Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống giao thông vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. Tỉnh Hải Dương, với tiềm năng phát triển lớn, đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một hệ thống giao thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân và hàng hóa. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu tóm tắt quy hoạch giao thông tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
Tiếp giáp với 6 tỉnh thành phố ở khu vực đồng bằng sông Hồng, vị trí này giúp cho Hải Dương trở thành một nút giao quan trong về giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các tỉnh, thành.
Vùng đồi núi thấp phân bố chủ yếu ở phía Bắc chiếm khoảng 15.9% diện tích tự nhiên của tỉnh, đây là vùng tập trung nhiều chủng loại khoáng sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phù hợp với trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp.
Vùng đồng bằng chiếm khoảng 84% đây là vùng tập trung nhiều chủng loại khoáng sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phù hợp với trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp.
Tỉnh Hải Dương có tổng dân số 1,916.8 nghìn người, cao nhất so với một số tỉnh khu vực lân cận. Mật độ dân số của Hải Dương thuộc mức cao 1,149 người/km2. Số người lao động trên 15 tuổi của Hải Dương ở mức cao so các tỉnh lân cận được so sánh.
Tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo của Hải Dương khá cao, xếp thứ 3/6 tỉnh được so sánh, cao hơn trung bình cả nước 0.65% năm 2020. Nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao đủ điều kiện đáp ứng các ngành công nghiệp có trình độ cao.
Tỉnh Hải Dương có tỷ suất nhập cư là 0.25% năm 2020 thấp hơn phần lớn các tỉnh lân cận, tỷ suất xuất cư 0.3% đứng thứ 5 trong số 6 tỉnh được so sánh. Tỷ lệ tăng dân số cao (1.05% năm 2020 ).
Tỷ lệ dân số thành thị là 31.40% trong khi đó tỷ lệ ở dân cư nông thôn là 68.60% hơn gấp đôi tỷ lệ dân cư thành thị. Dân số ở Hải Dương phân bố mật độ cao nhất ở tại TP Hải Dương (233,143 người). Còn lại, lượng cư dân được phân bổ khá đồng đều giữa các huyện.
Quy mô kinh tế của tỉnh Hải Dương trong năm 2021 có các ngành nghề: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp – dịch vụ, trợ cấp sản phẩm. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm hơn một nửa cơ cấu kinh tế của tỉnh (54.9%), ngành dịch vụ chiếm (26.6%), nông – lâm – ngư nghiệp là (9.4%) còn lại là trợ cấp sản phẩm ( 9.1%).
Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hải Dương
Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương đến năm 2025 và tiếp tục hướng đến 2030 có sự biến đổi nhẹ. Năm 2025 dự định ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 8%, công nghiệp – xây dựng 61.5% và dịch vụ là 30.5%.
Tuy nhiên, đến năm 2030, cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương sẽ theo xu hướng giảm ở ngành nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ lần lượt là 30.2% và 6%. Còn lại ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên là 63.8%, cho thấy tỉnh tập trung vào phát triển các ngành nghề về công nghiệp, xây dựng.
Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hải Dương đạt 8.6% cao thứ 8/63 tỉnh, thành trên cả nước và xếp thứ 4/11 ở khu vực đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 77 triệu đồng, đứng thứ 16/63 tỉnh trên cả nước.
Thu ngân sách: 19,290 tỷ đồng năm 2021, tăng khoảng gần 50% so với kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 2,497 tỷ đồng, bằng 125% dự toán (tương ứng tăng thu 497 tỷ đồng), bằng 104% so với thực hiện năm 2020.
Chi ngân sách, chi cho đầu tư phát triển ước đạt trên 6,800 tỷ đồng, bằng 235.8% dự toán năm; chi thường xuyên ước đạt trên 10,200 tỷ đồng, bằng 124% dự toán năm…
Vốn FDI trên địa bàn tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 492 dự án FDI với tổng số vốn 9.2 tỷ USD. Hải Dương được đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước trong việc bảo đảm hạ tầng tốt nhất để cạnh tranh với các tỉnh, thành phố lân cận.
Bên cạnh các khu công nghiệp lớn, tỉnh Hải Dương còn phát triển mạnh mẽ về du lịch văn hóa – tâm linh. Tỉnh Hải Dương hiện có 1,098 khu di tích lịch sử trong đó có 133 di tích cấp quốc gia thu hút du khách đến tham quan, đóng góp một phần vào doanh thu ngành dịch vụ.
Điều chỉnh cực bộ hướng tuyến đường Vành đai I,II thành phố Hải Dương cho phù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị. Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ và giao thông công cộng.
Đường sát Hà Nội – Hải Phòng đoạn đi qua TP Hải Dương được chuyển thành đường sắt trên cao. Cải tạo ga Hải Dương, xây mới ga Việt Hoà, Tiền Trung..
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 01 cao tốc và 07 tuyến quốc lộ đi qua với tổng chiều dài 230 Km, được phân bố tương đối hợp lý bởi các trục tuyến Bắc – Nam (QL37, QL38, QL38B), trục tuyến Đông – Tây (QL18, QL5, QL17B, cao tốc Hà Nội-Hải Phòng).
Các tuyến đường tỉnh hiện nay phần lớn là đường cấp V chiếm 44,4%, còn lại là các loại đường cấp II, cấp III, cấp IV và cấp VI. Kết cấu đường tỉnh hiện nay đã được bê tông hóa 100%, phần lớn là mặt đường láng nhựa chiếm 56,01% và mặt đường bê tông nhựa chiếm 40,42% còn lại là đường bê tông xi măng chiếm 3,57%. hiện nay các tuyến đường tỉnh đều đã được xây dựng từ lâu nên chất lượng mặt đường tương đối xấu, tỷ lệ đường xấu lên đến 58,03%, đường chất lượng trung bình chiếm 23,12% còn lại là đường chất lượng tốt chiếm 18,85%.
Phát triển mạng lưới giao thông đường cao tốc:
– Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04): Xây dựng nâng cấp mở rộng đường gom, đường song hành hai bên đồng bộ với hệ thống đường sắt cao tốc Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng
– Cao tốc Nội Bài – Hạ Long (CT.09): Xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long theo định hướng quy hoạch giao thông đường bộ đã phê duyệt, kết nối hành lang phát triển phía Bắc của tỉnh
– Đường vành đai 5 vùng thủ đô: Xây dựng tuyến đường vành đai 5 vùng Thủ Đô trong giai đoạn 2021-2030 theo định hướng quy hoạch giao thông đường bộ đã phê duyệt, tuyến đường xây dựng trở thành tuyến đường trục dọc chính của tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 2 tuyến đường sắt Quốc gia và 1 tuyến đường sắt chuyên dùng
Đường sắt qua tỉnh phục vụ vận tải hàng hóa có khối lượng lớn trong vùng và quốc tế thông qua cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.
Định hướng nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường sắt tạo mối liên kết vùng, vận tải hành khách trên những chuyến tàu có tiện nghi tốt và tốc độ cao.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 20 tuyến đường sông với tổng chiều dài 419km trong đó:
Trung ương quản lý 14 tuyến sông với chiều dài 297 km (nằm trong 2/4 hành lang vận tải Quốc gia khu vực phía Bắc: Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội và Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình).
Địa phương quản lý 06 tuyến sông với tổng chiều dài 122 km nằm trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải.
Quy hoạch bổ sung 17 cảng thủy nội địa trên các tuyến sông trung ương chạy qua địa bàn tỉnh trên cơ sở các cảng hiện trạng đã được công bố không nằm trong quy hoạch quốc gia.
Quy hoạch mới 11 cảng thủy nội địa trong đó: H. Tứ Kỳ 2 cảng; H. Thanh Hà 1 cảng; H. Nam Sách 2 cảng; H. Kim Thành 1 cảng; H. Cẩm Giang 1 cảng; TX. Kinh Môn 3 cảng; H. Thanh Miện 1 cảng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1 cảng cạn Hải Dương tại phường Việt Hoà, chưa hình thành trung tâm logistics. Hoạt động cung cấp dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa bảo dưỡng container…
Đường vành đai 5 Thủ đô có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 331,5 km đi qua 8 tỉnh gồm : TP Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Sau khi hoàn thiện sẽ giúp đẩy nhanh quá trình di chuyển, lưu thông hàng hoá, có ý nghĩa rất lớn đến giao thông và liên kết vùng cho khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh phụ cận thủ đô; đồng thời cũng giúp thị trường bất động sản Bắc Bộ có được những bước phát triển mạnh mẽ hơn.
Dự án đường dẫn lên cầu Cậy Mới (huyện Cẩm Giàng) và đường 33m kéo dài (qua địa phận huyện Cẩm Giàng) nối đường Vũ Công Đán (TP.Hải Dương) có tổng mức đầu tư gần 470 tỷ đồng, nhằm từng bước hoàn thành trục giao thông kết nối liên vùng (nối đường Vũ Công Đán, TP.Hải Dương đến thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang kết nối với nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Đường tỉnh 392)
Dự án đường trục Đông – Tây dài 36,5 km, quy mô 4-6 làn xe, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Điểm đầu tuyến giao cắt với đường tỉnh 392C tại xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, đi qua các huyện Thanh Miện, Ninh Giang và kết thúc tại giao cắt với đường tỉnh 391 tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ. Đường được thiết kế tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, tốc độ 80 km/h.
Dự án xây dựng nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường tỉnh 392 tại huyện Bình Giang và dự án xây dựng nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường tỉnh 390 tại huyện Thanh Hà.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch giao thông tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP