Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

  • 20 Tháng năm, 2024
  • Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, với bờ biển dài hơn 1.400 km, sở hữu nhiều cảng biển lớn,đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế. Hệ thống đường bộ kết nối các địa điểm quan trọng  kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Với vai trò là động mạch giao thông quan trọng, đường sắt góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Ngoài ra, các tuyến đường thủy và đường hàng không cũng đóng góp quan trọng cho vận chuyển hàng hóa và du khách. Với việc đầu tư và phát triển liên tục, hạ tầng giao thông tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung hứa hẹn tiếp tục cải thiện, mang lại nhiều cơ hội phát triển và tạo lợi ích cho cả khu vực và quốc gia. Hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về tổng quan hạ tầng giao thông tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung.

    Lý do, mục tiêu cho việc quy hoạch phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung  2022-2030

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng phát triển năng động, nhanh hướng tới bền vững, mạnh về kinh tế biển, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người của vùng đạt mức trung bình cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực. 

     Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức bao gồm các trục giao thông đường bộ Bắc – Nam, Đông – Tây, cảng biển, các cảng hàng không, sân bay, một số tuyến đường sắt đô thị để kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia; phấn đấu đến năm 2030 trên địa bàn vùng có khoảng trên 1.554km đường bộ cao tốc. 

    Vị trí địa lý

    Vùng duyên hải miền Trung là một trong 7 vùng kinh tế của Việt Nam, nằm ở phía Đông của đất nước, trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Vùng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, với tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, du lịch, công nghiệp,…

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông vùng BTB và DHMT

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Bản đồ các tỉnh thành khu vực bắc trung bộ. Nguồn: Sen vàng tổng hợp

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
    Bản đồ khu vực Nam Trung Bộ. Nguồn: Sen vàng tổng hợp

    Hạ tầng giao thông

    Đường bộ

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Các tuyến cao tốc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hiện tại, toàn vùng có 8.366 km quốc lộ, mật độ quốc lộ là 0,087 km/km2 , cao thứ hai cả nước; có 193 km đường cao tốc, mật độ đường cao tốc là 0,002 km/km2 , thấp hơn trung bình cả nước. Vùng hiện có 07 đoạn tuyến của cao tốc Bắc Nam phía Đông đến nay đã được đưa vào khai thác, bao gồm: Mai Sơn – QL 45 (dài 63km), Cam Lộ – La Sơn (dài 98km), La Sơn – Túy Loan (dài 66km), Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 127km), Nha Trang – Cam Lâm (dài 49km), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (dài 101km) và Phan Thiết – Dầu Giây (dài 99km), các đoạn tuyến còn lại của cao tốc Bắc – Nam phía Đông cũng đang khẩn trương được triển khai đầu tư với mục tiêu thông toàn tuyến trước 2027.

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Các hành lang vận tải trong Vùng

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng, đường bộ tập trung phát triển hệ thống đường bộ cao tốc, đặc biệt là các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông để hình thành mạng lưới đường bộ cao tốc kết nối toàn bộ các tỉnh, thành phố trong Vùng, thay thế vai trò của QL1 trở thành trụ cột của hệ thống đường bộ. 

    Giai đoạn 2021 – 2025: triển khai đầu tư 16 đoạn tuyến, trong đó: Hoàn thành 04 đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông) đang xây dựng; khởi công đầu tư xây dựng 12 đoạn tuyến (gồm 11 đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột). 

    Giai đoạn sau 2025 sẽ tiếp tục triển khai các tuyến cao tốc trục ngang trong vùng như Vinh – Thanh Thủy (Nghệ An); Cam Lộ – Lao Bảo

     

    Đường sắt

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

     

    Hiện nay, trong vùng hiện có 01 tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn qua vùng dài khoảng 1.462 km chiếm 84,7% toàn tuyến (1.726km), đường khổ 1000mm. Hiện đang thiếu các tuyến nhánh kết nối đường sắt Bắc – Nam với các cảng biển trong vùng. Tổng số có 158 ga đoạn tuyến trong vùng, trong đó có 08 ga cấp 1: Bỉm Sơn, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Diêu Trì; 02 ga cấp 2: Thanh Hóa, Tháp Chàm, còn lại là các ga cấp 3, 4.

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Hệ thống đường sắt tại Đồng bằng Sông Hồng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

     

    Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Vùng; từng bước triển khai đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam; phát triển tuyến đường sắt kết nối vùng với khu vực Tây Nguyên. Nghiên cứu khôi phục tuyến đường sắt phục vụ du lịch Tháp Chàm – Đà Lạt, di dời ga Đà Nẵng, phát triển ga Kim Liên (Đà Nẵng) thành ga hàng hóa. Xây dựng tuyến đường sắt từ khu vực 383 Lam Sơn – Sao Vàng – Cảng hàng không Thọ Xuân về KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa). Đầu tư tuyến đường sắt kết nối Lào – Vũng Áng (Hà Tĩnh) và mở rộng nhà ga Tuy Hòa, ga Chí Thạnh (Phú Yên). Sau năm 2025, nghiên cứu đầu tư một số dự án đường sắt đô thị tại các đô thị lớn của vùng nhằm giải quyết các điểm nghẽ về hạ tầng giao thông.

    Cảng hàng không

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Bản đồ cảng hàng không vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

     

    Vùng BTB-DHMT hiện có 9 CHK, chiếm 40% số lượng CHK cả nước (cả nước có 22 CHK), gồm: Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phú Bài (Thừa Thiên – Huế), Đà Nẵng, Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), và Cam Ranh (Khánh Hòa). Trong đó, có 5 CHK quốc tế, chiếm 50% số lượng CHK quốc tế của cả nước.

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Số sân bay tại các vùng kinh tế (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Theo kế hoạch, nâng cấp, cải tảo và nâng cao hiệu quả khai thác 09 CHK hiện có trong vùng, nhất là cảng hàng không Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nhà ga T2 – cảng hàng không quốc tế Vinh (Nghệ An); cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình); cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng hàng không Tuy Hòa (Phú Yên); cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa). Đầu tư xây dựng mới CHK Phan Thiết với quy mô 4E và công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Trị (Quảng Trị). Phát triển logistics hàng không, hình thành các trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.

    Cảng biển

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Bản đồ cảng biển Việt Nam

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

     

    Vùng BTB-DHMT có 14 cảng biển, trong đó: có 09 cảng biển loại I, 04 cảng biển loại II và 01  cảng biển loại III. Hiện có 201 cầu cảng với tổng chiều dài 31.583 m; trong đó có 87 cầu cảng tổng hợp, container với tổng chiều dài 14.606 m và 87 cầu cảng chuyên dùng với tổng chiều dài 16.977 m (còn lại là các bến phao, khu chuyển tải). Lượng hàng hóa qua các cảng biển của vùng năm 2019 là 156,7 triệu tấn, chiếm 23,6% lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển cả nước. 

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Theo quy hoạch, phân bổ hợp lý quy mô, chức năng hệ thống cảng biển trong vùng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế đầu tư dàn trải; đảm bảo đáp ứng lượng hàng thông qua năm 2030 đạt 310 đến 436 triệu tấn/năm, hàng container từ 2,4 đến 3,5 triệu TEU), hành khách từ 2,1 đến 2,2 triệu lượt khách. Đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng (luồng, đê chắn sóng, chắn cát, hệ thống phao tiêu, báo hiệu).

    Đường thuỷ nội địa

    Trên địa bàn vùng có có 11 tuyến chính trên 28 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 1.229 km. Trên các tuyến vận tải, đầu tư đồng bộ các kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Các tuyến sông kênh đều kết nối được với hành lang ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

    Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

    Phát triển hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang với khối lượng vận tải khoảng 62,5 ÷ 70 triệu tấn, trong đó khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 11 tuyến vận tải chính và các sông khác có khả năng khai thác vận tải thủy kết nối trực tiếp với hành lang vận tải thủy ven biển: khối lượng vận tải khoảng 15 ÷ 18 triệu tấn. Hình thành 22 cụm cảng hàng hóa và hành khách, bao gồm: 08 cụm cảng hàng hóa với tổng công suất khoảng 09 triệu tấn và 14 cụm cảng hành khách với tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách

    Nhìn chung, hạ tầng giao thông tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, du lịch của khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết để đưa hệ thống giao thông nơi đây đạt đến trình độ hiện đại, đồng bộ. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nỗ lực của các cấp chính quyền, cùng với sự tham gia của người dân và các doanh nghiệp, tin tưởng rằng hạ tầng giao thông tại Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tiếp tục được hoàn thiện, góp phần đưa khu vực phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị trí chiến lược của mình.

       

          Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang,  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #hạ_tầng_giao_thông, senvanggroup, phat_triển_dự_án, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #senvangrealestate,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP