Xuất nhập khẩu và tổng sản lượng lương thực Việt Nam năm 2020 và 2021

  • 2 Tháng mười một, 2022
  • Việt Nam là một trong những quốc gia về xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu các chỉ tiêu xuất nhập khẩu và sản lượng lương thực là cần thiết để đánh giá được động lực tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Trong bài viết hôm nay, Sen Vàng Group sẽ gửi tới bạn những thông tin về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và sản lượng lương thực của Việt Nam trong năm 2020 và 2021.

    1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

    Đối với mỗi quốc gia việc xem xét kim ngạch xuất và nhập khẩu sẽ cho ra đánh giá về tình trạng xuất siêu hoặc nhập siêu của quốc gia đó. Mỗi quốc gia cần đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu qua đó ổn định cán cân thương mại, đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường và thúc đẩy phát triển nền tài chính của một quốc gia nhờ xuất khẩu.

    1.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020

    Không chỉ đại dịch Covid-19, năm 2020 còn chứng kiến cuộc xung đột thương mại Mỹ Trung  biến động về quan hệ kinh tế – chính trị giữa các nền kinh tế lớn, khiến các quốc gia đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. 

    Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn ấy, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn đứng vững, bất chấp đứt gãy chuỗi cung ứng và tình trạng đóng cửa biên giới phòng dịch của các quốc gia. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543.9 tỷ USD, tăng 5.1% so với năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19.1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay.

    Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 281.5 tỷ USD, tăng 6.5% so với năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78.2 tỷ USD, giảm 1.1%, chiếm 27.8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 203.3 tỷ USD, tăng 9.7%, chiếm 72.2% (tỷ trọng tăng 2.1 điểm phần trăm so với năm trước). 

    Năm 2020 có 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, 9 mặt hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng có kim ngạch trên 10 tỷ USD. Mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là điện thoại và linh kiện với giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 50.9 tỷ USD, chiếm 18.1% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

    Đối với kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262.4 tỷ USD, tăng 3.6% so với năm 2019. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, xuất khẩu, gồm máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245.6 tỷ USD, tăng 4.1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93.6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. 

    Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng chỉ chiếm 6.4%, giảm 0.5 điểm phần trăm so với năm 2019. Đồng thời là năm thứ 5 liên tiếp lập kỷ lục mới về xuất siêu đạt 19.1 tỷ đô.

    1.2. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021

    Tiếp tục năm 2021 xuất nhập khẩu vẫn đạt được những bước tăng trưởng bứt phá dù là năm thứ 2 đại dịch. Tiếp tục là một năm lập đỉnh mới khi tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ lục 668.54 tỷ USD, tăng 22.6% so với năm 2020.

    Theo đó, Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336.31 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 91.09 tỷ USD, tăng 14.2%, chiếm 27.1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 245.22 tỷ USD, tăng 20.9%, chiếm 72.9%. Trong năm 2021 có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93.8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69.7%).

    xuất nhập khẩu

    Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 332.23 tỷ USD, tăng 26.5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 114.03 tỷ USD, tăng 21.8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218.21 tỷ USD, tăng 29.1%. Trong năm 2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94.1% tổng kim ngạch nhập khẩu.

     

    1.3. Đánh giá

    Dù cho tác động đại dịch và chiến tranh thương mại, tăng trưởng GDP cả 2020 và 2021 của Việt Nam chỉ duy trì ở mức trên 2%. Tuy nhiên ngành xuất nhập khẩu lại là điểm sáng ngược sóng dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng. Tổng giá trị kim ngạch cả 2 năm đều liên tục lập kỷ lục mới, đặc biệt là các thành tích xuất siêu liên tục được giữ vững. Qua đó trở thành tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2022.

    2. Tổng sản lượng lương thực

    Nông nghiệp là một trong những trụ đỡ quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Lương thực là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo thứ tư của nền kinh tế đất nước. Lương thực Việt Nam đã có mặt tại 28 thị trường chủ yếu, trong đó có 5 thị trường đạt trên 100 triệu USD là Philippines, Trung Quốc, Gana, Bờ biển Ngà, Malaysia. Đồng thời an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực của Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á. Đánh giá sản lượng lương thực qua đó cho ta cái nhìn khách quan về khả năng đảm bảo an ninh lương thực, khả năng cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, thu xuất khẩu và tiềm năng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

    2.1. Tổng sản lượng lương thực năm 2020

    Diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7.28 triệu ha, giảm 192 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58.7 tạ/ha, tăng 0.5 tạ/ha tuy nhiên sản lượng lúa ước tính đạt 42.69 triệu tấn giảm khoảng 1.9% so với năm 2019. 

    Kết quả sản xuất vụ đông xuân của cả nước năm nay đạt khá với năng suất 65.7 tạ/ha, tăng 0.2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2019; sản lượng đạt 19.9 triệu tấn, giảm 593.5 nghìn tấn; diện tích gieo trồng đạt 3,024.1 nghìn ha, giảm 100.3 nghìn ha.

    xuất nhập khẩu

    Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2020 ước tính đạt 724 nghìn ha, giảm 0.2 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 55.1 tạ/ha, tăng 0.2 tạ/ha; sản lượng đạt 3.99 triệu tấn, tăng 15.1 nghìn tấn.

    Kết quả sản xuất lúa mùa năm 2020 tăng về năng suất nhưng diện tích gieo trồng giảm nên sản lượng toàn vụ giảm. Diện tích gieo cấy lúa mùa cả nước đạt 1,584.6 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha so với vụ mùa năm 2019; năng suất đạt 51 tạ/ha, tăng 0.7 tạ/ha; sản lượng đạt 8.08 triệu tấn, giảm 20.7 nghìn tấn.

    2.2. Tổng sản lượng lương thực năm 2021

    Sang năm 2021 tình hình dịch bệnh kiểm soát và thời tiết thuận lợi, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 48.31 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn so với năm trước. 

    Sản xuất lúa gạo đánh dấu một năm sản xuất lúa thắng lợi với năng suất tăng ở tất cả các mùa vụ, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2021 đạt 7.24 triệu ha, tuy giảm 38.3 nghìn ha so với năm trước nhưng năng suất trung bình cả năm đạt cao với 60.6 tạ/ha, tăng 1.8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43.88 triệu tấn, tăng 1.1 triệu tấn.

     

    Vụ đông xuân là vụ lúa cho tỷ trọng sản lượng lớn nhất trong năm, chiếm gần 47% sản lượng lúa sản xuất cả năm. Diện tích gieo trồng lúa đông xuân 2021 cả nước đạt 3,006.8 nghìn ha. Năng suất đạt 68.6 tạ/ha, tăng 2.9 tạ/ha, sản lượng đạt 20,629.5 nghìn tấn, tăng 755.1 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm trước. 

    xuất nhập khẩu

    Diện tích gieo trồng lúa hè thu 2021 cả nước đạt 1,954.2 nghìn ha, tăng 9.1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020; năng suất đạt 57 tạ/ha, tăng 1.7 tạ/ha; sản lượng đạt 11.14 triệu tấn, tăng 389.1 nghìn tấn. 

    Vụ lúa thu đông chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên diện tích và sản lượng thường thấp hơn so với các vụ lúa khác. Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2021 sơ bộ đạt 719.7 nghìn ha, giảm 4.3 nghìn ha so với vụ thu đông 2020.

    2.3. Đánh giá

    Ngành nông nghiệp vẫn cho thấy biểu hiện vững chắc khi là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù đối diện với thời tiết bất lợi, dịch bệnh gặp nhiều khó khăn trong trồng trọt tuy nhiên sản lượng chỉ giảm ở mức tương đối thấp và năng suất vẫn tăng trưởng khả quan. Sang năm 2021 chứng kiến một sự bứt phá mạnh mẽ của ngành sản xuất lương thực khi tổng sản lượng tăng hơn 1 triệu tấn so với năm trước. Qua đó đảm bảo an ninh lương thực, nhu yếu phẩm và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và sản lượng lương thực của Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021 do Sen Vàng Group tổng hợp và thực hiện. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có đánh giá khách quan về tình hình và triển vọng kinh tế tại Việt Nam.

    Ngoài ra quý vị có thể tham khảo:

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

    Thông tin liên hệ: 

    Website:  https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Sơn La, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Sơn La hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : tổng sản lượng lương thực việt nam năm 2021, Xuất khẩu lương thực, Xuất nhập khẩu Việt Nam, Sản lượng lương thực VIệt Nam, Genz bất động sản, kim ngạch xuất nhập khẩu việt nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2020,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!