Top 10 Tỉnh thành có tổng số vốn đầu tư FDI cao nhất năm 2023

  • 28 Tháng bảy, 2024
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Khi các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào một quốc gia, họ không chỉ mang đến nguồn vốn mà còn chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết này Sen Vàng sẽ điểm qua Top 10 tỉnh thành có tổng số vốn đầu tư FDI cao nhất năm 2023, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bức tranh thu hút đầu tư của Việt Nam và những lợi thế cạnh tranh của các địa phương này.

    Mục tiêu Đầu tư (Investment Objective)

    FDI có thể được phân loại dựa trên mục tiêu đầu tư cụ thể hoặc lý do mà nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Ví dụ như mục tiêu để mở rộng thị trường, tận dụng nguồn lao động giá rẻ, hay truy cập vào thị trường tiêu dùng lớn.

    Mở rộng Thị trường (Market Expansion): Một trong những lý do phổ biến cho FDI là để mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thấy tiềm năng tăng trưởng ở quốc gia đích và muốn tận dụng cơ hội thị trường mới.

    Tận dụng nguồn Lao động giá rẻ (Labor Cost Advantage): FDI có thể được thực hiện để tận dụng nguồn lao động giá rẻ ở quốc gia đích, khi những quốc gia này có mức lương thấp hơn so với quốc gia nguồn gốc của nhà đầu tư.

    Truy cập vào thị trường tiêu dùng lớn (Access to Large Consumer Market): Một số nhà đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào quốc gia đích để tham gia mở rộng quy mô vào thị trường tiêu dùng lớn, tiềm năng như quốc gia đó dân số đông hoặc có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc tiêu dùng.

    Cải thiện hiệu quả sản xuất (Production Efficiency Improvement): FDI có thể được thực hiện để cải thiện hiệu quả sản xuất bằng cách sử dụng công nghệ mới hoặc quy trình sản xuất tốt hơn.

    Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt (Access to Infrastructure): Một số FDI có mục tiêu truy cập vào cơ sở hạ tầng tốt tại quốc gia đích, chẳng hạn như cảng biển, đường sắt hay mạng lưới giao thông.

    Tạo việc làm (Job Creation): FDI thường tạo ra cơ hội việc làm trong quốc gia đích, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và giảm mức thất nghiệp.

    Về quy mô thị trường: Hiện nay, cả nước ước tính đã và đang thực hiện trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2009, có hơn 100.000 doanh nghiệp xây dựng và 15.000 doanh nghiệp kinh doanh BĐS cùng với hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) được thành lập. Trong 5 năm trở lại đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực BĐS chiếm hơn 18 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Tính đến ngày 20-3-2022, vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút FDI lớn, với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh 47,2%. Tính đến cuối tháng 4-2022, có khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động, tăng hơn 400 sàn so với quý IV-2021(1). Số liệu thống kê cho thấy, quy mô thị trường BĐS ngày càng tăng dần, đây là thị trường được giới đầu tư xem là kênh đầu tư có sức hấp dẫn, dự đoán tương lai sẽ đón nhận số lượng lớn nhà đầu tư mới.

    FDI đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia, bao gồm:

    Phát triển kinh tế

    FDI giúp tăng cường nguồn vốn đầu tư, cải thiện công nghệ, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu, từ đó đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng giúp mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trong nước và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này có thể tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

    Tạo điều kiện giao thương

    Mỗi quốc gia có mức thuế nhập khẩu khác nhau, điều này khiến hoạt động giao thương trở nên khó khăn hơn. Có FDI, các khía cạnh thương mại quốc tế có thể trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, bởi nhiều lĩnh vực kinh tế yêu cầu sự hiện diện của nhà sản xuất quốc tế nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu.

    Tạo việc làm cho người dân

    Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô hoạt động lớn và có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào một quốc gia mới, họ cần xây dựng và trang bị các nhà máy, văn phòng, nhà kho và các cơ sở hạ tầng khác. Điều này sẽ tạo ra nhu cầu về lao động để thực hiện các công việc này.

    Đồng thời, khi thu nhập tăng lên, sức mua của người dân địa phương cũng tăng theo, giúp thúc đẩy tổng thể mục tiêu kinh tế của một quốc gia.

    Tạo ra nguồn thuế trực tiếp

    FDI thường phải trả thuế trực tiếp cho chính phủ, bao gồm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Các nguồn thuế này đóng góp vào nguồn thuế của quốc gia nhận đầu tư.

    Phát triển nguồn nhân lực

    Doanh nghiệp FDI thường đưa vào quốc gia nhận đầu tư các công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, từ đó giúp cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này tạo ra cơ hội cho người lao động trong nước học hỏi và tiếp cận với các công nghệ, phương pháp quản lý mới, từ đó giúp phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ.

    Chuyển giao tài nguyên

    Thông qua quá trình đầu tư, các doanh nghiệp FDI có thể chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất và các tài nguyên khác từ quốc gia đầu tư sang quốc gia thu hút đầu tư.

    Điều này có thể giúp các quốc gia nhận đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao hơn. Thông qua quá trình chuyển giao tài nguyên, các quốc gia nhận đầu tư có thể học hỏi và áp dụng các công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại, tăng cường hiệu suất công việc.

    Tăng thu nhập của một quốc gia

    Vai trò của FDI bao gồm việc gia tăng thu nhập của nước thu hút đầu tư. Với cơ hội việc làm nhiều hơn, mức lương cao hơn, thu nhập quốc gia tăng, điều này góp phần lớn vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

    Những thách thức và cơ hội trong việc nâng cao thu hút vốn FDI

    Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2023, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước.

    Ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm 2022. Trong đó, riêng với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,16 tỷ USD, chiếm 36,9% giá trị góp vốn (năm ngoái đạt 1,58 tỷ USD).

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  thực hiện tại Việt Nam trong năm 2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,15 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái đạt 1,46 tỷ USD).

    Các dự án đầu tư mới tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Bình Dương…/.

    Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1-2024, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 2,36 tỉ USD; tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, ngành hoạt động kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn FDI đầu tư hơn 1,27 tỉ USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    Xét về số dự án, thì ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu (chiếm 38,9% số dự án mới); còn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tỷ trọng số lượt dự án điều chỉnh vốn cao nhất với 73,3% (tổng vốn điều chỉnh tăng thêm tháng đầu năm hơn 235,4 triệu USD).

    Top 10 tỉnh có tổng số vốn đầu tư FDI cao nhất năm 2023

    1. Thành phố Hồ Chí Minh 

    Thành phố giàu nhất tại Việt Nam đầu tiên phải kể đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh thành có nền kinh tế phát triển bậc nhất nước ta. Là nơi thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

    Đây là trung tâm kinh tế của cả đất nước với sự tăng trưởng ấn tượng trong nhiều năm. Một thành phố này tạo ra 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương hơn 1.000.000 tỷ đồng. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

    2. Thành phố Hà Nội 

    Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 2014, kinh tế Thủ đô liên tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm năm trước tăng 8,8 %. Đáng quan tâm những nghành đa phần sẽ lấy lại đà tăng trưởng: giá trị ngày càng tăng công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,4 %, riêng kiến thiết xây dựng tăng 9,9 %, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây, thị trường bất động sản có sự chuyển biến, lượng hàng tồn dư giảm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa phận: 9,0 – 9,5 %, dịch vụ 9,8 – 10,5 %, công nghiệp – thiết kế xây dựng tăng 8,7 – 9,0 %, nông nghiệp tăng 2,0 – 2,5 %, GRDP trung bình đầu người là 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã thiết kế xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall,… là nơi tập trung chuyên sâu shopping của phần đông người dân.

    Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống… Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.

    3. Bình Dương

    Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương là tỉnh có GRDP xếp thứ 3 trong danh sách top 10 tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 130 nghìn tỷ đồng, tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn so với dự kiến và cùng kỳ năm 2021, tương đương mức bình quân các năm trước dịch.

    Bình Dương là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Nơi đây có tiềm năng và chắc chắn phải trở thành một hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển và thịnh vượng của Việt Nam cũng như toàn bộ cộng đồng kinh tế ASEAN. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu. Tính chung cả 6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ. Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ.

    4. Bà Rịa, Vũng Tàu 

    Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Theo số liệu năm 2004 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 51.2%.

    Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa -Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.

    5. Đồng Nai 

    Đồng Nai được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đi vào hoạt động.

    GDP năm 2011 toàn tỉnh Đồng Nai đạt 96.820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh hầu hết đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp – xây dựng chiếm 57,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%, dịch vụ chiếm 35,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.641,2 tỷ đồng. đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD, vốn đầu tư trong nước đạt 15.000 tỷ đồng…Cũng trong năm 2011, toàn tỉnh có 5.200 lượt hộ nghèo được vay vốn với số tiền 67 tỷ đồng. Số hộ nghèo năm 2011 giảm 7.800 hộ, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%. Năm 2019, Đồng Nai xuất siêu khoảng 3,2 tỉ USD. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.335 tỉ đồng. Thu hút đầu tư trong nước đạt 34 nghìn tỉ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6% so với cùng kì. Lũy đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 917 dự án với tổng vốn khoảng 325.000 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư nước ngoài dự ước đạt 1.450 triệu USD, đạt 145% so với kế hoạch, bằng 75,7% so với cùng kì. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.457 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng kí khoảng 30 tỉ USD.

    6. Hải Phòng

    Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

    Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Năm 2005 đến nay Hải Phòng luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 3 sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2015, tổng thu ngân sách của thành phố đạt 56 288 tỷ đồng. Năm 2016 thu ngân sách 62640 tỷ đồng. Thu ngân sách năm 2017 đạt 72100 tỷ đồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành.

    7. Bắc Ninh 

    Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Năm 2021, Bắc Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân số, với 1.462.945 người, xếp thứ tám về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người. GRDP đạt 227.615 tỉ Đồng (tương ứng gần 10 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 6.752 USD (tương ứng với 155,6 triệu đồng), tốc độ tăng trưởng GRDP 2021 đạt 6,9%.

    8. Quảng Ninh

    Quảng Ninh là tỉnh ven biển, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực. 

    9. Đồng Nai 

    Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển lớn, Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Tỉnh sở hữu các khu công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư sản xuất.

    Cơ cấu kinh tế:

    Công nghiệp: Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, ô tô… Nhiều khu công nghiệp hiện đại như Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata,… đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

    Dịch vụ: Phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch.

    Nông nghiệp: Mặc dù tỷ trọng giảm dần nhưng vẫn đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, với các sản phẩm chủ lực như cao su, hồ tiêu, cây ăn trái.

    Đầu tư nước ngoài: Đồng Nai là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao đời sống người dân.

    Du lịch: Bên cạnh công nghiệp, Đồng Nai còn có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, lịch sử – văn hóa. Các địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Cậu, Thác Mai, Khu du lịch sinh thái Bửu Long,… thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

    10. Bắc Giang

    Bắc Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt và các khu công nghiệp hiện đại. Tỉnh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ một tỉnh nông nghiệp truyền thống trở thành một trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng của vùng Bắc Bộ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Bắc Giang xếp thứ 2 cả nước, tăng 29 bậc so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Kết quả này đã cho thấy doanh nghiệp đánh giá cao đối với môi trường đầu tư của địa phương, phản ánh sự quyết tâm bứt phá của tỉnh.

    Đầu tư nước ngoài: Bắc Giang đã thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

    Du lịch: Bắc Giang có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, tâm linh. Các địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Phật Tích, núi Yên Tử, hồ Đại Lải,… thu hút đông đảo du khách.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Top 10 Tỉnh thành có tổng số vốn đầu tư FDI cao nhất năm 2023” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.  

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

     

    Thẻ : FDI, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, top 10, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Công trình xanh, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!