Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên nằm ở trung tâm Việt Nam, không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một cơ hội phát triển kinh tế đầy tiềm năng. Với đặc điểm địa lý độc đáo, khí hậu mát mẻ và nguồn tài nguyên đa dạng, Tây Nguyên đang trở thành địa điểm thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển các ngành kinh tế mới.
Bài viết này Sen Vàng Group sẽ khám phá cơ hội phát triển kinh tế trong vùng Tây Nguyên và nhấn mạnh sự quyến rũ của nơi đây đối với những người quan tâm đến đầu tư và khám phá.
Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn, bao gồm 5 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Vùng Tây Nguyên, với diện tích khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 1/6 diện tích toàn quốc và là vùng lớn thứ ba trong 6 vùng kinh tế – xã hội tại Việt Nam. Nằm ở điểm giao biên giới của ba quốc gia là Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, vùng này tiếp giáp với các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ, đồng thời được mệnh danh là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc” và là “nóc nhà của Đông Dương”.
Tây Nguyên được coi là một vùng có tiềm năng và lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giữ vai trò tâm điểm trong kết nối giữa khu vực đông và tây của quốc gia. Với vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, và vai trò bảo đảm quốc phòng – an ninh đối với cả nước, Tây Nguyên được xem là vùng dự trữ chiến lược quan trọng, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
Nói chung, tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên được thể hiện qua những đặc điểm và vị thế chiến lược nói trên, đồng thời mang lại cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển của khu vực này.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Bên cạnh đó, rừng là yếu tố nổi trội về tài nguyên tự nhiên của vùng Tây Nguyên với diện tích lớn; toàn vùng có gần 2,6 triệu hecta rừng, xếp thứ ba cả nước với khoảng 17,5%, trong đó có 2,1 triệu hecta rừng tự nhiên và 469.000 hecta rừng trồng mới(1). Tỉ lệ che phủ rừng xấp xỉ 46% vào năm 2021
Với địa hình cao nguyên phẳng lớn, nhiều sông và suối liên quan chặt chẽ với rừng, vùng Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch, bao gồm du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm, canh nông, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành “con đường xanh Tây Nguyên”. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản trong vùng cũng rất đa dạng, với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như than bùn, than nâu, sét cao lanh. Đặc biệt, trữ lượng bô-xit rất đáng kể, khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bô-xit cả nước.
Tây Nguyên là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, đa dạng và phong phú. Đây là không gian sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 12 DTTS tại chỗ, bao gồm Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, M-nông, B-râu, Chu-ru, Rắc-glay, Cơ-ho, Giẻ-triêng, Mạ, Rơ-măm và Xơ-đăng.
Các đồng bào DTTS ở Tây Nguyên đã giữ gìn và phát triển những nét văn hóa truyền thống sâu sắc, đặc trưng cho từng dân tộc. Vùng này đầy ắp những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, như rượu cần, nhà rông, nhà dài, nhà mồ, đàn T’rưng, các bộ sử thi đồ sộ hay “không gian văn hóa cồng chiêng” và nhiều yếu tố khác, đóng góp vào sự đa dạng văn hóa của Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch tại Vùng
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
DHMT – Vùng kinh tế hấp dẫn
Quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002 – 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002.
Ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn ngày càng phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng lên. Tăng trưởng GRDP nông lâm nghiệp bình quân đạt 6,3%/năm thời kỳ 2011-2020 ở mức cao so với cả nước. Giai đoạn 2016-2020, GTSX nông nghiệp vùng Tây Nguyên tăng bình quân 6,05%/năm; năm 2021, tăng 5,8% và chiếm gần 12,8% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả nước.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Du lịch có bước phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái – văn hoá có sức hấp dẫn.
Nguồn: Senvangdata.com
Công nghiệp vùng Tây Nguyên phát triển nhanh trong giai đoạn 2002-2020 và ngày càng có đóng góp lớn hơn trong tăng trưởng GRDP của vùng. Tốc độ tăng trưởng (VA) công nghiệp bình quân giai đoạn 2002-2020 của Vùng Tây Nguyên đạt 12,79%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,46%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020 đạt 19%/năm, cao hơn tốc độ tăng 17%/năm của cả nước và đạt tốc độ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế.
Dịch vụ, du lịch phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang trở thành vùng du lịch sinh thái-văn hóa có sức hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ giai đoạn 2002-2020 đạt 9,8%, cao nhất trong các vùng; quy mô giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2020 đạt 121,7 nghìn tỷ đồng, gấp 13,7 lần năm 2002.
Nguồn: Senvangdata.com
Tổng thu ngân sách trên địa bàn vùng Tây Nguyên được cải thiện, đáp ứng dần khả năng cân đối của địa phương. Tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2020 đạt 113,4 nghìn tỷ đồng, tăng 67,8% so với giai đoạn 2011-2015.
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021 (ngân sách trung ương đạt 125,8% dự toán; ngân sách địa phương đạt 129,9% dự toán). Trong đó Tây Nguyên ước đạt 35.700 tỷ đồng tương ứng 1,98% so với cả nước.
Nguồn: Senvangdata.com
Phát triển vùng Tây Nguyên theo hướng đẩy mạnh liên kết vùng, nội vùng; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng; liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ; đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, nhất là trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia và các nước ASEAN. Lấy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số làm động lực, tạo dư địa cho phát triển vùng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế và tổ chức điều phối liên kết phát triển vùng hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hợp tác giữa vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ được mở rộng, nhất là hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh trong xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và thu hút đầu tư vào các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, chế biến, xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của vùng như cà phê, cao su, điều, hoa quả, đồ gỗ…; trong lĩnh vực đào tạo, y tế, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên xóa đói giảm nghèo…
Các tỉnh trong vùng Tây Nguyên liên kết, hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ phát triển du lịch, xây dựng các tour du lịch, xây dựng các chương trình quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu để giới thiệu hình ảnh du lịch, các sản phẩm chủ đạo độc đáo Vùng Tây Nguyên như một điểm đến hấp dẫn. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch các “Tam giác động lực” về du lịch bao gồm: Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu; Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh – cần Thơ… thông qua việc hoàn thiện các chương chương trình du lịch chung, đẩy mạnh hơn hoạt động quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hợp tác, liên kết kinh tế giữa các tỉnh Vùng Tây Nguyên với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ thông qua các chương trình liên kết kinh tế giữa các địa phương của cả hai vùng thể hiện quyết tâm của các lãnh đạo tỉnh trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Vùng Tây Nguyên sẽ hình thành các khu/cụm công nghiệp chuyên ngành (cluster) gắn với sự phát triển của vùng chuyên canh cây công nghiệp nên liên kết kinh tế giữa các địa phương với các đạo phương Duyên hải Nam trung bộ trong tạo ra chuỗi giá trị nông sản trong chế biến, đặc biệt là cà phê, cao su, rau và hoa quả.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Liên kết và hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển: Tam giác Phát triển Campuchia – Lào -Việt Nam là khu vực ngã ba biên giới gồm 13 tỉnh của ba nước, trong đó: tại Campuchia gồm 4 tỉnh miền đông bắc: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratie; Lào gồm 4 tỉnh miền Nam: Attapu, Salavan, Sekong và Champasak; Việt Nam gồm 4 tỉnh vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và tỉnh Bình Phước. Do khu vực này có trình độ phát triển thấp so với các khu vực khác của ba nước nên cần có sự quan tâm, ưu tiên trong chính sách phát triển của khu vực này và cần có sự liên kết, hợp tác để cùng phát triển. Trọng tâm hợp tác của khu vực là các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế, là các lĩnh vực nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của toàn khu vực.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tây Nguyên – Khám phá Cơ hội Phát triển Kinh tế Đầy Hấp Dẫn” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản, nâng cao hiệu quả kinh tế tại Tây Nguyên. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành, vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP