TOP 5 địa phương đáng đầu tư BĐS vùng ĐBSCL

  • 21 Tháng tám, 2023
  • Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Đây cũng là một trong những màu mỡ nhất Đông Nam Á và được đánh giá là một vùng đất hội tủ đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi từ thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển không chỉ nông nghiệp, thủy hải sản, mà còn giữ vai trò then chốt về phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tỉnh thành lớn trong khu vực cũng đang trở thành điểm đến lý tưởng và được ưa chuộng của các nhà đầu tư bất động sản. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group khám phá TOP 5 địa phương có tiềm năng đầu tư bất động sản lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

    Về vùng Đồng bằng sông Cửu long

    Vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với diện tích khoảng 40,6 nghìn km2. Đây là vùng cực Nam của Tổ quốc – một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự hết sức sức trong yếu đối với cả nước. 

    Cùng với sự hoàn thiện hạ tầng, kinh tế ĐBSCL cũng đạt mức tăng trưởng cao, năm 2018 đạt 7,8%, năm 2019 đạt 7,22% cao hơn trung bình cả nước (7,08% năm 2018; 7,02 năm 2019). Năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các địa phương vùng ĐBSCL đã nỗ lực đạt 2,38% GRDP, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng GDP dương. 

    ĐBSCL được đánh giá là môi trường lý tưởng để phát triển doanh nghiệp khi một số tỉnh trong tốp đầu của cả nước về chỉ số PCI (Đồng Tháp xếp vị trí thứ 2, Long An xếp thứ 3, Vĩnh Long, Bến Tre theo thứ tự xếp thứ 6 và 8). Riêng quý I/2021, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể với 3.326 doanh nghiệp gia nhập thị trường, trong đó có 2.462 DN mới, 864 DN quay trở lại hoạt động.

    Top 10 địa phương dẫn đầu GRDP 9 tháng đầu năm 2022 ( Đơn vị: %) (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo bảng số liệu Top 10 địa phương dẫn đầu GRDP 9 tháng năm 2022, có 2 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đã có mặt là Cần Thơ, Hậu Giang. Đáng chú ý, Cần Thơ là địa phương có sự bứt phá ấn tượng nhất, từ việc xếp vị trí 21 về GRDP trong 6 tháng đầu năm 2022 (đạt 8,04%), “đô thị hạt nhân” của đồng bằng sông Cửu Long đã vươn lên vị trí thứ 3 trong top 10 địa phương dẫn đầu GRDP 9 tháng với mức tăng 17,57%.

    Mặt khác, với những chính sách đã và đang được đề ra để phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực bất động sản đồng bằng sông Cửu Long hứa hẹn sẽ được hưởng lợi rất lớn. 

    Bất động sản tại khu vực này vẫn thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích từ trung và dài hạn. Nhờ hạ tầng hoàn thiện và kinh tế khởi sắc, nhiều dự án kinh tế lớn kéo theo đông đảo công nhân, chuyên gia về sinh sống phát sinh nhu cầu cơ sở lưu trú hiện đại, đầy đủ dịch vụ tiện ích. Chính điều này là động lực để nhiều ‘ông lớn’ địa ốc đầu tư phát triển các dự án BĐS.

    Top 5 địa phương có tiềm năng đầu tư BĐS tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

    1. Tỉnh Long An

    Tổng quan – Vị trí địa lý tỉnh Long An (Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Long An – Sen Vàng data)

    Dân số Long An đứng thứ tư so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mật độ dân số ở mức thấp, chỉ đứng thứ 9/13 (theo số liệu thống kê năm 2022).

    Bảng thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số tại một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp số liệu thống kê 2022)

    Từ đầu năm nay, tình hình kinh tế của tỉnh Long An có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển. Doanh nghiệp thành lập mới, số vốn dự án đầu tư trong nước tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 435 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký 6.663 tỷ đồng. Số hộ kinh doanh cá thể thành lập mới là 2.669 hộ, tăng 14% so với cùng kỳ.

    Bên cạnh đó, tỉnh đã cấp mới 19 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư cấp mới 216,9 triệu USD. Tính đến nay địa bàn tỉnh có 1.143 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 9.767,7 triệu USD, trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là 3.624 triệu USD.

    Trong 4 năm 2019 – 2022 kinh tế Long An gây ấn tượng với mức tăng trưởng đều hằng năm. Năm 2022, Long An giữ mức GRDP bình quân đầu người cao nhất với 90.2 triệu đồng/năm so với các tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    Tổng quan kinh tế – Quy mô kinh tế tỉnh Long An (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Long An – Senvangdata.com)

    Tổng quan kinh tế – Chủ đầu tư lớn tỉnh Long An (Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Long An – Senvangdata.com)

    Với vị trí địa lý tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp và cả nước bạn Campuchia, Long An có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, đa dạng.

    Số lượt khách đến du lịch tại Long An (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An 2021)

    Trên địa bàn tỉnh có hơn 110 di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, danh thắng, khảo cổ, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia. Những di tích lịch sử quốc gia tiêu biểu như Vàm Nhựt Tảo ở xã An Nhựt Tân; di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đình Tân Xuân v.v. Long An có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, hệ sinh thái rừng tràm, lau sậy, đầm sen, hoa súng và nhiều loại động vật phong phú tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười. 

    Một điểm nổi bật nữa trong nguồn tài nguyên phát triển du lịch là những mặt hàng

    nông sản đã trở thành thương hiệu, gắn với từng địa danh của tỉnh Long An như gạo

    Nàng thơm chợ Đào ở huyện Cần Đước, dưa hấu đỏ Long Trì, thanh long ở huyện Châu Thành, dứa ở huyện Bến Lức…

    Tổng Quan – Du lịch tỉnh Long An (Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Long An – Senvangdata.com)

    Tóm lại, tỉnh Long An có tiềm năng đầu tư bất động sản rất lớn. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của GRDP, dân số đông đúc, sự thu hút FDI và tiềm năng du lịch, tỉnh Long An tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án bất động sản. Các nhà đầu tư có thể tận dụng tiềm năng kinh tế và tăng trưởng dân số để xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và các dự án bất động sản khác. Từ đó, họ có thể tận hưởng lợi ích từ việc đầu tư vào một tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh mẽ như Long An.

    2. Tỉnh An Giang

    Bản đồ Tỉnh An Giang trên đất nước Việt Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tỉnh An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên, cách TP. Hồ Chí Minh 231km về phía Nam.

    Tổng quan – Dân số tỉnh An Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh An Giang – Senvangdata.com)

    Tỉnh An Giang là địa phương có dân số đông nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đông dân thứ 8 trong cả nước. Dân cư của tỉnh An Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố Long Xuyên và Châu Đốc, trong đó TP. Long Xuyên có mật độ dân cư cao nhất và Huyện Tri Tôn là huyện miền núi có mật độ dân số thấp nhất. Tỷ lệ dân cư nông thôn của An Giang chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn 2 lần tỷ lệ dân cư thành thị. Mật độ dân số là 540 người/km2 (cả nước là 290 người/ km2), với kết quả này An Giang là tỉnh có mật độ dân số đứng thứ 5 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre.

    Để thực hiện đạt các chỉ tiêu, UBND tỉnh An Giang đề ra 13 nhiệm vụ trọng tâm, cùng nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, tăng cường sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác dân số trong tình hình mới. Đưa nội dung công tác dân số lồng ghép vào các hoạt động thường xuyên. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số.

    Tổng quan – Kinh tế – Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh An Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh An Giang – Senvangdata.com)

    Tỉnh An Giang đề ra mục tiêu năm 2023 phấn đấu thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng trên 10% so với năm 2022. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh, bổ sung trên địa bàn tỉnh quy đổi đạt khoảng 700 triệu USD (bao gồm cả dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước).

    Xếp hạng PCI các tỉnh thuộc ĐBSCL trong 3 năm 2020-2022 (Nguồn: Sen Vàng data)

    Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050, tỉnh An Giang có 7 quốc lộ đi qua, gồm 3 tuyến quốc lộ hiện hữu (QL91, QL91C, tuyến N1) và 4 QL quy hoạch mới: tuyến N2, QL80B (hiện hữu là TL942, 954, 952), QL80C (hiện hữu là TL945), QL91D.

    Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – An Giang  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    An Giang là tỉnh đông dân nhất ở ĐBSCL, mang địa hình vừa đồng bằng, vừa có núi. Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút lượng lớn du khách hàng năm.

    An Giang là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tham quan và đặc biệt là du lịch tâm linh. Trong giai đoạn 2015- 2020, ngành du lịch đã đóng góp tốt cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Lượng khách đến An Giang du lịch đạt 38 triệu lượt ( trung bình 6.3 triệu lượt/ năm). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2021- 2022, dịch Covid xuất hiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch của An Giang. Năm 2021, tỉnh chỉ đón khoảng 3.5 triệu lượt khách, giảm 46% so với năm 2020.

    Biểu đồ tổng số lượt khách du lịch đến An Giang 2017- 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đây cũng là vùng đất có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, hiện tỉnh có 34 làng nghề và có 25 làng nghề được công nhận. Đây là trở thành một trong những tiềm năng để phát triển, thu hút khách du lịch của tỉnh.

    Không những thế, An Giang được thiên nhiên ưu ái nằm tại vị trí thuận lợi với những đặc trưng riêng biệt vừa có đồng bằng vừa có núi là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, đặc trưng như du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái và những du lịch tại các khu vui chơi giải trí.

    Làng nghề ở tỉnh An Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3. Tỉnh Tiền Giang

    Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là TP.Mỹ Tho, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 70km (1h30p) về hướng Tây Nam và cách TP. Cần Thơ 130km (2h30p) về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1.

    Bản đồ Tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tiền Giang nằm trên trục giao thông quan trọng cả đường thủy và bộ giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL, giáp 2 trung tâm kinh tế TP. HCM và Long An.

    Tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên gần 2.500 km2, dân số hơn 1,9 triệu người, chiếm khoảng 6% diện tích, 10% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, TP. Mỹ Tho đạt chuẩn đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

    Tổng quan dân số tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Theo Tổng cục thống kê, năm 2021, dân số tỉnh Tiền Giang khoảng 1,78 triệu người, mật độ dân số là 696 người/km2, diện tích 2.556,36 km2.

    Quy mô dân số trong năm 2022 đã đạt được 1.913.210 người. Tiền Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng hàng thứ 8 trong 63 tỉnh, thành phố cả nước và là tỉnh đông dân nhất khu vực ĐBSCL.

    Bên cạnh đó, năm 2022, Tiền Giang có 23.686 trẻ sinh ra sống; dân số của tỉnh hiện có hơn 1,79 triệu dân; tổng tỷ suất sinh là 1,82 con; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 6,13%; tỷ số giới tính khi sinh ở mức 109 bé trai/100 bé gái; toàn tỉnh vận động 140.451 người thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại…

    Tổng quan – Kinh tế – đầu tư (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Tính đến 2021, Tiền Giang được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,5 ha, trong đó có 4 khu: KCN Mỹ Tho (79ha), Tân Hương (297 ha), Long Giang (540ha), Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp (285ha) đang hoạt động với diện tích 1101.5 ha, chiếm 52.9% diện tích quy hoạch KCN. Đến nay các KCN thu hút được 106 dự án (trong đó có 77 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư trên 2.2 tỷ USD và 4575.8 tỷ đồng; diện tích thuê 518.9/770.1 ha, chiếm 67.3%.

    Năm 2021, vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện 38.016 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 3,5% so cùng kỳ, trong đó: vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 24.354 tỷ đồng, tăng 7,3% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.965 tỷ đồng, giảm 33,6% vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 4.957 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ. 

    Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2023:

    – Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá so sánh 2010) tăng từ 7,0 – 7,5% so với năm 2022;

    – Cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,2%, khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) chiếm 34,9%.

    – GRDP bình quân đầu người đạt 69,1 – 69,4 triệu đồng/người/năm;

    – Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 3,9 tỷ USD;

    – Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 45.850 – 46.700 tỷ đồng;

    – Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10.288 tỷ đồng;

    – Tổng chi ngân sách địa phương 14.110,4 tỷ đồng;

    – Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 830 doanh nghiệp.

    Thời gian tới, địa phương tập trung hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở để tổ chức mời gọi đầu tư các dự án theo đúng quy hoạch và định hướng của tỉnh.

    Tiền Giang cũng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện đăng ký đầu tư vào các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ. Đối với các dự án trọng điểm, tỉnh thành lập ban chỉ đạo do lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng ban và thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nhằm kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tiến độ dự án đề ra vừa nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư gắn với phục hồi kinh tế sau dịch bệnh

    Tổng quan – Các chủ đầu tư lớn tại tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Diện tích mỗi lô đất có thể khác nhau, nhưng nhìn chung được phân theo dạng 5×20 m. Đáng chú ý là trên địa bàn xã Đạo Thạnh, xã Mỹ Phong đang được các chủ đầu tư đất quan tâm lựa chọn để “đón gió” các dự án đầu tư chuẩn bị triển khai thực hiện. Đặc biệt, mới đây UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2018 (đợt 1) với Dự án Khu dân cư Thạnh Trị có diện tích hơn 12,8 ha trên địa bàn xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, với tổng diện tích 128.885 m2 và đang trong giai đoạn mời gọi đầu tư. 

    Đến du lịch Tiền Giang du khách không chỉ được khám phá những vườn trái cây trĩu cành, trải nghiệm sông nước ở chợ nổi Cái Bè, vui chơi ở những khu du lịch sinh thái hấp dẫn… mà còn được ghé thăm những làng nghề truyền thống độc đáo. Các làng nghề ở Tiền Giang cũng là điểm đến rất thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

    Lượt khách du lịch đến  Tiền Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Tiền Giang đang tập trung khai thác, phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, các di tích lịch sử – văn hóa, lễ hội, làng nghề trong phát triển du lịch. Theo thống kê, toàn tỉnh có 72 đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành, 266 cơ sở lưu trú với 5.062 phòng, 560 phương tiện vận chuyển khách du lịch, 30 khu, điểm du lịch.

    Là nơi hội tụ của 3 vùng sinh thái (vùng sinh thái nước ngọt phù sa, sinh thái rừng ngập mặn và vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười), cùng với sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của cư dân miệt vườn Nam bộ, Tiền Giang có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch sinh thái.

    Tổng quan – Du lịch Tiền Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Thực tế, đến nay các khu vực phát triển du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh đang thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan như: KDL Thới Sơn, KDL chợ nổi Cái Bè, KDL biển Tân Thành, vùng rừng ngập phèn Đồng Tháp Mười (thuộc huyện Tân Phước)…

    Ngoài ra, việc xây dựng sản phẩm du lịch được thực hiện gắn với việc phát huy văn hóa truyền thống, lợi thế tài nguyên du lịch và đặc biệt là kết nối các khu, điểm du lịch với các di tích lịch sử – văn hóa để hình thành các tour du lịch đặc trưng. 

    Bảng thống kê dự án tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Tiền Giang – Senvangdata.com)

    Ngoài việc thu hút các chủ đầu tư lớn đưa tỉnh Tiền Giang vào tâm điểm đầu tư BĐS. Theo đánh giá chung hiện nay, việc mua bán nhà, đất, nhất tập trung nhiều ở TP. Mỹ Tho và các địa phương lân cận như Huyện Chợ Gạo, Huyện Châu Thành… đang có dấu hiệu “ấm” hơn, đặc biệt là các khu vực vừa mở đường giao thông hoặc các dự án đầu tư được triển khai thực hiện.

    Thị trường nhà đất đặc biệt là phân khúc đất nền khu vực này thời gian gần đây cũng tiếp tục dịch chuyển về giá bán theo hướng tăng. Cách đây khoảng 2 năm, giá đất nền khu vực các huyện xa trung tâm và ven các tuyến lộ giới nhỏ chỉ khoảng 2 – 4 triệu đồng/m2 thì hiện tại đã ở mức 4 – 6 triệu đồng/m2, tùy thuộc vào vị trí lợi thế của từng dự án và chưa có dấu hiệu dừng lại.

    Nếu như tại vùng thủ phủ tỉnh Tiền Giang – thành phố Mỹ Tho đang có giá từ 20-70tr/m2; Giá đất nền dự án trong bán kính 10km tính từ tâm điểm tỉnh Tiền Giang trung bình 10tr/m2 thì giá đất lẻ khu vực có lộ giới nhỏ nằm ven các tuyến lộ chính dao động với giá từ 4-6tr/m2. Tùy thuộc vào vị trí lợi thế của từng dự án, phân khúc đất nền của tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục dịch chuyển theo hướng giá bán tăng và hiện vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. 

    4. Tỉnh Kiên Giang

    Bản đồ Tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. 

    Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế – xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…

    Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp 53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). 

    Hầu hết các đô thị của Kiên Giang đều tập trung ở ven biển và là địa phương đầu tiên của cả nước có khu đô thị mới lấn biển từ năm 1997 – đây là điều kiện đã giúp cho thị trường bất động sản Kiên Giang phát triển rất sớm.

    Tổng quan – Dân số tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Kiên Giang – Senvangdata.com)

    Kiên Giang là tỉnh có dân số đứng thứ 16 trong cả nước và đứng thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 1,752 triệu người, trong đó nữ chiếm 49,32% tổng dân số, dân số khu vực thành thị chiếm 28,32%, dân số khu vực nông thôn chiếm 71,68%. Mật độ dân số của Kiên Giang ở mức cao so với các tỉnh lân cận, đứng thứ 3/13 trong các tỉnh được so sánh. 

    Quý III/2022, kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang tiếp tục phục hồi và phát triển tốt, tăng trưởng quý III cao nhất trong 10 năm trở lại đây, góp phần cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng cao nhất trong 5 năm qua. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 52.473 tỷ đồng, đạt 78,4% kế hoạch, tăng 8,61% cùng kỳ, đạt mức cao thứ hai kể từ năm 2012.

    Nhiều ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng bằng và cao hơn bình quân cả nước, như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,55%; khách du lịch tăng 162,9%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 25,6%, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành cả nước; số doanh nghiệp thành lập mới tăng 45% về số lượng, đứng đầu khu vực ĐBSCL.

    Tổng quan – Đầu tư – Các chủ đầu tư lớn tại Phú Quốc (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Kiên Giang – Senvangdata.com)

    Hiện nay 2 thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc đang tạo thành thế chân vạc, được xem là có tiềm năng lớn nhất của khu vực này về BĐS. Trong khi Phú Quốc chững lại, còn Hà Tiên và Rạch Giá đang trong giai đoạn đầu phát triển. Vì thế, không quá ngạc nhiên khi các vùng đất mới này đang là nơi thu hút dòng tiền của NĐT địa ốc thời gian gần đây.

    Rạch Giá là thành phố biển duy nhất của ĐBSCL, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông và giao thương quan trọng của tỉnh Kiên Giang.

    Nhận thấy tiềm năng phát triển vượt bậc. Tập đoàn Vingroup, trong kế hoạch vươn tới các tỉnh miền Tây Nam Bộ, cũng bắt đầu triển khai đầu tư một số dự án lớn tại Rạch Giá như: Trung tâm thương mại Vincom Plaza Rạch Giá có diện tích mặt sàn thương mại rộng hơn 15.000m2 với 5 tầng nổi và 1 tầng hầm.

     Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, sau khi Chính Phủ phê duyệt đầu tư hàng loạt tuyến cao tốc và các cây cầu mới nối thành Tp.HCM, rút ngắn cự ly, thời gian đến các tỉnh Miền Tây đã tạo sự sôi động cho thị trường BĐS một số tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có Kiên Giang.

    Trong đó, lĩnh vực phát triển khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, thương mại giải trí và golf ở trong tỉnh đã thu hút 16 dự án với tổng giá trị đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý như khu du lịch resort nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Bàng (99ha), khu đô thị phức hợp phường Pháo Đài (lô A5 -10ha), KĐT dịch vụ du lịch biển Pháo Đài (99ha), khu đô thị dịch vụ du lịch biển Thuận Yên (99 ha), sân golf và biệt thự nghỉ dưỡng của khẩu quốc tế Hà Tiên (99 ha), khu du lịch sinh thái biển đảo Hải Tặc (30ha),… Các dự án kể trên đang được một số doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư như VinGroup, Cityland, Tập đoàn Hà Đô, CNT Group,…

    Nét đặc trưng văn hóa của tỉnh Kiên Giang (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS tỉnh Kiên Giang – Senvangdata.com)

    Sở hữu vị trí địa lý ở tận cùng phía Tây Việt Nam, Kiên Giang mang nét đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ, là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa, trong đó đặc trưng nhất là các nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Khmer – Chăm. Chính điều này đã tạo nên một bản sắc văn hóa Kiên Giang vô cùng đa dạng, phong phú qua nhiều lĩnh vực từ văn hóa, nghệ thuật cho đến ẩm thực.

    Theo thống kê, toàn tỉnh Kiên Giang có trên 160 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 22 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh.

    Những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, thị trường bất động sản Kiên Giang đã có những bước phát triển mạnh về sản phẩm và phân khúc thị trường. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị, khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, du lịch… được hình thành, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng như nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển đô thị, bộ mặt kiến trúc cảnh quan của các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

    5. Thành phố Cần Thơ

    Bản đồ Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Thành phố Cần Thơ nằm ở trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 65km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49 % diện tích toàn vùng. Theo đường bộ, trung tâm thành phố Cần Thơ cách Thành phố Hồ Chí Minh 169km, cách thành phố Cà Mau hơn 150km. Cần Thơ là thành phố lớn thứ tư của cả nước, cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông. 

    Thành phố là đầu mối giao thông quan trọng về đường sông, đường bộ, đường biển, đường hàng không, trong tương lai là các tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt, thông thương cả vùng, trong nước và quốc tế, đồng thời là là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

    Tổng quan dân số Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Theo Niên giám thống kê TP Cần Thơ năm 2021, dân số TP là 1.246.993 người. Trong đó, dân số thành thị 876.923 người (chiếm trên 70,3%), dân số nông thôn 370.070 người (chiếm trên 29,6%).

    Cần Thơ là địa phương có mật độ dân số cao so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, cao gấp 3 lần mật độ dân số toàn quốc và gấp 2 lần mật độ dân số vùng ĐBSCL.

    Thành phố Cần Thơ được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi dày đặc, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều và Chợ nổi Cái Răng – một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ.

    Theo quy hoạch đến năm 2025, Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời sẽ là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.

    TỔNG QUAN – DÂN SỐ – TỶ LỆ XUẤT NHẬP CƯ (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS Thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Tỷ suất nhập cư của Cần Thơ năm 2021 là 12.5‰, xếp thứ 2/7 tỉnh được so sánh, cho thấy tỉnh đang thu hút lao động khá mạnh mẽ.

    Tỷ suất xuất cư của Cần Thơ là 13.4‰ năm 2021 xếp thứ 3/7 tỉnh được so sánh (cao nhất là Cà Mau) cho thấy tỷ lệ lớn người lao động xuất cư, tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người dân.

    Tỷ lệ tăng dân số của Cần Thơ là 0.5% năm 2021, xếp thứ 4/7 tỉnh được so sánh, mức độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức khá thấp.

    Cần Thơ xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố cả nước về Chỉ số PCI năm 2021 với 68.06 điểm, tăng 1.75 điểm so với năm 2020.

    Trong 10 chỉ số thành phần PCI của Cần Thơ trong năm 2021, có 5 chỉ số tăng điểm so với năm 2020, trong đó tăng điểm nhiều nhất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tăng từ 6.04 điểm lên 7.64 điểm, tính năng động tăng 1.21 điểm; chi phí không chính thức tăng 0.89 điểm; tiếp cận đất đai tăng 0.81 điểm; thiết chế pháp lý tăng 0.49 điểm. 

    Bên cạnh đó, có một số chỉ số giảm điểm mạnh như cạnh tranh bình đẳng và chi phí thời gian (giảm hơn 2 điểm so với năm 2020).

    Tổng quan GRDP bình quân đầu người các tỉnh ĐBSCL (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, qua đó tình hình kinh tế – xã hội phục hồi rất tích cực và khá toàn diện, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

    Thu ngân sách Cần Thơ năm 2021 đứng thứ 3 trong khu vực ĐBSCL. Cụ thể, tổng thu NSNN 12 940 tỷ đồng đạt 70.35% dự toán, trong đó thu nội địa là 9067 tỷ đồng với các nguồn thu chủ lực như thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 1903 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp Nhà nước 1319 tỷ đồng đạt 86.48% so dự toán, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1076 tỷ đồng đạt 98.75% so dự toán.

    Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực vùng ĐBSCL đến 20/04/2022 (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Cần Thơ đứng thứ 3 về số dự án trong vùng ĐBSCL với 85 dự án, tổng vốn đầu tư 2054.17 triệu USD. 

    Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm nay, TP. Cần Thơ thu hút 2 dự án có vốn FDI, với tổng vốn đăng ký là 1.315 triệu USD, đứng thứ 3 cả nước (sau Long An với trên 3.5 tỷ USD và TP.HCM với trên 1.4 tỷ USD). 

    Thu hút đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2021 chủ yếu thuộc Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) có tổng vốn đăng ký trên 1.31 tỷ USD, với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ.

    Tổng quan – Các chủ đầu tư lớn trong thành phố Cần Thơ (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Hiện tại,  Cần Thơ đang đón “làn sóng” đầu tư mạnh mẽ từ những ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như: VinGroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG, Phú Cường, Hoàng Quân, T&T…

    Hiện tại, phân khúc đất nền, nhà phố, nhà phố thương mại là những loại hình bất động sản được đánh giá cao tại thành phố này. Bởi khả năng mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư; khả năng khai thác kinh doanh cũng như tiềm năng gia tăng giá trị theo thời gian là rất lớn. Hơn nữa, khi các sản phẩm này tọa lạc tại những khu vực được quy hoạch, đầu tư bài bản cùng loạt tiện ích cảnh quan đẳng cấp được tích hợp sẽ càng thúc đẩy giá trị gia tăng. 

    Tổng quan – Du lịch – Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Báo cáo thị trường BĐS thành phố Cần Thơ – Senvangdata.com)

    Cần Thơ là thành phố hiện đại nhất nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có hệ thống sông ngòi đa dạng kết hợp khu chợ nổi Cái Răng, những vườn cây ăn trái trĩu quả tạo thành một điểm du lịch hấp dẫn của sông nước miền Tây Nam Bộ.

    Hiện nay, Cần Thơ có khoảng 600 cơ sở lưu trú với hơn 11.000 phòng, trong đó khách sạn từ 1-5 sao chiếm khoảng 1/3. Không ít khách sạn như: Mường Thanh, TTC Premium, Azerai Cần Thơ, Victoria Cần Thơ… Hệ thống khách sạn tại Cần Thơ có sức chứa lớn, có phòng hội nghị phục vụ từ 1000-2000 khách, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đoàn khách trong nước và quốc tế. 

    Về quy hoạch thành phố, 

    • Quy hoạch không gian: Quy hoạch phát triển không gian TP. Cần Thơ theo hướng phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng; phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc đô thị sông nước, đô thị sinh thái đặc trưng vùng ĐBSCL. Mô hình phát triển không gian đô thị theo chuỗi các khu đô thị tập trung, đa trung tâm trong vùng đô thị nội thành và các đô thị vệ tinh trung tâm huyện.
    • Sử dụng đất: Cơ cấu đất phi nông nghiệp tăng dần đáp ứng yêu cầu phát triển của TP, tạo cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp chậm, đất nông nghiệp vẫn là nguồn kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
    • Hạ tầng giao thông: TP ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối chặt chẽ với chiến lược giao thông vận tải Việt Nam, vùng ĐBSCL như: ưu tiên triển khai các dự án cao tốc, nâng cấp các tuyến quốc lộ, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cần Thơ,…; tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng giao thông hiện có kết hợp xây dựng mới trên cơ sở đảm bảo mục tiêu kinh tế xã hội, phát triển du lịch, liên kết các vùng kinh tế, khu công nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP.
    • Dự án trọng điểm: Thành phố tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông bao gồm: cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, đường vành đai phía Tây TP, các tuyến đường kết nối liên vùng,… Số lượng các dự án khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại dịch vụ sẽ dần gia tăng, tận dụng lợi thế khi hạ tầng TP dần hoàn thiện.

    Nhờ chính sách quy hoạch, phát triển kinh tế đồng bộ, kết nối giao thông thuận lợi với các tỉnh miền Tây. Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường Cần Thơ chủ yếu nhắm đến nhà đầu tư trung và dài hạn với số vốn bỏ ra không nhiều.

    Dự án Stella Mega City có tiềm năng đầu tư sinh lời lớn nhờ vị trí hướng lên sân Bay Cần Thơ. Nơi đây được mệnh danh là “Thủ Phủ Biệt Thự” tại Cần Thơ nhờ quy tụ đa dạng khu phố hiện đại, sang trọng. Dự án chắc chắn sẽ mang đến giá trị lợi nhuận cao, góp phần nâng tầm bộ mặt khu vực Cần Thơ nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.

    Dự án Stella Mega City – Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Có thể nói, với vai trò là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Cần Thơ đang dần khẳng định vị thế trung tâm vùng và thu hút đông đảo mọi tầng lớp dân cư đến làm việc, sinh sống. Thị trường bất động sản Cần Thơ sôi động xuất phát chính là từ nhu cầu sở hữu nhà ở, đất ở, nhu cầu đầu tư của người dân.

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “TOP 5 địa phương đáng đầu tư BĐS vùng ĐBSCL” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “TOP 5 địa phương đáng đầu tư BĐS vùng ĐBSCL“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web: senvangdata.com.

    report-img

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    R&D bất động sản – Tiềm năng và thách thức

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bạc Liêu

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : Top 5 địa phương đáng đầu tư bđs, Nghiên cứu phát triển bất động sản, Tư vấn phát triển dự án, senvanggroup, senvangdata, kênh đầu tư sen vàng, phát triển dự án, đầu tư bđs, Đồng bằng sông Cửu Long, Cơ sở hạ tầng, r&d bất động sản, Quy trình xây dựng phòng R&D bất động sản, đbscl,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!