Dù tình hình dịch bệnh diễn biến còn vô cùng phức tạp, bất động sản công nghiệp vẫn được dự đoán vô cùng tiềm năng với một số ngách đầu tư mới.
Tình hình dịch bệnh khó lường và đáng lo ngại
Chúng ta có thể thấy đợt dịch thứ tư với biến thể Delta này đã gây đến rất nhiều thiệt hại về kinh tế và nguồn lực xã hội cho đất nước ta. Kinh tế Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã chầm chậm hồi phục vào quý 3 năm 2021 vừa qua.
Tuy nhiên, trước biến thể mới là Omicron, được các chuyên gia dự đoán là làm tăng nguy cơ tái nhiễm lên gấp 3 lần so với biến thể Delta và Beta, khả năng tránh thoát miễn dịch tự nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải siết chặt việc đi lại. Điều này có thể gây thêm bất ổn cho các nền kinh tế vốn đang bị các lệnh phong tỏa và đóng cửa ảnh hưởng. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 3.12 thông báo họ có thể hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Dù vậy, có một tin đáng mừng rằng mặc dù hiện tại biến thể này đã được ghi nhận lây lan tại hơn 40 quốc gia được Nam Phi báo cáo cho WHO ngày 24.11, tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do biến thể này gây ra.
Tình hình phát triển khu công nghiệp vẫn có nhiều điểm sáng tích cực
Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nếu tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2021 ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 3,5%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,05% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 3,24%); ngành khai khoáng giảm 7,17% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%).
Ông Phạm Văn Nam – Founder Cổng thông tin khu công nghiệp Việt Nam đưa ra dự báo rằng: “Năm 2022 nguồn cung bất động sản công nghiệp có chất lượng vẫn tiếp tục khan hiếm. Giá đất công nghiệp dự báo sẽ tiếp tục tăng cục bộ tại các khu vực có vị trí tốt tại hai khu vực miền Bắc và miền Nam.”
Nhận định chung về tiềm năng phát triển bất đống sản công nghiệp, ông Phạm Văn Nam – Founder Cổng thông tin khu công nghiệp Việt Nam cho biết:
“Với việc tỷ lệ tiêm chủng cao và dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, năm 2022 sẽ là năm bản lề để mở cửa trở lại các dòng vốn FDI đầu tư vào các KCN, CCN. Ngoài ra, nhiều đơn vị đầu tư kho xưởng cũng đang ráo riết tìm kiếm các quỹ đất đẹp để phát triển kinh doanh cho thuê. Điều này sẽ làm phong phú hơn các phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm 2022.”
“Trong năm tới, chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ tiếp tục diễn ra, vì Việt Nam hiện đang nằm trong tầm ngắm của các dự án có quy mô siêu lớn (hyperscale)”, Ông John Campbell, .
Đặc biệt trong năm tới, ngoài thị trường bất động sản công nghiệp truyền thống, đất hậu cần, nhà xưởng xây sẵn, hai phân khúc bất động sản ngách được dự đoán vô cùng tiềm năng đó là bất động sản kho lạnh và trung tâm dữ liệu.
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP