CPI, IIP và lực lượng lao động tại Việt Nam năm 2020 và 2021

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Các chỉ số kinh tế vĩ mô như CPI hay IIP và số liệu về lực lượng lao động là những dữ liệu giúp các nhà kinh tế đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh và sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế một quốc gia. Trong bài viết hôm nay, Sen Vàng Group sẽ gửi tới các bạn những thông tin tổng quan về chỉ số CPI, IIP và lực lượng lao động tại Việt Nam trong năm 2020 và 2021.

    1. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI)

    Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm. Ngoài ra, sự biến động của CPI còn có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.

    1.1. Chỉ số CPI Việt Nam năm 2020

    Năm 2020 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 5.15% so với năm 2019. Trong đó, các nhóm hàng có chỉ số tăng cao hơn bình quân chung như: nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống (tăng 12.55%) và giáo dục (tăng 5.46%)…

    CPI

    Nguyên nhân khiến CPI tăng bởi giá gạo tăng bởi nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng do lo ngại dịch Covid-19 có thể kéo dài; giá thịt heo tăng (tăng 53.4% so với năm trước) và các mặt hàng chế biến từ thịt heo như xúc xích, giò chả… tăng cao (tăng 59.81% so với năm trước) do nguồn cung giảm mạnh vì ảnh hưởng từ Dịch tả lợn Châu phi. Chi phí đầu vào của nhóm ngành thực phẩm ăn uống tăng 14.08% so với năm 2019.

    Ngoài ra, giá Gas tính chung cả năm 2020 điều chỉnh tăng thêm 13,000 đồng/bình 12kg. Nhóm  giáo dục tăng 5.46% so với năm trước chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục (giá học phí đại học công lập tăng). Cùng với đó chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5.05% do giá đồ trang sức bằng vàng tăng cao (tăng 26.62% so với năm trước) đã góp phần làm cho CPI chung của tỉnh năm 2020 tăng cao so với năm 2019.

    CPI

    1.2. Chỉ số CPI năm 2021

    Sang năm 2021, CPI bình quân tăng 2.78% so với năm 2020. Đây là năm có mức tăng CPI thấp trong những năm gần đây (năm 2017 tăng 4.49%, năm 2018 tăng 3.63%, năm 2019 tăng 2.66%, năm 2020 tăng 5.15%).

    Nguyên nhân tăng của CPI cũng chủ yếu do tăng giá lương thực giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon tăng trong dịp Tết Nguyên Đán 2021 và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xã hội làm cho giá gạo năm 2021 tăng 8.75% so với năm trước, đóng góp CPI chung tăng 0.35 điểm phần trăm. 

    Đối với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao 9.43%, nguyên nhân do giá thép và giá nguyên vật liệu đầu vào khác tăng mạnh.

    Tăng mạnh nhất là giá Gas với 9 lần tăng, giá cao hơn 17.62% so với năm 2020. Tuy nhiên giá thịt gia súc gia cầm cũng đạt mức giảm bình quân 5% qua đó cân bằng CPI ở mức tăng thấp nhất trong giai đoạn.

    1.3. Đánh giá 

    Thông qua những công cụ quản lý nền kinh tế như lãi suất, chi tiêu ngân sách,.. nhà nước đã chủ động bình ổn giá tiêu dùng bình quân. Giữ cho mức CPI trong tầm kiểm soát trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều quốc gia lâm vào lạm phát vì dịch bệnh kéo dài. Thậm chí mức tăng CPI năm 2021 còn thấp nhất trong vòng 5 năm gần nhất.

    2. Chỉ số sản xuất công nghiệp

    Song song với theo dõi và đánh giá chỉ số CPI, các nhà nghiên cứu và nhà kinh tế cũng theo dõi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) để nắm bắt được tốc độ phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng của một quốc gia hàng tháng, quý, năm. Nhất là khi Việt Nam là một đất nước đang phát triển công nghiệp hóa, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế đất nước. 

    2.1. Chỉ số IIP năm 2020

    Ngoài việc kiểm soát tốt dịch bệnh, năm 2020 cũng là năm hiệp định thương mại tự do EVFTA chính thức được ký kết, tạo động lực cho sản xuất công nghiệp phát triển. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3.36% so với năm 2019  (quý I tăng 5.1%; quý II tăng 1.1%; quý III tăng 2.34%; quý IV tăng 4.80%)

    Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh nhất 5.82% giữ vai trò then chốt, đóng góp 1.25 điểm phần trăm vào toàn nền kinh tế  ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.51%, đóng góp 0.04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5.62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12.6% và khí đốt tự nhiên giảm 11.5%), làm giảm 0.36 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

    Đối với một số ngành công nghiệp chủ lực năm 2020 hoặc tăng thấp so với năm trước. Đường kính giảm 22.9%; bia giảm 13.9%; khí hóa lỏng LPG giảm 13%; dầu thô khai thác giảm 12.6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 11.5%,…. Linh kiện điện thoại tăng 22%; ti vi tăng 20.7%; thép cán tăng 16.4%; sữa bột và thép thanh, thép góc cùng tăng 9.1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8.1%; sơn hóa học tăng 6.8%; bột ngọt tăng 6.3%; thủy hải sản chế biến tăng 5.9%; phân urê tăng 5.7%; sắt, thép thô tăng 5.3%.

    2.2.Chỉ số IIP năm 2021

    Sang năm 2021, chỉ số IIP vẫn duy trì mức tăng trưởng ở mức 4.82% (quý I tăng 6.44%; quý II tăng 11.18%; quý III giảm 4.4%; quý IV tăng 6,52%), trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6.37% đóng góp 1.61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5.24%, đóng góp 0.19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0.02 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6.21% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 5.7% và khí đốt tự nhiên giảm 19.4%), làm giảm 0.23 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

    Về chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2021 tăng 0.1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21.9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 25.3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2021 là 79.1% (năm 2020 là 71.9%).

    2.3. Đánh giá

    Tác động của giãn cách xã hội khiến cho một số ngành động lực tăng trưởng như đường, bia, dầu thô,…. trong cả năm 2020 và 2021 sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên bằng những nỗ lực trong chính sách của trung ương và nổi bật là phong trào “3 tại chỗ” trong năm 2021, vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh. Qua đó chỉ số công nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là đầu tàu thúc đẩy cho ngành công nghiệp phát triển bất chấp khó khăn.

    3. Lực lượng lao động 

    Lực lượng lao động là chỉ tiêu quan trọng đối với một nền kinh tế vì qua đó phản ánh lên số người hoạt động kinh tế, nghiên cứu được tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia và các thành phần lao động, trình độ lao động,… Quốc gia có nguồn lao động dồi dào, chất lượng tiềm năng sẽ là tiền đề để phản ánh nguồn lực tăng trưởng của nền kinh tế.

    3.1. Lực lượng lao động năm 2020

    Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 54.6 triệu người, giảm 1.2 triệu người so với năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu là từ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. So với năm 2019, lực lượng lao động khu vực nông thôn giảm hơn 1.1 triệu người.

    Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 ước tính là 48.3 triệu người, giảm 849.5 nghìn người so với năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16.5 triệu người, chiếm 34.1%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 21.9 triệu người, chiếm 45.4% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước.

    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2020 ước tính khoảng 74%, giảm 2.8 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 68.7%, thấp hơn 10.9 điểm phần trăm so với nam (79.6%). Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 64.8% và ở khu vực nông thôn là 79.7%.

    Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này vẫn là do tác động quá lớn của dịch bệnh kéo dài và giãn cách xã hội khiến một bộ phần người lao động mất việc làm. Mặc dù ở quý III và quý IV có sự phục hồi nhưng không bù đắp được mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 và sự phục hồi này vẫn chưa đưa lực lượng lao động trở về trạng thái của cùng kỳ năm trước.

    Tuy nhiên về tăng trưởng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24.1%, cao hơn 1.3 điểm phần trăm so với năm 2019 cho thấy chất lượng lao động của Việt Nam vẫn được tập trung cải thiện bất chấp những lo ngại thách thức.

    3.2. Lực lượng lao động năm 2021

    Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2021 giảm 791.6 nghìn người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2021 là 67.7%, giảm 1,9 điểm phần trăm so với năm trước. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị là 18.h6 triệu người, chiếm 36.8%; lực lượng lao động nữ đạt 23.5 triệu người, chiếm 46.5% lực lượng lao động của cả nước.

    Trong năm 2021, tình hình dịch kéo dài và phức tạp hơn trong năm 2020 đã khiến cho hàng triệu người mất việc, lao động trong các ngành tiếp tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16.3 triệu người (chiếm 33.2%), giảm 254.2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18.6 triệu người (chiếm 37.9%), giảm 800.8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14.2 triệu người (chiếm 28.9%), tăng 37.3 nghìn người so với năm trước.

    Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1.4 triệu người, tăng 203.7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3.22%, tăng 0.54 điểm phần trăm so với năm trước. Đồng thời số lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong năm 2021, tăng khoảng 872.4 nghìn người so với năm trước. Số lao động này chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 90.3%).

    3.3. Đánh giá 

    Nhìn chung tình trạng lao động trong cả năm 2020 và 2021 là đều có sự sụt giảm về số lượng do giãn cách và đóng cửa doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng lao động năm 2020 giảm 7.8% đến năm 2021 giảm chỉ còn 1.7% cho thấy sự phục hồi và quay trở lại của lao động dù tình hình dịch bệnh diễn biến khó khăn hơn. Tỷ lệ thất nghiệp xoay quanh mức 3% vẫn thấp hơn so với mức thất nghiệp của các nước trên thế giớI năm 2021 như Mỹ 4.2%, Trung Quốc 5%,… Đồng thời trong bối cảnh sụt giảm lực lượng lao động tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo vẫn được tập trung cải thiện và đạt mức tăng trưởng khả quan đạt tỷ lệ 71.2% năm 2020 và 72.1% năm 2021.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về các chỉ số vĩ mô CPI, IIP và lực lượng lao động trong năm 2020 và năm 2021 do Sen Vàng Group tổng hợp và thực hiện. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có đánh giá khách quan về tình hình và triển vọng kinh tế tại Việt Nam.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

    Thông tin liên hệ: 

    Website:  https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

     

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Bình Dương, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Dương hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : CPI Việt Nam, Sản xuất công nghiệp Việt Nam, Lực lượng lao động Việt Nam, Kinh tế vĩ mô Việt Nam, cpi việt nam 2022, chỉ số cpi việt nam qua các năm, dự báo cpi việt nam, dự báo iip việt nam, cơ cấu iip việt nam, trình độ lao động việt nam, cơ cấu lao động việt nam,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!