Định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Điện Biên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/10/2006 tại Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg đã xác định: “Tiếp tục triển khai Nghị định số 110/2003-NĐ-CP ngày 26/09/2003 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Điện Biên Phủ, tập trung đầu tư phát triển toàn diện thành phố cả về kinh tế, về quy mô và diện tích, từng bước xây dựng Điện Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc có cơ cấu kinh tế hiện đại, có sức lan tỏa mạnh đến các khu đô thị khác trong vùng. Tiến hành nâng cấp thành phố Điện Biên Phủ lên thành phố loại II trước năm 2015”. Và “Xây dựng du lịch Điện Biên thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của vùng Tây Bắc và là một trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia).
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.
Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân ngày 02 chuyến. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn người, gồm 19 dân tộc anh em.
Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt – Trung có cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú. Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước Việt Nam – Lào thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào – Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Myanmar.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường của tỉnh Điện Biên
Nguồn: senvangdata.com
Chủ yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc.
Nguồn: senvangdata.com
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường của tỉnh Điện Biên
Nguồn: senvangdata.com
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, năm 2023, được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đoàn thể và sự chung sức đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Điện Biên đã đạt được nhiều thành tựu lớn với 14/26 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch.
Một số kết quả nổi bật như: Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 7,1%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt khá cao so bình quân chung cả nước, thuộc tốp đầu của 14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng và cũng là năm đầu tiên du lịch của tỉnh cán mốc 1 triệu lượt khách; tổng doanh thu của hoạt động vận tải và kim ngạch xuất khẩu đều tăng từ 33 – 45%.
Năm 2024 với sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và năm Du lịch quốc gia – Điện Biên, dự kiến sẽ có 169 sự kiện lớn diễn ra. Việc đăng cai năm du lịch Quốc gia – Điện Biên 2024 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh miền núi này. Mục tiêu năm 2024, tỉnh Điện Biên đón 1,3 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Đây là cơ hội để tỉnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư với kỳ vọng đổi mới toàn diện, tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 7,1%, xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố cả nước và xếp thứ 4/14 tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Bên cạnh việc thực hiện hiệu quả tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp gắn với các chính sách hỗ trợ thuộc các Chương trình MTQG thì năm 2023, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là điểm sáng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 14,36% so với cùng kỳ năm 2022. Việc hoàn thành, đưa vào khai thác trở lại sân bay Điện Biên đã tạo điểm nhấn, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển và du lịch tỉnh nhà.
Năm qua, các lĩnh vực thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng cao; trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 28,93%; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 26,45%; tổng doanh thu của hoạt động vận tải tăng 45,12%; kim ngạch xuất khẩu tăng 33,76%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023 được đánh giá là cao nhất từ trước tới nay (đạt 99,51%). Các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt đã hoàn thành 3.104/5.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo. Điểm Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 tăng 2 bậc so với năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay; an ninh – quốc phòng tiếp tục được giữ vững…
Ghi nhận những kết quả đạt được song Bí thư Tỉnh ủy Trần Quốc Cường cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện dẫn đến kết quả một số chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể như: Chỉ tiêu về thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (chỉ đạt 67,23% dự toán); tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp các chương trình MTQG đạt thấp (chỉ đạt 20,21%). Tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công một số dự án trọng điểm và các dự án đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất chậm so với kế hoạch; công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa hoàn thành theo chỉ đạo của Tỉnh ủy (Nghị quyết của Tỉnh ủy yêu cầu hoàn thành trong năm 2023).
Xem thêm tại: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2021
Nguồn: senvangdata.com
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021 – 2030 đạt 10,51%/năm.
– Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm khoảng 41,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 12,7%; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 42,4% (công nghiệp chiếm khoảng 12,1%).
– Tổng vốn đầu tư theo giá hiện hành cần có để đạt được mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030 cần khoảng 326 nghìn tỷ đồng.
– GRDP bình quân/người năm 2030 theo giá hiện hành đạt trên 113 triệu đồng.
– Năng suất lao động năm 2030 đạt 190,0 triệu đồng (giá hiện hành).
– Đến năm 2030 phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.000 tỷ đồng.
– Khách du lịch năm 2030 đạt trên 2,65 triệu lượt người.
– Quy mô dân số toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 802.253 dân;
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40% vào năm 2030.
– Đến năm 2030, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã 100%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm đạt 100% đến năm 2030;
– Số trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2030 là 90%.
– Giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều xuống còn dưới 8% năm 2030;
– Duy trì tỷ lệ che phủ rừng 48% đến năm 2030.
– Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đến năm 2030 đạt 100%.
– Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% đến năm 2030, trong đó 83% được sử dụng nước sạch.
– Tỷ lệ thu gom rác thải đến năm 2030 đạt từ 95-100% đối với khu vực đô thị và đạt từ 50-70% đối với khu vực nông thôn.
– Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 60% trở lên.
– 100% lưu lượng nước thải từ các khu, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa phấn đấu đạt trên 32%. Xây dựng TP Điện Biên Phủ trở thành đô thị xanh – sạch- văn minh, hoàn thành tiêu chí đô thị loại II.
– Đến năm 2030 hình thành 03 thị trấn mới (TT Mường Nhé, TT Thanh Xương, TT Nậm Pồ) và hình thành 01 đô thị (đô thị Bản Phủ, huyện Điện Biên); tiếp tục phấn đấu hình thành 04 đô thị (đô thị Mường Nhà, đô thị Mường Luân, đô thị A Pa Chải, đô thị Búng Lao). Phấn đấu 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
– Hạ tầng đầu tư phát triển cơ bản theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hạ tầng giao vận tải thông suốt, an toàn; điện đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo; hệ thống hồ đập an toàn; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.
– Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của tỉnh; triển khai thực hiện các cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội để xây dựng tiềm lực quốc phòng của tỉnh. Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, tuyệt đối trung thành với đảng, tổ quốc, và nhân dân, có trình độ và sức mạnh tổng hợp, có khả năng sẵn sàng và sức mạnh chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ và xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển KTXH với củng cố quốc phòng và bảo đảm an ninh.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm:
Ranh giới quy hoạch:
Diện tích tự nhiên của toàn vùng là 95.200 km2, chiếm 28,66% về diện tích tự nhiên cả nước. Vùng TDMNPB có hơn 1.500 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây và Vân Nam là những khu vực đang phát triển khá năng động của Trung Quốc và có khoảng 560 km, giáp với 2 tỉnh khó khăn nhất của Lào là Phong Sa Lỳ và Hủa Phăn với 7 cửa khẩu quốc tế và 10 cửa khẩu quốc gia.
Vùng TDMNPB là vùng có nhiều tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, cây công nghiệp và rừng, song cũng là vùng có địa hình phức tạp, chia cắt hiểm trở, kết cấu hạ tầng kém, kinh tế chưa phát triển.
Hình thành và phát triển 06 hành lang kinh tế theo trục dọc hướng tâm gắn với việc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và Hải Phòng, trong đó có 04 hành lang kinh tế chính, 02 hành lang kinh tế bổ trợ; 03 tuyến hành lang theo trục ngang, kết nối Đông – Tây vùng TDMNPB. Cụ thể:
(1) Các hành lang kinh tế theo trục dọc
– Hành lang kinh tế Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn – Cao Bằng: Là tuyến hành lang kinh tế lớn, nằm trong khu vực phát triển của Tiểu vùng IV. Đây là hành lang kinh tế gắn với đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và QL1A từ Lạng Sơn đến Hà Nội. Là hành lang có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội vùng, kết nối với hầu hết các cực tăng trưởng.
Định hướng phát triển: Phát triển, hoàn thiện một số tuyến cao tốc quan trọng của vùng như để tăng cường kết nối các địa phương trong vùng với Thủ đô Hà Nội và các vùng khác. Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ đảm bảo kết nối giữa các cực tăng trưởng và các vùng lãnh thổ trên các tuyến hành lang, tạo điều kiện phát triển vận tải đa phương thức thông qua sự kết nối giữa trục đường bộ Bắc – Nam với các địa phương, các trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ trên toàn tuyến lang; đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt trên toàn tuyến và đáp ứng nhu cầu thông tin của các địa phương lân cận; hình thành và phát triển hợp lý mạng lưới đô thị trên dọc tuyến hành lang. Phát triển đô thị, công nghiệp (khu công nghiệp) và các ngành, lĩnh vực; xây dựng các trung tâm y tế, giáo dục của cả nước, các trung tâm dịch vụ, thương mại quốc gia và vùng.
– Hành lang Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng: Tuyến hành lang kinh tế lớn của Tiểu vùng III. Định hướng phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao.
– Hành lang Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: Đây là hành lang kinh tế phía Tây gắn kết các địa phương Tiểu vùng I với vùng ĐBSH và Thủ đô Hà Nội. Tuyến hành lang có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh thuộc Tiểu vùng I, là cửa ngõ liên kết với hành lang kinh tế Bắc – Nam và hành lang kinh tế Đông – Tây ở phía Bắc. Toàn bộ hành lang kinh tế này được kết nối bằng hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có tuyến Quốc lộ 6 từ Hòa Lạc đến TP. Sơn La; đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình – Sơn La đang được triển khai xây dựng, trong đó đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình có chiều dài 25,7 km đã hoàn thành đưa vào khai thác, đoạn Hoà Bình – Sơn La có chiều dài 189,5 km dự kiến sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2021- 2025.
Định hướng phát triển: Dự kiến đây sẽ là hành lang tăng trưởng xanh của khu vực miền Bắc, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản; phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ vận tải, hình thành chuỗi liên kết cung ứng – tiêu thụ nông sản trong vùng, liên kết các đô thị với các trung tâm du lịch, kết nối, tạo điều kiện phát triển ở các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc tiểu vùng Tây Bắc.
– Hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: Vùng ảnh hưởng trực tiếp gồm 8 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Lào Cai đến Hải Phòng (bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng). Đây là tuyến hành lang kết nối Tiểu vùng II với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (Hà Nội, Hải Phòng) và là tuyến kết nối ra biển gần nhất của Tiểu vùng II. Hành lang kinh tế này có tác động trực tiếp đến sự phát triển của vùng phía Bắc và cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế với vùng Tây Nam Trung Quốc và rộng hơn là một trong những cửa ngõ của khu vực ASEAN với Trung Quốc. Kết nối các địa phương trong vùng và liên vùng thông qua cao tốc Hà Nội – Lào Cai; tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Hải Phòng; và cảng hàng không Sa Pa tại Lào Cai.
+ Định hướng phát triển chung: Phát triển mạng giao thông đồng bộ bao gồm đường bộ, đường sắt, đảm bảo kết nối giữa đầu mối cửa khẩu Lào Cai, và các địa phương trên toàn tuyến với cụm cảng biển số I, trong đó có cảng cửa ngõ Lạch Huyện. Phát triển hợp lý hệ thống đô thị dọc tuyến hành lang làm cơ sở để phân bố dân cư, khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp chế tạo, sản phẩm nông, lâm nghiệp, hình thành các tuyến du lịch kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi và du lịch biển.
+ Định hướng phân bố không gian công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng:
▪ Lào Cai: là địa phương đầu tuyến và nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên, khoáng sản nên tập trung vào các lĩnh vực như: khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất phân bón, hóa chất; sản xuất xi măng; sản xuất chế biến gỗ; sản xuất điện (thủy điện nhỏ). Với vị trí thuận lợi, Lào Cai có thể tham gia sản xuất một số lĩnh vực như: sản xuất, lắp ráp hàng điện tử gia dụng. Khu kinh tế cửa khẩu sẽ tập trung vào sản xuất, gia công, lắp ráp, bảo quản, đóng gói hàng xuất khẩu.
▪ Yên Bái: do có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng nên có thể hợp tác và liên kết trong khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là trong sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng và đá các loại, bột đá) và khai thác quặng sắt. Ngoài ra, Yên Bái sẽ là khu vực tập trung sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp như: chế biến chè, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, chế biến gỗ, sản xuất giấy và thủy điện nhỏ.
▪ Phú Thọ: phối hợp với các địa phương trên tuyến phát triển một số ngành sản xuất như: phân bón, hóa chất, giấy, cơ khí chế tạo (đặc biệt là sản xuất ô tô tải cỡ nhỏ, phụ tùng, linh kiện), sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng), sản xuất và lắp ráp hàng điện tử, hàng gia dụng.
▪ Liên kết sản xuất trong ngành hóa chất chủ yếu giữa các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ và Hải Phòng. Theo đó, nguồn nguyên liệu Apatit của Lào Cai sẽ cung cấp cho nhà máy Super phốt phát Lâm Thao và nhà máy sản xuất phân bón DAP Hải Phòng. Sản xuất vật liệu xây dựng đặc biệt là sản xuất xi măng của toàn tuyến được liên kết giữa các địa phương có nguồn nguyên liệu sản xuất là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản được liên kết giữa Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Hải Phòng trong sản xuất phân bón và luyện gang thép. Lĩnh vực chế biến lâm sản được liên kết giữa Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ để sản xuất giấy, bột giấy và chế biến gỗ, tre, nứa.
– Hành lang kinh tế Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang: Là tuyến hành lang kinh tế nằm trong Tiểu vùng II. Định hướng phát triển mạnh du lịch, nông nghiệp, dịch vụ và là tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc với vùng Thủ đô. – Hàng lang kinh tế theo trục đường Hồ Chí Minh: Hà Nội – Phú Thọ – Tuyên Quang – Bắc Kạn – Cao Bằng: Tuyến hành lang kinh tế đi qua Tiểu vùng III. Định hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp và du lịch cội nguồn, lịch sử cách mạng kết nối các tỉnh phía Bắc với Thủ đô.
(2) Các hành lang kinh tế theo trục ngang
Hành lang kinh tế theo trục ngang gồm:
– Tuyến vành đai 1 (Quốc lộ 4B): Theo đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, kết nối các tỉnh biên giới, tạo động lực phát triển kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy xuất, nhập khẩu của cả nước với thị trường rộng lớn Trung Quốc, kết hợp bảo đảm an ninh – quốc phòng;
– Tuyến vành đai 2 (Quốc lộ 279), kết nối các tỉnh theo trục ngang Đông – Tây để hướng đến mục tiêu sản xuất, cung ứng và trung chuyển hàng hóa nông sản, phát triển công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, hình thành mạng lưới đô thị phù hợp và kết hợp quốc phòng, an ninh;
– Tuyến vành đai 3 (Quốc lộ 37), hình thành các vùng sản xuất tập trung, kết nối với các trung tâm đầu mối phát triển các sản phẩm cây ăn quả kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ.
Cụ thể, 3 vùng kinh tế gồm: Vùng kinh tế I (vùng kinh tế động lực) bao gồm Tp. Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Đây là vùng động lực phát triển đa dạng các lĩnh vực: nông lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ… -Vùng kinh tế II bao gồm huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng. Là vùng tập trung phát triển Kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến, du lịch.Vùng kinh tế III bao gồm huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ, huyện Mường Chà, và thị xã Mường Lay. Là vùng tập trung Phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản, du lịch thương mại dịch vụ.
Nguồn: senvangdata.com
Xem thêm tại: Các dự án quan trọng đang quy hoạch ở Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
Ngày 31/8/2022, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 1556/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Điện Biên Phủ.
Vị trí, diện tích đất các khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Điện Biên Phủ được Uỷ ban nhân dân TP. Điện Biên Phủ xác lập.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thành phố Điện Biên
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Điện Biên được phê duyệt là căn cứ pháp lý để thực hiện giao đất, cho thuê đất nhằm mục tiêu phát triển đô thị, xây dựng công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch trên toàn địa bàn thành phố. Vị trí các khu đất, đường giao thông nằm trong quy hoạch được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, thành phố Điện Biên.
Về Kế hoạch sử dụng đất năm 2022:
Ngày 08/9/2022, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 1629/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Điện Biên Phủ.
Theo quyết định, diện tích, cơ cấu các loại đất đưa vào sử dụng năm 2022, thành phố Điện Biên Phủ, bao gồm:
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022
Kế hoạch thu hồi đất năm 2022
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022
Vị trí, diện tích đất các công trình, dự án thực hiện trong năm 2022 được thể hiện trên Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Điện Biên Phủ tỷ lệ 1/25.000; Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích đất các công trình dự án và Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022, do Uỷ ban nhân dân thành phố Điện Biên Phủ xác lập.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường của tỉnh Điện Biên
Nguồn: senvangdata.com
senvangdata.com
Dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang nằm trong quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021. Bởi vậy, việc sớm được đầu tư xây dựng tuyến cao tốc này sẽ mở ra cơ hội lớn cho tỉnh Điện Biên; nhất là tháo gỡ được nút thắt về giao thông để Điện Biên nâng cao năng lực kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực, vùng Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Được biết, giai đoạn 1 của Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến từ TP. Điện Biên phủ đi nút giao Km15+800 địa phận xã Búng Lao, huyện Mường Ảng với tổng chiều dài 50km. Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012, với quy mô đường cấp III miền núi, có mặt cắt ngang 2 làn xe, bề rộng nền đường 9m, trong đó trên tuyến dự kiến có 2 vị trí xây dựng hầm xuyên núi.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường của tỉnh Điện Biên
Nguồn: senvangdata.com
Mục đích của quy hoạch tổng thể này là đưa khu du lịch quốc gia này trở thành điểm nhấn, mốc son trên tuyến du lịch qua miền Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên, vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ và cả nước bền vững.
Phấn đấu đến năm 2030 Khu du lịch quốc gia đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, trong đó khoảng 500.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2030; phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 30.000 lao động với khoảng 10.000 lao động trực tiếp.
Theo quy hoạch, diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch quốc gia là 2.500ha. Định hướng phát triển gồm phát triển thị trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian phát triển du lịch; Tổ chức tuyến du lịch. Các sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển là Du lịch lịch sử – văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng gắn với các bản dân tộc vùng Tây Bắc; Du lịch lễ hội, tâm linh; Du lịch thương mại, công vụ ở thành phố Điện Biên Phủ.
Đồng thời, hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia Điện Biên Phủ – Lào và kết nối với Thái Lan, Myanma và các nước ASEAN khác qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc Na Son; Mở rộng và nâng cao chất lượng một số tuyến du lịch liên vùng; phát triển các tuyến nội vùng từ Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ-Pá Khoang đi các điểm du lịch phụ cận trong khu du lịch.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường của tỉnh Điện Biên
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Điện Biên để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP