Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
Với những định hướng và chiến lược vững chắc, quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo ra không gian và động lực phát triển mới trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, vùng và địa phương.
Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 58 km (1h14p đi xe) trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam.
Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán địa sơn, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi chiếm 25.7% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 74.3% diện tích.
Năm 2022 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 67.3%; dịch vụ 24.7%; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 8%. Trong chỉ số sản xuất công nghiệp thì ngành chế biến và chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất : 114,6%, tiếp đến là ngành khai thác và sản xuất, phân phối chiếm lần lượt:104,5 và 104,3%; cuối cùng là cung cấp nước và xử lý rác thải chiếm 98,7% .
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
– Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 11,2%/năm;
+ Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 70,5%, ngành dịch vụ chiếm 26%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,5%;
+ GRDP bình quân đầu người đạt trên 230 triệu đồng;
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 – 2030 đạt 758 nghìn tỷ đồng;
+ Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 21.000 tỷ đồng;
+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đạt 11%/năm;
+ Phấn đấu kinh tế số chiếm 25-30% GRDP;
+ Chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đạt 30%.
+ Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 60%;
+ 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và phấn đấu có 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
– Về xã hội:
+ Giai đoạn 2021 – 2030, giải quyết việc làm mới bình quân trên 25.000 lao động/năm;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 65%;
+ 100% trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia; trong đó 70% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2;
+ Đến năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh cơ bản không còn hộ nghèo;
+ Đạt tỷ lệ 11 bác sĩ/1 vạn dân và 32 giường bệnh/1 vạn dân;
+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi xuống dưới 15%;
+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 60%, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt 99%.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội theo 03 vùng:
– Vùng đô thị trung tâm – dịch vụ chất lượng cao – công nghiệp công nghệ cao – đào tạo nguồn nhân lực: gồm toàn bộ thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và một phần huyện Thanh Liêm.
– Vùng đô thị – sinh thái – công nghiệp (phía Tây): Là khu vực phía Tây sông Đáy phần lớn thuộc địa bàn huyện Kim Bảng và khu vực phía Tây sông Đáy của huyện Thanh Liêm (định hướng dài hạn khi các khu vực khai thác khoáng sản được cải tạo phục hồi môi trường, chuyển đổi sang phát triển theo hướng sinh thái bền vững). – Vùng cảnh quan nông nghiệp – công nghiệp, công nghệ cao: Là khu vực phía Đông và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện Lý Nhân, Bình Lục và một phần huyện Thanh Liêm.
Xây dựng Hà Nam trở thành vùng đô thị – công nghiệp có cấu trúc đa trung tâm, nhiều tầng bậc. Toàn vùng tỉnh Hà Nam trở thành vùng đô thị-công nghiệp quy mô lớn của Vùng Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Tổ chức không gian vùng tỉnh dựa trên các trục hành lang phát triển lớn của tỉnh như sau:
(1) Trục Quốc lộ 1A hướng Bắc – Nam là trục giao thông xuyên suốt từ Bắc đến Nam của tỉnh, đóng vai trò là trục đường đối ngoại chính theo hướng Bắc Nam của toàn vùng tỉnh. Quốc lộ 1A có vai trò là trục chính đón nhận các luồng giao thông từ hai cánh nhập vào.
(2) Trục Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có hướng tuyến Bắc-Nam, trên địa bàn Hà Nam hiện có 2 nút giao tại Đồng Văn và Phủ Lý, đóng vai trò là trục đối ngoại của toàn vùng tỉnh. Giai đoạn 2021-2030, đề xuất mở thêm 01 nút giao tại xã Liêm Sơn – huyện Thanh Liêm.
(3) Trục quốc lộ 21A và 21B có hướng Tây Bắc – Đông Nam: đóng vai trò là tuyến liên kết chính giữa vùng tỉnh Hà Nam với vùng tỉnh Nam Định (liên kết trực tiếp TP.Phủ Lý và TP.Nam Định).
(4) Quốc lộ 38B chạy dọc vùng huyện Lý Nhân theo hướng chính Bắc – Nam có vai trò là trục giao thông đối ngoại của vùng huyện Lý Nhân, kết nối vùng huyện Lý Nhân với tỉnh Nam Định.
(5) Đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô: Có hướng tuyến chính hướng Đông- Tây, từ Hòa Bình sang, đi trên khu vực trung tâm Kim Bảng, phía Bắc thành phố Phủ Lý, phía Bắc huyện Bình Lục, phía Bắc huyện Lý Nhân. Tuyến Vành đai 5 liên thông với đường Thái Hà kết nối với tỉnh Thái Bình và hướng về Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đường Vành đai 5 hình thành có vai trò vừa là tuyến liên kết ngang quan trọng của vùng tỉnh Hà Nam, vừa là tuyến giao thông đối ngoại, tuyến giao thông trọng yếu về xuất khẩu của tỉnh.
(6) Đường nối Quốc lộ 38 – Quốc lộ 21: là tuyến giao thông quan trọng của vùng tỉnh, có vai trò là trục liên kết khu vực trung tâm đô thị Duy Tiên với trung tâm đô thị Phủ Lý, trung tâm đô thị Bình Mỹ, liên thông với Trung tâm huyện lỵ Thanh Liêm.
(7) Đường T3 trên địa bàn Kim Bảng: có vai trò là trục chính kết nối Khu du lịch Tam Chúc với Quốc lộ 1, kết nối trung tâm đô thị Kim Bảng với Quốc lộ 1A.
(8) Quốc lộ 21 nối vùng tỉnh Hà Nam với tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, có vai trò là trục giao thông đối ngoại của tỉnh với vùng Tây Bắc.
(9) Đường liên kết Thanh Liêm – Bình Lục – Lý Nhân: có vai trò liên kết các khu vực trung tâm của các vùng huyện với nhau, tạo điều kiện phát triển các vùng nông nghiệp của tỉnh và tăng cường liên kết với các tỉnh Nam Định, Thái Bình.
(10) Đường mới QL38 – QL21: Là tuyến giao thông quan trọng của vùng tỉnh, có vai trò liên kết vùng Hưng Yên qua đô thị Hòa Mạc, Đồng Văn, nối Chùa Hương và Chùa Tam Chúc.\
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Trên cơ sở các trục giao thông chính, để thúc đẩy đô thị hóa, công nghiệp hóa trên phạm vi toàn tỉnh, hình thành 7 Cụm đô thị-công nghiệp tại từng khu vực vùng huyện.
(1) Khu vực TP.Phủ Lý và phụ cận: Hình thành Cụm đô thị-công nghiệp Phủ Lý
(2) Khu vực Duy Tiên: Hình thành cụm đô thị-công nghiệp Duy Tiên
(3) Khu vực Kim Bảng: Hình thành cụm đô thị-công nghiệp trung tâm Kim Bảng.
(4) Hình thành cụm đô thị-công nghiệp Bắc Kim Bảng
(5) Khu vực phía Bắc huyện Lý Nhân: hình thành Cụm đô thị-công nghiệp Bắc Lý Nhân
(6) Khu vực Thanh Liêm: hình thành cụm đô thị- công nghiệp Thanh Liêm
(7) Khu vực Bình Lục: Hình thành cụm đô thị-công nghiệp Bình Lục
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Định hướng đến năm 2025 tỉnh Hà Nam có 14 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Phủ Lý; 1 đô thị loại IV là thị xã Duy Tiên; 01 huyện nâng cấp thành đô thị loại IV và trở thành thị xã là huyện Kim Bảng; 11 đô thị loại V (Tân Thanh, Kiện Khê, Phố Cà, Huyện Thanh Liêm; Vĩnh Trụ, Hòa Hậu, Nhân Mỹ, Thái Hà, Huyện Lý Nhân; Bình Mỹ, Tiêu Động (Ba Hàng), An Lão (Đô Hai), Tràng An (Chợ Sông) Huyện Bình Lục)
Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại chỗ. Không gian dân cư nông thôn phải đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương như sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp và TTCN. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại trung tâm các xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh là 39.842,35 ha, giảm 11.635,43 ha so với năm 2020, chiếm 46,22% tổng diện tích. Đất phi nông nghiệp dự kiến đạt 44.723,02 ha, tăng 11.466,82 ha so với năm 2020, chiếm 51,27% tổng diện tích. Diện tích đất chưa sử dụng đến năm 2030 là 1.628,00 ha, giảm 367,15 ha so với năm 2020. Trong đó, 81,00 ha dự kiến dùng cho nông nghiệp và 286,15 ha cho mục đích phi nông nghiệp, chủ yếu khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Tiếp tục phát triển và nâng cấp, mở rộng diện tích 03 KCN với tổng diện tích mở rộng khoảng 424 ha sau năm 2030: (1) Khu công nghiệp Châu Giang II mở rộng diện tích KCN sau năm 2030 thêm 150 ha, nâng tổng diện tích lên 250 ha; (2) Khu công nghiệp Kim Bảng III mở rộng diện tích KCN sau năm 2030 thêm 200 ha, nâng tổng diện tích lên 300 ha; (3) Khu công nghiệp Thái Hà II mở rộng diện tích KCN sau năm 2030 thêm 74 ha, nâng tổng diện tích KCN Thái Hà II lên 175 ha.
Sau năm 2030, đề xuất thành lập mới 04 Khu công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 890 ha:
(1) Khu công nghiệp Thanh Bình I
(2) Khu công nghiệp Thanh Bình II
(3) Khu công nghiệp Thái Hà III
(4) Khu công nghiệp Đạo Lý
(1) Vùng trong điểm phát triển nông nghiệp hướng ứng dụng công nghệ cao phía Đông, Đông Nam của tỉnh: Gồm huyện Lý Nhân, Bình Lục và một phần huyện Thanh Liêm phát triển nông nghiệp đi đôi với bảo quản, chế biến nông sản.
(2) Vùng phát triển nông nghiệp sinh thái ven đô phía Bắc của tỉnh: tại các xã phía đông ven sông Hồng và sông Châu Giang của Thị xã Duy Tiên, phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gia cầm, nuôi cá …ứng dụng công nghệ cao.
(3) Vùng bảo tồn cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học kết hợp giữ gìn cảnh quan sinh thái rừng đặc dụng với phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái tại huyện Kim Bảng
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
– Đối với cao tốc, quốc lộ sẽ được đầu tư hoàn thiện theo các điều kiện tương ứng.
– Đối với đường tỉnh: quy hoạch mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất quan trong khu vực kết nối các tuyến; nâng cấp, cải tạo 1 số tuyến, tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Nghiên cứu quy hoạch chuyển một số đoạn tuyến đường tỉnh đi qua khu vực đô thị thành đường đô thị.
– Đường huyện, đường liên huyện: nâng cấp 1 số tuyến đường huyện, đường kết nối liên huyện thành đường tỉnh, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Cập nhật theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ Giao thông vận tải số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Thực hiện theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021), cụ thể: Phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa từng bước đồng bộ, hiện đại cả về luồng tuyến, cảng bến, công nghệ quản lý, xếp dỡ, kết nối thuận lợi với các phương thức khác nhằm tăng thị phần vận tải, giảm giá thành vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo ATGT và hạn chế ô nhiễm môi trường; đặc biệt chú trọng phát triển vận tải hàng hóa đa phương thức, dịch vụ logistics, điểm thông quan nội địa (cảng cạn ICD: ICD Duy Tiên. Tập trung nạo vét luồng lạch để tăng chiều rộng và độ sâu sông Đáy và sông Châu Giang; khắc phục các điểm nghẽn về tĩnh không cầu trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định tập trung vào 05 ngành kinh tế, lĩnh vực quan trọng, trụ cột cho phát triển cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Nam như sau:
(1). Công nghiệp chế biến, chế tạo
(2). Phát triển công nghệ cao
(3). Khai thác và phát huy hiệu quả các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn, tập trung phát triển du lịch trên ba loại hình du lịch chính
(4). Mở rộng không gian đô thị, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng khung
đô thị, tạo động lực phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; phát triển đô thị
theo hướng bền vững, văn minh hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư
dân đô thị, hướng tới phát triển cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
(5). Nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao
– Định hướng đến năm 2030 xác định 2 nhóm ngành công nghiệp với trọng tâm và định hướng phát triển khác nhau như sau:
+ Nhóm ngành “ưu tiên hàng đầu” với các ngành công nghiệp nền tảng, trọng điểm mà Hà Nam cần tiếp tục phát triển trong những năm tới để vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của vùng ĐBSH và cả nước, theo định hướng tập trung gia tăng giá trị sản xuất, tăng cường khâu nghiên cứu & phát triển
+ Nhóm ngành “phát triển mới” được tập trung ưu tiên phát triển là các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; phổ cập công nghệ kỹ thuật số, tự động hoá, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học.
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
– Đối với trồng trọt: tập trung vào phát triển một số cây trồng chủ lực gồm lúa chất lượng cao (tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Thanh Liêm); rau củ quả ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm an toàn chất lượng cao (tập trung ven sông Châu Giang thuộc huyện Bình Lục và Lý Nhân); cây ăn quả, cây đặc sản: chuối, na, nhãn, cây có múi… (các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, Thanh Liêm).
– Đối với chăn nuôi: phát triển trang trại, vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao gắn với kiểm soát an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, trong đó tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao (tại các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm), đàn lợn, đàn gia cầm (tại các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng).
– Đối với nuôi trồng thuỷ sản: phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất tiên tiến, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung, thâm canh ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh.
Xem chi tiết tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
QUY HOẠCH| PHÁT TRIỂN NGÀNH QUAN TRỌNG| NGÀNH DU LỊCH
Các sản phẩm chiến lược (chủ lực) dựa trên lợi thế đặc trưng của tỉnh Hà Nam, được chú trọng đầu tư phát triển tạo thành điểm nhấn, khác biệt của tỉnh so với các địa phương khác. Các sản phẩm này bao gồm 5 dòng sản phẩm chính là:
– Du lịch thể thao golf
– Du lịch nghỉ sinh thái – tâm linh
– Du lịch văn hóa – lễ hội
– Du lịch nghỉ dưỡng – chữa bệnh
– Du lịch giải trí – sáng tạo:
– Du lịch y tế
– Du lịch xanh
– Các sản phẩm du lịch có thương hiệu, bền vững
Tổ chức không gian phát triển du lịch theo khu vực
Xem thêm tại Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Trong giai đoạn tới, tỉnh Hà Nam đã thống nhất đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch 10 KCN mới với tổng quy mô là 2.111 ha, tổng vốn đầu tư 23.740 tỷ đồng
Tên dự án: “Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành QL.21, địa điểm huyện Kim Bảng (Đoạn từ đường ĐH.05 huyện Kim Bảng đến nút giao đường T3 với QL.21)”.
Xem thêm các dự án trọng điểm khác tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH HÀ NAM THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh Thái Bình. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP