉnh Tây Ninh
Niên giám thông kê Tỉnh Tây Ninh
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt Quy hoạch Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP