Tóm tắt quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, không chỉ là một bản kế hoạch chính trị, mà còn là bản lược đồ tương lai đầy tham vọng, đánh dấu sự đổi mới và nỗ lực của tỉnh này trong hành trình phát triển bền vững. Những chiến lược đề ra không chỉ hướng tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân An Giang mà còn hướng tới mục tiêu lớn hơn, là định hình một tương lai sáng tạo và bền vững cho cả cộng đồng.
Tỉnh An Giang có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh biên giới và đối ngoại của khu vực Tây Nam bộ, cũng như của cả nước.
Phát triển An Giang trở thành tỉnh năng động, hiện đại, văn minh, sinh thái và bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia; phù hợp với quy hoạch vùng ĐBSCL, bảo đảm phát triển bao trùm và hướng tới thịnh vượng; phát triển vì con người, chú trọng gìn giữ và tôn tạo sự đa dạng văn hóa, các giá trị truyền thống, lịch sử; tôn trọng quy luật tự nhiên và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xem bản full quy hoạch tỉnh An Giang tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
Các chỉ tiêu kinh tế – xã hội
Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng ĐBSCL; kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển vững chắc hệ sinh thái công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và một số ngành công nghiệp chế tác, là trung tâm sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao, là đầu mối giao thương, hợp tác quốc tế với Campuchia và các nước khu vực ASEAN, là trung tâm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái của vùng; không gian kinh tế – xã hội được bố trí hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối hiệu quả với các địa phương trong vùng; đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng cao; an sinh xã hội được bảo đảm; các giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được cải thiện; tiềm lực quốc phòng được củng cố, ngày càng vững chắc; chính trị, an ninh trật tự được ổn định.
Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu kinh tế
(i) Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 7%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 6,5%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt 7,5%/năm.
(ii) Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm thủy sản chiếm 28,0%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 17,0%; Dịch vụ chiếm 50,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,5%; đến năm 2030, cơ cấu kinh tế của tỉnh: 20%-25%-50%-5%.
(iii) GRDP bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng năm 2025, đạt 157,5 triệu đồng năm 2030.
(iv) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021-2025: 328,5 ngàn tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 559 nghìn tỷ đồng.
(v) Giai đoạn 2021-2025, thu ngân sách trên địa bàn 05 năm đạt 41.303 tỷ đồng, trong đó năm 2025 đạt 9.800 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 63.000 tỷ đồng, trong đó năm 2030 đạt 14.500 tỷ đồng.
(vi) Đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt trên 10 triệu lượt; đến năm 2030, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh đạt trên 12 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách lưu trú chiếm 30%.
(vii) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42%-43% vào năm 2025 và đạt khoảng 45%-50% vào năm 2030.
(viii) Đến năm 2025, số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 93-95 xã; có thêm 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có 01 đơn vị cấp huyện đạt Nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2030.
(ix) Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 10% GRDP và đạt trên 20% GRDP của tỉnh vào năm 2030.
b) Mục tiêu xã hội
(i) Giai đoạn 2021-2030, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,9%/năm. Dân số trung bình năm 2025 là 1.920 ngàn người và năm 2030 là 1.945 triệu người.
(ii) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: 55%; 45% huyện, thị, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đến năm 2030, các chỉ tiêu này lần lượt đạt 70% và 73%.
(iii) Đến năm 2025, số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 28 giường bệnh và đạt 29,4 giường bệnh vào năm 2030. Đến năm 2025, số bác sĩ trên một vạn dân đạt 11 bác sĩ và đạt 12 bác sĩ vào năm 2030
(iv) Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân từ 1-1,2%/năm; giai đoạn 2026-2030 tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân giảm bình quân dưới 1%. Giai đoạn 2021-2030, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm từ 3- 4%/năm.
(v) Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 73% và đạt 80% vào năm 2030, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 31,5% và đạt 39% vào năm 2030.
(vi) Đến năm 2025, phấn đấu đưa 50% số xã đặc biệt khó khăn ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn.
c) Mục tiêu về bảo vệ môi trường
(i) Duy trì tỷ lệ che phủ rừng đạt 3,29% giai đoạn 2021-2030.
(ii) Đến năm 2025, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 100%. Đến năm 2030, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 100%.
(iii) Đến năm 2025, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 90%, ở nông thôn đạt 80%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu huỷ, xử lý đạt 100%; duy trì tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn đạt 100%. Đến năm 2030; tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đạt 5%, ở nông thôn đạt 85%, duy trì các chỉ tiêu đã đạt 100% ở năm 2025.
(iv) Giai đoạn 2021-2030, xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn. 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý. Bảo đảm 100% khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
Quy hoạch Tỉnh An Giang
QUY HOẠCH| ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
Định hướng phát triển các đô thị theo tiêu chí đô thị tăng trưởng xanh, hiện đại, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
Xem thông tin chi tiết về quy hoạch vùng trong địa bàn tỉnh An Giang tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
Nâng cấp các đô thị hiện hữu và hình thành các đô thị mới phù hợp với Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt.
Đến năm 2025: Toàn tỉnh có 24 đô thị
Đến năm 2050: Toàn tỉnh có 20 đô thị
Ý tưởng: Phát triển trên nền tảng “02 Trục Động Lực và 04 Trung Tâm Chính” nhằm kết nối với vùng tỉnh mạnh mẽ, kết nối nông nghiệp với đô thị và dành nhiều không gian cho nước.
02 Trục Động Lực
04 Trung Tâm phát triển chính:
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững. Quy mô đô thị trung bình trên cơ sở phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với phân vùng phát triển kinh tế và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua thiết kế phù hợp các hoạt động sử dụng đất, hạ tầng thủy lợi, giao thông, năng lượng và xử lý chất thải và các công trình xây dựng
Xem thông tin bản đồ sử dụng đất của tỉnh An Giang tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
QUY HOẠCH| QUY HOẠCH CHUNG TP.LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2035| QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Cơ cấu đất nội thị đến năm 2035 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2025, cụ thể: tỷ lệ đất dân dụng tăng 8.1%, đất ngoài dân dụng tang 3.4%, đất khác 11.51%. Diện tích đất khác thay đổi đáng kể là do sự thay đổi của diện tích đất nông nghiệp, giảm 1,227.32 ha.
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG BỘ-ĐƯỜNG KHÔNG
Theo Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, tỉnh An Giang có 7 quốc lộ đi qua, gồm 3 tuyến QL hiện hữu (QL91, QL91C, tuyến N1) và 4 QL quy hoạch mới: tuyến N2, QL80B (hiện hữu là TL942, 954, 952), QL80C (hiện hữu là TL945), QL91D.
Hạn chế lớn nhất của hệ thống giao thông đường bộ tại An Giang là khả năng kết nối với vùng TP. HCM do chưa có đường cao tốc dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu của tỉnh đến hệ thống các cảng của vùng TP. HCM khá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Hạ tầng giao thông chính của tỉnh An Giang: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG THỦY
An Giang còn có hệ thống giao thông đường thủy nội bộ rất phát triển góp phần chia sẻ khối lượng vận chuyển hành khách và luân chuyển hàng hóa với hệ thống giao thông đường bộ. Vận tải hàng hóa bằng đường thủy chiếm 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa và 40% khối lượng vận chuyển hành khách (vận chuyển hành khách ngang sông và phục vụ du lịch).
Ngoài ra, tỉnh quy hoạch, xem xét nâng cấp và hoàn thiện các cảng chuyên dùng phục vụ xuất, nhập các sản phẩm xăng, dầu, xi măng,….như: Cảng nhà máy xi măng An Giang; Cảng xăng dầu Vịnh Tre, Long Xuyên, Thoại Sơn, Mỹ Thới, Cảng công ty CP bê tông ly tâm An Giang, cảng Phú Tân.
Hệ thống các tuyến đường thủy của tỉnh An Giang: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| QUY HOẠCH KHU KINH TẾ CỬA KHẨU AN GIANG
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu An Giang trở thành trung tâm kinh tế cửa khẩu của vùng ĐBSCL với thị trường Campuchia và khu vực ASEAN; là trung tâm kinh tế cửa khẩu tích hợp đa mục tiêu gồm: kinh tế, an ninh – quốc phòng; xây dựng cơ chế để phát triển các khu thương mại phi thuế quan.
Hệ thống các cửa khẩu tỉnh An Giang: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
Quy mô đất xây dựng tập trung tại Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030 sẽ đạt khoảng 3,600 ha – 3,700 ha, trong đó:
QUY HOẠCH| DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| QUY HOẠCH KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI SAM
Phát triển Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, quy mô 1.487 ha, gắn với bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy giá trị hệ thống di tích và thắng cảnh; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giai đoạn 2021-2025, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu Du lịch quốc gia Núi Sam và một số dự án quan trọng thuộc phân khu du lịch văn hóa – tâm linh Núi Sam, phân khu Công viên văn hóa du lịch và các khu vực khác để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Khu Du lịch quốc gia Núi Sam.
Thông tin cụ thể quy hoạch khu du lịch quốc gia Núi Sam: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh An Giang
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH AN GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh An Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP