Top 10 tỉnh, thành phố có số lượng lao động từ 15 tuổi cao nhất cả nước năm 2023

  • 28 Tháng bảy, 2024
  • Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Việc nắm bắt thông tin về các tỉnh, thành phố có số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cao nhất không chỉ giúp hiểu rõ hơn về phân bố dân số mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế. Bài viết này, Sen Vàng Group sẽ giới thiệu danh sách top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong năm 2023, làm rõ những xu hướng và cơ hội trong thị trường lao động tại các khu vực này.

    Lực lượng lao động Việt Nam khá dồi dào. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Khái quát thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2023

    Những điểm tích cực

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam trong năm 2023 đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước. Trong đó, khu vực thành thị có 19,5 triệu người, chiếm 37,3% tổng lực lượng lao động, và lực lượng lao động nữ đạt 24,5 triệu người, tương ứng với 46,7% tổng lực lượng lao động của cả nước.

    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong năm 2023 đạt 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Tỷ lệ tham gia của nam giới là 75,2%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm trước, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 62,9%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm trước.

    Lao động có việc làm năm 2023 đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,35%) so với năm 2022. Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 19,0 triệu người, tăng 1,8% (tương ứng tăng 331,8 nghìn người), lao động ở khu vực nông thôn là 32,3 triệu người, tăng 1,1% (tương ứng tăng 351,1 nghìn người); số lao động có việc làm ở nam giới đạt 27,3 triệu người, tăng 1,4% (tương ứng tăng 386,6 nghìn người), cao hơn mức tăng ở nữ 0,1 điểm phần trăm (1,4 % so với 1,3 %).

    Theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 13,8 triệu người, giảm 118,9 nghìn người, tương ứng giảm 0,9% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 17,2 triệu người, tăng 248,2 nghìn người, tương ứng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ với 20,3 triệu người, tăng 553,6 nghìn người, tương ứng tăng 2,8% và duy trì mức tăng cao nhất so với hai khu vực còn lại.

    Những điểm hạn chế

    (1) Về chất lượng cung lao động vẫn còn bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

    (2) Thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng lao động khi số lao động có việc làm phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông nghiệp trong quý I năm 2024 là 33,3 triệu người tăng 240,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do số lao động phi chính thức ở khu vực dịch vụ tăng (tăng 696,3 nghìn người).

    Mặc dù số lao động có việc làm đã trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19 nhưng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2024 là 64,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Xét theo khu vực, tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 49,3%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý IV năm 2023 và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động phi chính thức ở nông thôn là 74,4%, không đổi so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

    Vai trò của lực lượng lao động trong nền kinh tế

    Người lao động đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ. Vai trò của họ trong phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng vì những lý do sau:

    • Nguồn lực quan trọng của nền kinh tế: Người lao động không chỉ cung cấp sức lao động mà còn đóng góp trí tuệ, kỹ năng, và sự sáng tạo vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Chính họ là những người tạo ra giá trị gia tăng và thu nhập, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
    • Người tiêu dùng chính của nền kinh tế: Với thu nhập kiếm được, người lao động tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ, từ đó tạo ra nhu cầu thị trường và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, họ còn đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế và các khoản phí khác.
    • Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế: Người lao động cũng có vai trò trong việc tham gia vào các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, và hợp tác quốc tế. Những hoạt động này không chỉ mở rộng thị trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên trường quốc tế.

    Top 10 tỉnh thành có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cao nhất cả nước 

    Top 10 tỉnh thành có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam (2023). Nguồn: Senvangdata.com

    1. Thành phố Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô kinh tế lớn, lực lượng lao động dẫn đầu về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, để thành phố tiếp tục bứt phá, giữ vững đầu tàu kinh tế của cả nước thì việc đầu tư, nâng chất nguồn nhân lực phải được quan tâm hàng đầu. Trong đó, cần chuyển đổi các ngành nghề thâm dụng lao động phổ thông sang những ngành nghề thâm dụng lao động chất lượng cao, lao động tri thức. Những lý do khiến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi sở hữu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cao nhất cả nước.

    Những lý do khiến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi sở hữu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cao nhất cả nước. 

    Vị trí địa lý

    TPHCM nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, có vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; nằm trên các tuyến hàng hải, đường bộ, hàng không trọng yếu quốc tế, là cửa ngõ quốc tế chính phía Nam của Việt Nam; là một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.

    Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Kinh tế

    • Thành phố có nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.
    • Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch và tài chính.
    • Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho biết tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Tỷ suất nhập cư cao

    • Bên cạnh đó,  TP. Hồ Chí Minh sở hữu lực lượng lao động cao nhất cả nước là bởi địa phương này thu hút nhiều người di cư từ các tỉnh thành khác đến để tìm kiếm việc làm và cơ hội học tập tốt hơn.
    • Có tới 22% số người trả lời chọn TP. Hồ Chí Minh là nơi họ mong muốn chuyển đến, cao gấp đôi so với tỷ lệ mong muốn di chuyển tới Hà Nội. 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    2. Hà Nội

    Hà Nội với nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng, cùng cơ hội việc làm phong phú và mức lương cao là những yếu tố then chốt thu hút nguồn nhân lực từ khắp nơi đổ về. Hệ thống giáo dục tiên tiến, môi trường sống tiện nghi, an ninh trật tự được đảm bảo cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của thành phố này. Bên cạnh đó, bề dày lịch sử văn hóa và con người thân thiện, cởi mở cũng là những điểm cộng thu hút người lao động đến sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

    Nền kinh tế phát triển

    • Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước.
    • Nền kinh tế Hà Nội phát triển năng động, đa dạng với nhiều ngành nghề kinh tế, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó dẫn tới nhu cầu lao động cao, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.. 

    Chất lượng giáo dục, đào tạo và chính sách thu hút lao động 

    • Hà Nội có hệ thống giáo dục phát triển với nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề uy tín, chất lượng đào tạo cao.
    • Nhiều trường đại học ở Hà Nội được xếp hạng cao trong khu vực và quốc tế. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở Hà Nội ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

    Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề trong giai đoạn 2020 – 2023 đã vượt 6,14% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng đều đặn mỗi năm, đóng góp quan trọng vào việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động của Thủ đô và các tỉnh lân cận.

    Cụ thể, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 70,25% vào năm 2020 lên 73,23% vào năm 2023, tương đương với mức tăng 2,98%. Trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 48,5% năm 2020 lên 52,5% năm 2023, tăng 4,0%. So với mức trung bình của cả nước, đến năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố cao hơn 5,23 điểm phần trăm, và tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ cao hơn 25 điểm phần trăm.

    3. Thanh Hóa

    Vị trí địa lý 

    Thanh Hoá là một tỉnh lớn ở Bắc Trung Bộ , cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam. 

    • Phía Bắc giáp với tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình
    • phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
    • phía Tây giáp CHDCND Lào
    • phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Dân số

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Kinh tế

    GRDP: Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 5 cả nước (sau Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hậu Giang) về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân trong cùng giai đoạn 2021-2023, với con số ấn tượng ước đạt 9,69% (năm 2021 đạt 9,44%, năm 2022 đạt 12,4%, năm 2023 ước đạt 7,29%); đứng thứ ba trong nhóm 10 tỉnh/thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước.

    Với quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 279.074 tỉ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ tám cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD, gấp 1,42 lần năm 2020.

    Thu ngân sách Nhà nước tăng cao, với tổng thu ba năm (2021-2023) ước đạt 132.418 tỉ đồng (vượt dự toán hằng năm); trong đó, năm 2022 đạt 51.173 tỉ đồng (cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước). Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm ước đạt 11,3%, cao hơn mục tiêu nghị quyết là tăng 10% trở lên.

    Nguồn: Senvangdata.com

    PCI: Thanh Hóa xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng với 66,79 điểm (tăng 17 bậc so với năm 2022).Về tốc độ bứt phá trong bảng xếp hạng, Thanh Hóa đạt 66,79 điểm, có sự thăng hạng vượt bậc khi vươn lên từ vị trí thứ 47 (năm 2022) lên thứ 30 (năm 2023), tăng 17 bậc.

    FDI: Lũy kế đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 157 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 14,616 tỷ USD. Trong đó có 75 dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, 82 dự án ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

    Tổng vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong năm 2023 ước đạt 453,5 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh này được triển khai thực hiện cơ bản bảo đảm tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cam kết của nhà đầu tư.

    Xuất nhập khẩu: Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh này trong 11 tháng năm 2023 ước đạt hơn 11 tỷ USD bằng 80% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 7 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, năm 2023 Cục Hải quan tỉnh này được Bộ Tài chính giao thu ngân sách Nhà nước 13.500 tỷ đồng. Ngành xuất khẩu chủ lực: công nghiệp chế biến và chế tạo. Năm 2021, tăng 47,5% so với cùng kỳ và tăng gần 40% so với kế hoạch năm

    Xem thêm thông tin tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Thanh Hóa.

    4. Bình Dương

    Vị trí địa lý

    • Bình Dương nằm ở vị trí chiến lược, tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Đông Nam Bộ.
    • Thành phố nằm trên tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
    • Nơi đây có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, bao gồm đường bộ, đường cao tốc, sân bay,…
    • Điều này giúp thu hút lao động từ các địa phương khác đến Bình Dương để làm việc.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tăng trưởng kinh tế ổn định

    • Bình Dương là một trong những địa phương có tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng nhất tại Việt Nam. Sự ổn định kinh tế tạo ra niềm tin và sự tự tin trong việc đầu tư và mở rộng sản xuất, làm tăng nhu cầu về lao động.
    • Hoạt động kinh tế trong chuỗi hệ thống khu công nghiệp năm 2023 cho thấy về sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp đạt 25 tỷ USD, giảm 13,34% so với cùng kỳ và đạt 83,73% kế hoạch năm; trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 24 tỷ USD (chiếm tỷ lệ 96,04%), giảm 9,01% so với cùng kỳ, khu vực trong nước đạt 996 triệu USD (chiếm tỷ lệ 3,96%), giảm 8,43% so với cùng kỳ. Về thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng góp 521 triệu USD, giảm 7,62% so với cùng kỳ và đạt 69,51% kế hoạch năm.

    FDI 

    Bình Dương xếp thứ 9 trong 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước 2023

    Nguồn: Senvangdata.com

    Năm 2023, Tỉnh Bình Dương thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI

    Thu Ngân sách nhà nước

    Đến hết năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước tại Bình Dương ước đạt gần 73.300 tỷ đồng, đạt 98,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách năm 2023 ước thực hiện hơn 36.000 tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2022.

    Bình Dương nằm trong Top 5 Thu NSNN 2023

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Cơ sở hạ tầng

    Bình Dương là tỉnh nằm trong Top Tỉnh có Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước: Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch và tài chính. Toàn tỉnh có 100 chợ, 11 siêu thị, 7 trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Mạng lưới chợ nông thôn, chợ đầu mối được nâng cấp, sắp xếp, tạo thuận lợi cho việc mua bán và thúc đẩy giao lưu hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm địa phương

    Khu công nghiệp phát triển mạnh

    • Bình Dương là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp phát triển nhất ở Việt Nam. Các khu công nghiệp này thu hút hàng ngàn lao động từ các tỉnh thành lân cận và kể cả từ các vùng nông thôn.
    • Các khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Hạ tầng giao thông phát triển

    • Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như QL.13, QL.14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. 
    • Nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đường vành đai, trục xuyên tâm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình mang tính kết nối vùng như: Đường Mỹ Phước-Tân Vạn, đường và cầu kết nối tỉnh Bình Dương với Tây Ninh… đã và đang phát huy hiệu quả. 
    • Các khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.

    Thu hút lao động nhập cư

    • Tỷ lệ lao động nhập cư cao nhất được ghi nhận tại Bình Dương với 26,3%, tức cứ 100 lao động làm việc tại Bình Dương thì có khoảng 26 người là lao động nhập cư từ tỉnh khác.
    • Tỷ lệ lao động nhập cư cao nhất được ghi nhận tại Bình Dương với 26,3%, tức cứ 100 lao động làm việc tại Bình Dương thì có khoảng 26 người là lao động nhập cư từ tỉnh khác. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỉnh có tỷ lệ nhập cư cao thứ 2 cả nước là tỉnh Bắc Ninh với 15,8% lao động là người nhập cư.

    5. Đồng Nai

    Vị trí địa lý

    Tỉnh Đồng Nai nằm tại vùng cửa ngõ đi vào khu kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế năng động phát triển nhất cả nước. Đây là cánh tay nối dài của Đông Nam Bộ tới các tỉnh duyên hải phía Nam và vùng Tây Nguyên. Về tiếp giáp:

    • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
    • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
    • Phái Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước;
    • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 30km)

    Kinh tế

    PCI

    Chỉ số CCHC được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

    Theo đó, đối với xếp hạng các bộ, ngành, đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước (91,77% điểm), xếp thứ nhì là Bộ Tư pháp (90,63% điểm), xếp thứ ba là Bộ Tài chính (89,76% điểm).

    GRDP Bình Quân Đầu Người

    Năm 2022, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục khôi phục và tăng trưởng mạnh. Cụ thể, GRDP tăng 9,22%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 133 triệu đồng; thu ngân sách đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, đạt 114% dự toán năm. Về kim ngạch xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng hơn 13%; nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên địa bàn đạt 5,75 tỷ USD.

    Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 đạt thấp nhất trong những năm gần đây. Theo đó, thu hút đầu tư trong nước chỉ đạt hơn 1.217 tỷ đồng, bằng 10% so cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài cấp mới 48 dự án, với tổng vốn đăng ký 491 triệu USD.

    Tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp bắt đầu chững lại trong quý III/2022 do chuỗi cung ứng hàng hóa có nguy cơ gián đoạn, một số ngành đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm, thiếu việc làm, người lao động bị giảm giờ làm. Ngoài ra, công tác lập, trình duyệt điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị ở một số địa phương còn chậm.

    FDI

    Đồng Nai đã có hơn 33 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn “đổ” vào tỉnh đến nay đạt 33 tỷ USD. Dòng vốn FDI đã tạo động lực cho kinh tế – xã hội tăng trưởng, đem lại thu nhập ổn định cho gần nửa triệu người lao động.

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Đồng Nai hiện xếp thứ 4 cả nước về thu hút vốn FDI với 1,8 ngàn dự án, tổng vốn khoảng 33 tỷ USD. Hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh và dẫn đầu là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

    Năm 1989, Đồng Nai bắt đầu đón nhận các tập đoàn FDI đầu tư vào tỉnh như: Vedan, Vmep, Hualon…, nhưng giai đoạn này các dự án đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng nên sự tác động đến hiệu quả kinh tế – xã hội chưa rõ nét. Từ năm 1994 trở đi, các nhà máy FDI xây dựng xong đi vào hoạt động mới tạo ra đột phá lớn trong tăng trưởng công nghiệp và những lĩnh vực khác của nền kinh tế.

    Các thương hiệu lớn trên thế giới cũng lần lượt đến Việt Nam và chọn Đồng Nai làm điểm dừng chân để phát triển sản xuất, kinh doanh như: Kao, Samsung, Nestlé, Kolon, Chrysler, C.P., Cargill, Amata, Hyosung, Formosa, Lixil, Phong Thái, Shingmark, Meggitt, Schaeffler, Changshin, Taekwang, Sojitz, Forval, Bosch… Nhiều doanh nghiệp (DN) FDI sau khi đầu tư vào tỉnh một thời gian hoạt động hiệu quả đã mở rộng đầu tư tăng vốn lên gấp nhiều lần so với ban đầu như: Hyosung, Nestlé, Amata, C.P., Changshin, Formosa…

    Khu vực công nghiệp phát triển

    • Đồng Nai là một trong những địa phương có mạng lưới khu công nghiệp phát triển nhất ở Việt Nam. Các khu vực như Biên Hòa, Long Khánh, và Nhơn Trạch thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự phát triển của các khu vực công nghiệp này tạo ra nhu cầu lớn về lao động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như sản xuất, công nghệ, dịch vụ, và xây dựng.
    • Đồng Nai hiện có 33 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích hơn 10,5 ngàn ha. Trong đó, 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN trong giai đoạn thu hồi đất và đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư (KCN Công nghệ cao Long Thành); 1 KCN vừa được thành lập trong tháng 7-2023 (KCN Long Đức 3). Đến nay, 32/33 KCN đã cho thuê được hơn 6 ngàn ha.

    Phân bố 32 khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    6. Nghệ An

    Vị trí địa lý

    Nghệ An là địa phương nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 82km. Nghệ An cách Hà Nội 329.4 km (6h24p)

    • Phía Đông giáp biển, 
    • Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, 
    • Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, 
    • Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 468 km đường biên giới trên bộ

    Dân số

    Nghệ An có dân số là 3,409.8 nghìn người, đứng thứ 2/6 khi so sánh với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Mật độ dân số vừa, với 207 người/km2, đứng thứ 4 trong 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. 

    Nghệ An có quy mô dân số lớn và mật độ dân vừa trong khu vực. Trong đó  lực lượng lao động ở mức cao  với tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo xếp thứ 6 trong bảng so sánh

    Tỷ suất nhập cư của nghệ An ở mức thấp so với các tỉnh được so sánh (0.14%). Mặt khác, tỷ suất xuất cư ở mức cao nhất trong bảng so sánh (1.76%). Điều này cho thấy, có một dòng người xuất cư nhất định từ Nghệ An vào các tỉnh thành lân cận khác, nhưng số lượng này không nhiều và không tác động lớn tới tỉ lệ gia tăng dân số tại tỉnh Nghệ An.

    Tỉnh Nghệ An dân số thành thị chiếm gần 1/5 tổng quy mô dân số. Dân cư phân bố không đều giữa các thành phố  thị xã và các huyện. Thành phố Vinh vừa có quy mô dân số lớn nhất, vừa có mật độ dân số lớn nhất trong khi thị xã Cửa Lò có quy mô dân số nhỏ nhất, nhưng lại có mật độ dân số đứng thứ 2.

    Kinh tế

    GRDP: Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước đạt 7,14%; trong đó, khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 4,54%; khu vực công nghiệp – xây dựng ước tăng 6,8%; khu vực dịch vụ ước tăng 8,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 6,65%. 

    Năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng kinh tế, Nghệ An đứng thứ 26 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, quy mô nền kinh tế đứng thứ 10/63 tỉnh, thành của cả nước. Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt trên 1,2 triệu tấn. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 90.000 tỷ đồng, tăng 3,87%; đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng 13,52% so với năm 2022 (là năm thứ 3 tỉnh Nghệ An hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh).

    Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước thực hiện 17.771 tỷ đồng, đạt 12,07% dự toán (trong đó, thu nội địa ước thực hiện 16.600 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 1.150 tỷ đồng).

    7. Đắk Lắk

    Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào; tính đến cuối năm 2016, dân số của tỉnh 1.874.459 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 1.129.725 người (chiếm 60,27% so với tổng dân số và chiếm 98,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.  

    Nông nghiệp phát triển

    Đắk Lắk là một trong những tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trong sản xuất cà phê và cây công nghiệp khác. Vì vậy, có nhiều công việc dành cho lao động trong lĩnh vực này.

    Cà-phê là cây trồng chủ lực ở Đắk Lắk hiện nay.  Nguồn:Sen Vàng tổng hợp.

    Hiện trên địa bàn Đắk Lắk có hơn 213 nghìn ha cà-phê, chiếm diện tích nhiều nhất trong các loại cây công nghiệp của tỉnh. Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết phù hợp và được chăm sóc tốt, nên sản lượng và chất lượng cà-phê Đắk Lắk ngày càng tăng. Niên vụ 2022-2023, năng suất đạt 26,3 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 526 nghìn tấn, tăng 17,8 nghìn tấn so với niên vụ trước.

    Dân số 

    • Đắk Lắk là tỉnh đứng đầu khu vực Tây Nguyên và thứ 10 toàn quốc về quy mô dân số
    • Cơ cấu lao động tham gia trong các ngành kinh tế cũng đã được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    • Lao động tham gia trong lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71,2%, Công nghiệp và Xây dựng chiếm 7.75%, Thương mại và Dịch vụ chiếm 21,05%, đến năm 2015 tỷ lệ này là 64,47%, 8,11%, 27,42%.

    Công tác đào tạo nghề

    • Hội chợ việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2023 có 21 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh hơn 12.000 người. Trong đó, làm việc trong tỉnh 4.600 người, ngoài tỉnh hơn 5.000 người, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Rumani, Ba Lan hơn 2.000 người và tuyển sinh 1.000 học viên học các ngành nghề.

    8. Tiền Giang

    Vị trí địa lý

    Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    senvangdata.com

    Dân số 

    Về quy mô, Tiền Giang là một trong những tỉnh thành đông dân của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Năm 2020, dân số trung bình của Tiền Giang là 1.772.554

    người, chiếm 10,2% dân số vùng ĐBSCL, đứng thứ 2/13 tỉnh trong vùng ĐBSCL (chỉ

    sau An Giang) và 14/63 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2019 dân số nam chiếm 49,08%, dân số nữ chiếm 50,92%.

    senvangdata.com

    Chính sách hỗ trợ việc làm

    UBND tỉnh Tiền Giang đã tư vấn cho 1.660 lượt lao động giới thiệu việc làm cho 123 lượt lao động, trong đó có 36 lao động có được việc làm ổn định, có 37 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đã ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 923 lao động với tổng số tiền chi trả tương đương 17,2 tỷ đồng.

    Kinh tế 

    Cơ cấu kinh tế

    senvangdata.com

    Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2010 là 18,2%, năm 2015 là 19,9%, và năm 2020 tăng lên 26,2% trong GRDP của tỉnh; tỷ trọng khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) tăng từ 32,9% năm 2010 lên 34,9% GRDP của tỉnh vào năm 2020; tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 48,9% năm 2010 xuống 38,9% GRDP của tỉnh vào năm 2020.

    Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến tích cực, nhưng kinh tế của tỉnh vẫn còn phát triển theo chiều rộng, theo số lượng, chưa phát triển theo chiều sâu, giá trị gia tăng chưa cao, nhất là trong sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ,…

    GRDP 

    Thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) của Tỉnh đạt mức cao so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và có nhịp tăng khá, từ 19,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 36 triệu đồng năm 2015 (bằng 79,9% bình quân cả nước) và đạt mức 56,2 triệu đồng/người năm 2020 (đứng thứ 4/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, bằng 87% bình quân của cả nước).

    senvangdata.com

    So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, năm 2020, Tiền Giang xếp thứ 8/13 về tỷ lệ hộ nghèo trong khi Thu nhập bình quân/người của tỉnh lại xếp thứ 4/13 tỉnh trong vùng, như vậy tỷ lệ chênh lệch giàu – nghèo giữa các nhóm dân cư của tỉnh còn lớn.

    9. Hải Phòng

    Vị trí địa lý

    • Vị trí chiến lược: Hải Phòng nằm ở vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển của khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc.
    • Hạ tầng giao thông: Hệ thống giao thông phát triển, với nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt và cảng biển quốc tế.
    • Hải Phòng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật của khu vực Duyên hải Bắc Bộ.

    Dân số đông đúc

    • Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam với dân số đông đúc, đứng thứ 7 cả nước.. Với số lượng dân cư lớn, tỉ lệ người lao động trên 15 tuổi tự nhiên cũng sẽ cao hơn so với những địa phương có dân số ít.
    • Hải Phòng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật của khu vực Duyên hải Bắc Bộ.

    Kinh tế

    Công nghiệp: Hải Phòng là trung tâm công nghiệp nặng của cả nước, với nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: đóng tàu, luyện kim, hóa chất,…

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Dịch vụ: Ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ chuỗi cung ứng

    Theo báo cáo tổng kết mới nhất của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng,  đến hết năm 2023 sản lượng hợp nhất toàn Công ty đạt 37,58 triệu tấn. Tổng doanh thu hợp nhất 2.503 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 898,13 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị trí là cảng biển đứng đầu khu vực miền Bắc.

    Hải Phòng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật của khu vực Duyên hải Bắc Bộ.

    Hạ tầng giao thông 

    Đường bộ

    Quy hoạch giao thông thành phố Hải Phòng

    Thành phố Hải phòng có khoảng 600 tuyến phố, nằm trong 7 quận. Với mạng lưới đường đô thị gồm tổng cộng 324 km. Cũng như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng – Hà Nội tạo sự liên kết vùng mạnh mẽ ở khu vực Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng tam giác kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), đồng thời hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ,…

    Bản đồ giao thông thành phố Hải Phòng(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Có thể thấy chất lượng cuộc sống, điều kiện ở của nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn. Hệ thống hạ tầng xã hội đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống, tạo sự thúc đẩy văn hoá, du lịch- dịch vụ phát triển mạnh. Thành phố chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là hệ thống giao thông như: Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, đường Ngã Năm- Sân bay Cát Bi, đường Cầu Rào- Đồ Sơn, đường xuyên đảo Đình Vũ- Cát Bà, đường 100m, cầu cảng Đình Vũ, cảng cửa ngõ Lạch Huyện cùng hàng loạt các dự án nâng cấp, phát triển đô thị khác. Hải Phòng hôm nay không chỉ dừng lại ở 4 cống, 3 cầu, 5 cửa ô , mà đã xuất hiện thêm các cây cầu mới, đẹp như dải lụa vắt ngang sông. Đó là cầu An Đồng, cầu Lạc Long, cầu sông Mới, cầu Tiên Cựu, cầu Quý Cao, cầu Kiền, cầu Bính, cầu Kiến An.

    Đường thủy – đường sắt – đường hàng không

    Vận tải đường sắt của Hải Phòng từ lâu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống đường sắt quốc gia; Các tuyến đường sắt từ Hải Phòng đã giúp vận chuyển số lượng lớn hàng hóa và hành khách từ Hải Phòng đến các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Tuyến đường sắt của tỉnh còn được kết nối với Nam Ninh (Trung Quốc) qua Lạng Sơn đến Côn Minh (Trung Quốc) và qua Lào Cai. 

     

    Ga Hải Phòng(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Không phải ngẫu nhiên mà Hải Phòng lại được mệnh danh là “thành phố cảng”, hệ thống cảng biển tại đây từ lâu đã đóng góp một phần vô cùng to lớn trong nền kinh tế của khu vực Bắc Bộ cũng như của cả quốc gia. Hệ thống cảng biển tại Hải Phòng có thể kể đến như: Cảng nước sâu Lạch Huyện, Cảng Nam Đình Vũ, Cảng Tân Vũ, Cảng Đình Vũ,… Chúng liên kết với hầu hết các tỉnh ở khu vực phía Bắc và vận chuyển 40% tổng khối lượng hàng hóa của các tỉnh phía Bắc bằng đường thủy. 

    10. Long An

    Vị trí địa lý 

    Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với TP.Hồ Chí Minh. Sân bay Tân Sơn Nhất 68.7km (1h55p); Cảng Sài Gòn 67.5km (1h40p); 

    • Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
    • Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
    • Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
    • Phía bắc tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia

    Dân số

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Kinh tế

    GRDP và GRDP bình quân đầu người: Năm 2023, Long An có 21/23 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, quý sau cao hơn quý trước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh quý IV-2023 tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,8%, quý II tăng 2,9%, quý III tăng 7,8%). Tính chung năm 2023, GRDP tăng hơn 5,7%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 8-8,5%) nhưng vẫn là mức khá so với cả nước.

    Năm qua quy mô nền kinh tế của Long An đứng thứ 13 cả nước, đạt 168.108 tỷ đồng (tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành), đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 96,4 triệu đồng, tăng 6,2 triệu đồng so với năm 2022.

    PCI: Năm 2022, PCI Long An xếp hạng 10, năm 2023 tăng lên hạng 2; về điểm số, năm 2022 Long An đạt 68,45 điểm, năm 2023 đạt 70,94 điểm, tăng 2,49 điểm.

    FDI:  năm 2023, tỉnh Long An thu hút 122 dự án FDI, với tổng vốn hơn 600 triệu USD, chiếm hơn 80% về vốn toàn khu vực ĐBSCL (khoảng 740 triệu USD). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.282 dự án FDI, tổng vốn hơn 11,1 tỷ USD; trong đó có 635 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỷ USD. Tỉnh tiếp tục đứng đầu đồng bằng sông cửu long về thu hút FDI

    Phân tích, đánh giá

    So với khu vực:

    Các tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng dẫn đầu với số lượng lao động lớn, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghiệp. Những khu vực này không chỉ là điểm đến của các doanh nghiệp lớn trong nước mà còn thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho nguồn lao động phong phú.

    Khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển: Các tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai, và Bắc Ninh nổi bật với sự phát triển của các khu công nghiệp lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động từ các tỉnh lân cận và cả nước. Điều này giúp khu vực phía Nam và phía Bắc trở thành những điểm sáng về nguồn lao động chất lượng.

    Tính tập trung dân số: Các khu vực này cũng thường có tỷ lệ dân số đô thị cao, dẫn đến số lượng lao động dồi dào và đa dạng về ngành nghề.

    So với trong nước:

    Sự phân bổ không đồng đều: Trong khi các tỉnh thành thuộc Top 10 thường tập trung ở các vùng đô thị lớn và khu công nghiệp phát triển, các tỉnh thành khác lại có nguồn lao động nhỏ hơn, phản ánh sự phát triển kinh tế không đồng đều trên toàn quốc.

    Cơ cấu lao động khác biệt: Các tỉnh thành trong Top 10 thường có cơ cấu lao động đa dạng, bao gồm cả lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Ngược lại, ở các tỉnh thành khác, cơ cấu lao động có thể tập trung nhiều hơn vào nông nghiệp và các ngành truyền thống.

    Tiềm năng phát triển: Những tỉnh, thành phố có số lượng lao động lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là nơi có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ tài chính phát triển mạnh mẽ.

    Tác động đến thị trường lao động: Việc các tỉnh thành này thu hút nhiều lao động cũng dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động, từ đó đẩy cao yêu cầu về trình độ và kỹ năng của người lao động.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Top 10 tỉnh, thành phố có số lượng lao động từ 15 tuổi cao nhất cả nước năm 2023” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : r&d bất động sản, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!