Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 30 Tháng sáu, 2024
  • Thừa Thiên – Huế, vùng đất cố đô giàu truyền thống và lịch sử, với khát vọng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, quy hoạch du lịch tỉnh không chỉ tập trung vào việc phát triển hạ tầng du lịch hiện đại, mà còn chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản độc đáo của địa phương. Từ việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đến việc tổ chức các lễ hội, sự kiện quốc tế, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái du lịch bền vững, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hãy cùng Sen Vàng khám phá chi tiết những định hướng, chiến lược và cơ hội phát triển mà quy hoạch này mang lại, để hiểu rõ hơn về tương lai tươi sáng của du lịch Thừa Thiên – Huế.

    Senvangdata.com

    TỔNG QUAN

     

    Vị trí địa lý 

    Thừa Thiên Huế là một tỉnh cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm phần đất liền, hải đảo và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông, có diện tích tự nhiên 4.947,11km2, có tọa độ địa lý từ 160-16,80 Vĩ Bắc, và 107,80-108,20 Kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam, phía Tây kéo dài từ điểm ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Trị – CHDCND Lào đến điểm ranh giới Thừa Thiên Huế – Quảng Nam – CHDCND Lào. Phía Tây và phía Nam Thừa Thiên Huế được dãy núi Trường Sơn và Bạch Mã bao bọc, phía Đông giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 120 km. 

    Senvangdata.com

    Tỉnh Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội khoảng 675 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 100km và thành phố Hồ Chí Minh 1060 km về phía Bắc; cách cửa khẩu Lao Bảo – tỉnh Quảng Trị 150km về phía Tây; tiếp giáp với 2 tỉnh Lào; cách đường hàng hải nội địa 25 km và cách đường hàng hải quốc tế 170 km.

    Tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí trung tâm của cả nước, có đủ 05 phương thức giao thông bằng cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không; là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc; giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng của cả nước. 

     

    Dân số 

    Dân số trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 1.133,7 nghìn người, là tỉnh xếp hạng thứ 40 về quy mô dân số trong cả nước. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng bình quân của dân số tỉnh Thừa Thiên Huế là 0,35%/năm, tương ứng mỗi năm tăng 3,93 nghìn người/năm, cao hơn so với mức tăng dân số của giai đoạn 2011-2015 (0,31%/năm), tăng chậm hơn so với xu hướng tăng quy mô dân số hằng năm của vùng duyên hải miền Trung (0,59%/năm) và của cả nước (1,35%/năm).

    Senvangdata.com

     

    Tốc độ tăng dân số chung của Thừa Thiên Huế ở mức thấp chủ yếu do ảnh hưởng của việc di cư dân số. Tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của tỉnh không có nhiều khác biệt so với bình quân chung cả nước và của vùng. Tính bình quân giai đoạn từ 2010-2020, tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của Thừa Thiên Huế là 0,94%/năm, xấp xỉ mức bình quân chung của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (0,97%/năm) và của cả nước (0,95%/năm).

    Senvangdata.com

     

    Kinh tế

     

    Cơ cấu kinh tế

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020 chuyển dịch theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp & xây dựng – Nông nghiệp – Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, cụ thể năm 2010: 51,3%-25,1%-18,2%- 5,4%; năm 2020: 47,6%-32,1%-11,7%- 8,5%. Như vậy, lĩnh vực dịch vụ là một thế mạnh của tỉnh, qua 10 năm đã vươn lên trở thành yếu tố chủ đạo trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 48% trong cơ cấu kinh tế. Tỉnh đã khai thác một số ngành dịch vụ có lợi thế, tạo giá trị gia tăng, trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; dịch vụ giáo dục; dịch vụ y tế từng bước khẳng định là một trung tâm có thương hiệu quốc gia và khu vực. Công nghiệp & xây dựng có sự chuyển dịch lớn tăng từ 25,1% (năm 2010) lên 32,1% (năm 2020), trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh từ 12,7% trong GRDP (năm 2010) lên 20,7% (năm 2020) nhờ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị xuất khẩu. Nông nghiệp giảm dần từ 18,2% (năm 2010) xuống còn 11,7% (năm 2020) phù hợp với định hướng phát triển theo hướng phục vụ đô thị và du lịch

     Senvangdata.com

     

    GRDP

    Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2020 của Thừa Thiên Huế đạt 6,16%/năm, thấp hơn so với mức bình quân 7,0%/năm của vùng BTB&DHMT;  cao hơn bình quân 5,97% của vùng KTTĐ miền Trung. Tăng trưởng các giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt 6,1%/năm , giai đoạn 2016-2020 đạt 6,2%/năm, không đạt so với mục tiêu đề ra  và cao hơn trung bình 6% của cả nước.

    Senvangdata.com

     

    Tăng trưởng GRDP của Thừa Thiên Huế ổn định và có xu hướng suy giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2014 trong bối cảnh nền kinh tế chung của cả nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn sau khủng hoảng kinh tế. Ngành du lịch của Thừa Thiên Huế giai đoạn này cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi không có nhiều sản phẩm mới trong khi các sản phẩm du lịch biển của một số địa phương như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc ở chu kỳ phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng Thừa Thiên Huế được phục hồi tốt hơn giai đoạn 2015-1019 do bối cảnh vĩ mô thuận lợi hơn và thành công trong triển khai nhiều dự án quan trọng trong ngành du lịch và thương mại 

     

    FDI 

    So với các tỉnh/thành trong nhóm so sánh, Huế có khả năng thu hút FDI khá tốt, với 3,87 tỷ USD vốn FDI đăng ký lũy kế đến hết năm 2020, đạt hơn 4 tỷ USD đến cuối năm 2021, chỉ đứng sau Quảng Nam và Đà Nẵng trong các tỉnh vùng KTTĐ Trung Bộ, cao hơn nhiều địa phương khác. Tốc độ tăng trưởng vồn FDI đăng ký cũng ở mức cao, bình quân 7,5%/năm giai đoạn 2010-2020. 

    Senvangdata.com

     

    Đầu tư FDI của Huế đến từ khá nhiều quốc gia, bao gồm Singapore, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Pháp, Thái Lan…, trong đó có nhiều doanh nghiệp đóng góp quan trọng cho ngân sách cũng như phát triển kinh tế chung của Tỉnh, như Carlsberg (bia Huda), Scavi (dệt may), Banyan (Laguna), CP (thực phẩm). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là thương mại – dịch vụ, chiếm 77% tổng FDI đăng ký (chủ yếu từ Banyan tại Laguna Lăng Cô), chế biến chế tạo chiếm 20%, nông lâm thủy sản chỉ chiếm 2%, xây dựng 1%.

    TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ 

     

    Tài nguyên thiên nhiên 

    Senvangdata.com

     

    1. Tài nguyên đất

    Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 494.710,95 ha với trên 10 loại đất chính, trong đó các loại đất chính là đất phù sa; đất đỏ vàng; đất mùn vàng trên núi; đất cát, mặn… phân bố trên các vùng địa hình khác nhau. 

    – Đất cát biển: Gồm 2 loại đất: cồn cát trắng và đất cát biển phân bố dọc bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc, diện tích khoảng 42.620 ha chiếm 8,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, thuộc loại đất nghèo dinh dưỡng.

    – Đất mặn: Phân bố từ nơi thấp của đồng bằng ven biển từ Phong Điền, Quảng Điền đến Phú Lộc. Do ảnh hưởng của sự xâm thực nước biển, diện tích khoảng 6.270 ha, thuộc loại đất nghèo dinh dưỡng, đất mặn.

    – Đất phèn: Phân bố ở những vùng đất thấp do ảnh hưởng của nước sông và biển theo mùa ở vùng cửa sông các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Diện tích khoảng 2.500 ha có màu xám xanh đến xám tro, thành phần cơ giới thịt nặng, chua, hàm lượng mùn từ 1,8 – 2,4%. 

    – Đất phù sa: Được hình thành do sản phẩm bồi đắp của các dòng sông, diện tích khoảng 48.000 ha. 

    1. Tài nguyên rừng và sinh vật 

    Công bố hiện trạng rừng đến năm 2020 , diện tích rừng hiện có của Tỉnh Thừa Thiên Huế là 288.401,82 ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 211.243,37 ha chiếm 73,3%, và diện tích rừng trồng là 77.158,24 ha chiếm 26,7 %. Phân theo mục đích sử dụng: rừng đặc dụng 93.153,88 ha; rừng phòng hộ 77.011,24 ha; rừng sản xuất 118.236,7 ha, trong đó sản xuất 99.607,93ha, ngoài quy hoạch 3 loại rừng nhưng tạm tính là sản xuất 18.628,77ha.

    Hệ thực vật có sự giao lưu giữa hệ thực vật phía Bắc và hệ thực vật phía Nam nên đa dạng về thành phần, chủng loại và hệ sinh thái

    1. Tài nguyên nước

    Nước mặt: Mạng lưới sông, đầm phá, hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ, có tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai khoảng 231 km2, tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ đông Trường Sơn chảy ra hơn 9 tỷ m3 mỗi năm. 

    Nước dưới đất: Bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà; khu vực phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng cho khai thác và sử dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200 m3/ngày. 

    1. Tài nguyên thủy sản 

    Hiện có hơn 500 loài cá trong đó 30 – 40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác, năng suất khai thác hợp lý là 40.000 – 50.000 tấn/năm. Vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến đảo Sơn Chà là vùng biển đa dạng sinh học khu vực có nhiều thủy sản có giá trị cao như tôm hùm, cá mú … và là nơi có nguồn tôm, cá bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống và rất thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nuôi các đối tượng thủy sản quý như tôm hùm, ngọc trai. Đồng thời đây cũng là vùng sinh thái giá trị với nguồn tài nguyên thủy sinh phong phú, trong đó có san hô, cỏ biển, rong biển, cùng nhiều loài tôm, cá và sinh vật đáy. 

    1. Tài nguyên khoáng sản 

    Đến nay đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, bao gồm:

    – Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền, trữ lượng khoảng 5 triệu m3; chất lượng thuộc loại tốt. Có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40%.

    – Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc,…có trữ lượng không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất, bao gồm pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. Đặc biệt do cấu tạo địa chất, đá vôi dồi dào, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng. Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit thuộc Bản Gôn huyện Nam Đông. 

     

    Văn hóa – làng nghề 

    Văn hóa 

    Thừa Thiên Huế mang trong mình một hệ thống di sản văn hóa khá đồ sộ với gần 1.000 di tích, địa điểm di tích lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích tôn giáo. Thừa Thiên Huế tự hào là địa phương có một không gian văn hóa đặc sắc (vật thể và phi vật thể), một “gia tài” văn hóa tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam. Cố đô Huế vẫn luôn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Huế là nơi hội tụ của hai hệ sinh thái Bắc Nam, là vùng đất có cả đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển cả tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Thiên Thai, Bạch Mã, Hải Vân, Lăng Cô, Cảnh Dương, Túy Vân… Huế còn là một trung tâm tôn giáo của Việt Nam với hàng trăm ngôi chùa nổi tiếng lâu đời, và nhiều nhà thờ công giáo. Các di sản văn hoá này hòa quyện vào nhau để tạo thành một bức tranh hài hòa giữa bàn tay con người và của tạo hóa.

    Senvangdata.com

     

    Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 07 di sản văn hóa gắn liền với vùng đất Huế và triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích Cố đô Huế (Di sản văn hóa Thế giới); nhã nhạc cung đình Huế (Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại); nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại); châu bản triều Nguyễn, mộc bản triều Nguyễn; thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (Di sản tư liệu thế giới).

    Hệ thống di tích của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xếp hạng 176 di tích, trong đó có 88 di tích cấp quốc gia và 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 85 di tích cấp tỉnh; với 07 di sản văn hoá thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, nhã nhạc Cung đình Huế, châu bản triều Nguyễn, mộc bản triều Nguyễn, thơ văn trên kiến trúc Cung đình, tín ngưỡng thờ Mẫu, Bài chòi Trung bộ); 03 di tích quốc gia đặc biệt (Quần thể di tích Cố đô Huế; đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh; Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế (thành phố Huế và huyện Phú Vang)); 43 di tích lịch sử; 41 di tích kiến trúc nghệ thuật (KTNT); 02 di tích khảo cổ học (Gò Dương Xuân, Hải Vân Quan); 01 di tích lịch sử và KTNT.

    Nét văn hóa nhã nhạc cung đình Huế – Senvangdata.com

     

    Làng nghề 

    Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều chương trình, đề án, dự án để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, cụ thể: (i) Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế vào những năm lẻ với nhiều nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú tham gia các hoạt động trưng bày, thao diễn nghề truyền thống, đây là dịp để quảng bá hình ảnh, tinh hoa các sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống tại xứ Huế đến với du khách trong và ngoài nước. (ii) Một số làng nghề đã được tập trung tăng cường hỗ trợ trang thiết bị máy móc, bao bì nhãn mác, xúc tiến thương mại như mây tre đan Bao La, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, An Bình, chế biến bún bánh Ô Sa, Vân Cù, chế biến thủy hải sản An Dương, Làng Trài… (iii) Tăng cường công tác phong tặng, tôn vinh những nghệ nhân của làng nghề, đến nay, toàn tỉnh có 53 Nghệ nhân (3 Nghệ nhân Nhân dân, 13 Nghệ nhân Ưu tú và 37 Nghệ nhân cấp tỉnh). (iv) Phát triển làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) hay gắn với phát triển du lịch.

    Senvangdata.com

     

    Đã kết nối các tour du lịch đến các làng nghề, điểm tham quan như: Tour du lịch trải nghiệm Đúc đồng, nhà vườn Thủy Biều, Kim Long; tour ấn tượng Huế xanh; Gốm, Nón lá, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh làng Sình… đây là cách kết hợp khai thác tiềm năng du lịch di sản vốn có của Huế, bởi khách du lịch đến làng nghề không chỉ mua sắm, xem các nghệ nhân làm ra sản phẩm mà còn muốn tìm hiểu những giá trị phi vật thể tồn tại hàng nghìn năm.

    Senvangdata.com

    Hạ tầng du lịch 

    Hạ tầng du lịch của vùng được chú trọng, đặc biệt là hạ tầng giao thông tiếp cận các điểm đến trọng điểm và tiềm năng. Du lịch biển được chú trọng đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế động lực. Đã hình thành và đưa vào khai thác một số khu du lịch mới đẳng cấp quốc tế, nhất là tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Trên địa bàn, hiện có 47 dự án về du lịch, với tổng vốn đăng ký 78.000 tỷ đồng. 

    Senvangdata.com

     

    Nhiều khu du lịch mới đẳng cấp quốc tế đã đi vào hoạt động như Khu du lịch nghỉ dưỡng Laguna của Tập đoàn Banyan Tree , khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon (Phú Lộc), khu nghỉ dưỡng Lăng Cô, khu du lịch Sun and sea  Resort & Spa Tam Giang, Dự án nước nóng Mỹ An, khu du lịch Lapochine resort & spa; xây dựng bến thuyền du lịch tại xã Quảng Lợi (Quảng Điền). Phát triển nhanh các dịch vụ du lịch biển ở Thuận An, Phú Thuận, Vinh Thanh, Cảnh Dương, Chân Mây,….

    Senvangdata.com

     

    Các dự án du lịch lớn trên địa bàn Vùng đã đi vào hoạt động

    STT

    Khách sạn/Nghỉ dưỡng

    Vốn đăng ký (tỷ đồng)

    Diện tích đất (ha)

    Số phòng

    Năm đi vào hoạt động

    1

    Laguna Lăng Cô 

    45.103

    280

    312

    2013

    2

    Lapochine resort & spa 

    60

    2,5

    78

    2010

    3

    Vedana lagoon resort

    450

    27

    68

    2014

    4

    Khách sạn nghỉ dưỡng Thanh Tâm

    146

    1,6

    68

    2015

    5

    Khu nghỉ mát Lăng Cô

    145

    7

    67

    2015

    6

    KDL Sinh thái Làng Cò

    152

    5,8

     

    2015

    7

    Sun and sea  Resort & Spa Tam Giang (Bavico)

    80

    7,3

    50

    2016

    8

    Khu nghỉ dưỡng T26

    59

    1,8

    87

    2018

     

    Huế có nhiều nơi để đến và lắm nơi để khám phá. Những công trình cổ xưa dạo bước cả ngày không hết, những ngôi chùa có thăm cũng không xuể và còn biết bao danh lam cảnh đẹp nữa. Nơi vẻ đẹp của sông – đồi – núi và biển cả tạo nên không gian thoáng đãng, mát mẻ khiến ai cũng thích thú. Huế từng ngày trôi qua một cách êm đềm như chính dòng chảy sông Hương. 

    Senvangdata.com

     

    PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ 

     

    Mục tiêu

    Về du lịch, tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

    Về thương mại, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững; là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong Tỉnh ngày càng đổi mới, phát triển; phát triển thương hiệu hàng hoá của tỉnh Thừa Thiên Huế, đảm bảo cân đối cung cầu một số hàng hoá cơ bản, bảo vệ người tiêu dùng, thân thiện với môi trường tạo tiền đề vững chắc hội nhập sâu hơn vào thị trường trong nước và quốc tế.

     

    Định hướng phát triển hạ tầng du lịch

    Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xứng tầm là trung tâm của Vùng và cả nước về văn hóa – du lịch, trong đó chú trọng quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của đô thị Huế.

    Senvangdata.com

     

    Xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu phát triển của du lịch trong bối cảnh mới để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch lớn, đặc sắc của cả nước, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố Du lịch sạch ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN và đạt danh hiệu Thành phố sáng tạo về văn hóa đến năm 2025; trở thành khu vực Đông Nam Á đến năm 2030.

    Senvangdata.com

     

    Khai thác và sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội để phục vụ phát triển du lịch

    Xây dựng cơ sở vật chất và các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

    Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng, đường kết nối đường phía Tây thành phố Huế đi điện Hòn Chén, nâng cấp, mở rộng tuyến đường tiếp cận điểm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm – Bạch Mã, ưu tiên hạ tầng phát triển du lịch thông minh và bền vững. Hỗ trợ triển khai dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam; đầu tư hạ tầng một số bãi biển du lịch. Đầu tư nhà ga đón tàu du lịch biển tại Cảng Chân Mây. Nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài lên 9 triệu lượt khách/năm.

    Phát triển hệ đầm phá Tam Giang –Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá Quốc gia”, Khu du lịch Cảnh Dương – Lăng Cô được công nhận là Khu du lịch Quốc gia; Xây dựng khu du lịch Thanh Tân trở thành khu du lịch quốc gia. Kêu gọi đầu tư khoảng một hoặc hai khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế.

    Nâng cấp, đồng bộ hạ tầng đô thị, chỉnh trang không gian cảnh quan, xã hội hóa hệ thống chiếu sáng mỹ thuật trên địa bàn thành phố Huế. Hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ khu phố đêm Phạm Ngũ Lão – Võ Thị Sáu – Chu Văn An, không gian văn hóa trục đường Lê Lợi. Xây dựng phố đêm tại các đường quanh Đại Nội; Phát triển sản phẩm du thuyền đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp. Phát huy trục không gian hai bên bờ sông Hương, khai thác tuyến du lịch dọc theo sông Ngự Hà, An Cựu, Đông Ba; Khai thác có hiệu quả hoạt động Ca Huế; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh như Đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Tượng Quán Thế Âm, các cổ tự… Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh.

    Senvangdata.com

     

    Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối điểm đến và hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng phát triển ở A Lưới (A Nor, A Roàng, Par Le,…), Hương Thủy (Thanh Toàn, Chín Chàng), Phong Điền (Phước Tích, A Đon, Khe Me, Hầm Heo,…), Phú Lộc (Suối Mơ, Ghềnh Lăng, Lộc Bình, Nhị Hồ, Suối Tiên – Hồ Thủy Yên…), Quảng Điền (Cồn Tộc, Ngư Mỹ Thạnh…), Hương Trà (Rú Chá, Hải Dương, Thanh Phước, Khe Đầy,…), Nam Đông (Thác Mơ, Thác Phướng,…).

    Senvangdata.com

     

    Phát triển hệ thống cơ sở vật chất bao gồm các khu vui giải trí, công viên văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng lớn, hệ thống khách sạn 4-5 sao, casino.

     

    Giải pháp phát triển 

    Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thương mại; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch và thương mại

    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động phát triển du lịch và thương mại;Đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch và thương mại; 

    Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, ban hành các văn bản mới đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, khả thi và phù hợp với cam kết quốc tế và tình hình thực tế. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, tiến hành đối thoại, tham vấn với doanh nghiệp để cùng hoàn thiện môi trường kinh doanh. 

    Gắn liền cải cách hành chính với công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015, tăng cường tiếp nhận và giao trả trực tuyến thủ tục hành chính, tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề để nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý. Thực hiện và hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.

    Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, đẩy mạnh tổ chức, thông tin cho các doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm, hội nghị, diễn đàn, giao dịch thương mại. Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để tăng cường quản bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm.

    Tuyên truyền các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh tại Lào, Campuchia và Thái Lan.

    XEM THÊM:

    |TIỀM NĂNG BẤT ĐỘNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ|

    |06 CHỈ SỐ NỔI BẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN THỪA THIÊN HUẾ|

    |TÓM TẮT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2022|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số, BĐS thương mại, bất động sản đô thị, báo cáo quy hoạch, tóm tắt quy hoạch, #senvanggroup#senvangrealestate, #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, Quy hoạch du lịch, Thừa Thiên Huế, phát triển vùng,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!