Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050

  • 20 Tháng bảy, 2024
  • Lào Cai, được mệnh danh là “vùng đất địa đầu Tổ quốc”, sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa độc đáo và con người thân thiện, mến khách. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này, tỉnh Lào Cai đã ban hành Quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với những định hướng chiến lược cụ thể và giải pháp thực thi rõ ràng, Quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hứa hẹn đưa du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đồng thời biến Lào Cai thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bài viết này, Sen Vàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, bạn đọc vui lòng tham khảo tài liệu Quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    senvangdata.com

    TỔNG QUAN

    Vị trí địa lý

    Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc, tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố: Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường biên giới. Tọa độ địa lý từ 21°40’56” đến 22°50’30” vĩ độ Bắc, từ 103°30’24” đến 104°38’21” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh 6.364,25 km2, chiếm 1,9% diện tích cả nước, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố cả nước về diện tích.

    senvangdata.com

    Dân số

    Giai đoạn 2010 – 2020, dân số của tỉnh đã tăng từ 626.798 người năm 2010 lên 746.355 người năm 2020, bao gồm 25 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 33,8% dân số, các dân tộc khác chiếm khoảng 66,2% dân số). Mật độ dân số bình quân năm 2020 là 115 người/km2, bằng 87,1% mật độ trung bình của Vùng TDMNPB và 40% so với mức trung bình của cả nước. Dân số Lào Cai có sự phân bố không đều, vùng có mật độ dân cư tập trung cao nhất là thành phố Lào Cai (khoảng 563 người/km2), huyện Bảo Thắng (khoảng 166 người/km2 ) và một số huyện có mật độ dân số thấp nhất là huyện Văn Bàn (khoảng 63 người/km2) và huyện Bát Xát (khoảng 79 người/km2).

    senvangdata.com

    Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Lào Cai giảm từ 18,3‰ năm 2010 xuống còn 11,74‰ năm 2020. Tỷ suất sinh thô cũng có xu hướng giảm từ 24,4‰ năm 2010 xuống còn 17,1‰ năm 2020. Điều này cho thấy, việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Lào Cai đã và đang phát huy hiệu quả.

    senvangdata.com

    Điều kiện kinh tế  

    GRDP 

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức độ khá cao. Giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 9,2%/năm (vùng TDMNPB tăng 7,9%/năm; cả nước tăng 5,9%/năm), giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng GRDP đạt 9,4%/năm (vùng TDMNPB tăng 8,4%/năm; cả nước tăng khoảng 5,9%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2011 – 2020, tăng trưởng GRDP đạt 9,4%/năm (vùng TDMNPB tăng 8,2%/năm; cả nước tăng 5,9%/năm).

    senvangdata.com

    GRDP bình quân đầu người của tỉnh tăng từ 20,84 triệu đồng năm 2010 (vùng TDMNPB 16,24 triệu đồng; cả nước 24,8 triệu đồng) tăng lên 77,8 triệu đồng năm 2020 (vùng 54,11 triệu đồng; cả nước 67 triệu đồng), tăng gấp 3,7 lần (vùng tăng 3,4 lần; cả nước tăng 2,7 lần). Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 17,4%/năm (vùng tăng 15,9%/năm; cả nước tăng 12,9%/năm), giai đoạn 2016-2020 đạt 10,9%/năm (vùng tăng 9,8%/năm; cả nước tăng 8,3%/năm).

    Cơ cấu kinh tế

    Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch giữa các ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành CN-XD: Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,8% từ 19,2% năm 2010 xuống 14,4% năm 2020 (vùng giảm 6,6%; cả nước giảm 4,4%); tăng tỷ trọng các ngành CN-XD từ 28,4% năm 2010 lên 42,4% năm 2020, tăng 14% (vùng tăng 12,5%; cả nước tăng 2,4%); tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 43,4% năm 2010 xuống 34,2% năm 2020, giảm 9,2% (vùng giảm 5,2%; cả nước tăng 4,7%).

    senvangdata.com

    Đầu tư FDI 

    Giai đoạn 2011- 2020, với những tiềm năng về kinh tế, nguồn nhân lực, Việt Nam, trong đó có Lào Cai đã trở thành điểm đến thu hút nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới. FDI vào các ngành công nghệ cao là một xu hướng chung của Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng rút khỏi Trung Quốc và dịch chuyển sang các nước khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và một số nước đang phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo thu hút được vốn FDI, đòi hỏi Việt Nam, trong đó có Lào Cai phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư và phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế so với các quốc gia khác. Mặt khác, những biến động khó lường và căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Đông Á và biển Đông sẽ tác động bất lợi đến thu hút các nguồn vốn FDI, phát triển du lịch và các hoạt động xuất, nhập khẩu của Lào Cai và cả nước.

    senvangdata.com

    TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 

    Tài nguyên thiên nhiên

    senvangdata.com

    Tài nguyên đất 

    Năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 638.389,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 420.665,5 ha, đất phi nông nghiệp là 37.512,3 ha; đất chưa sử dụng là 180.211,9 ha. Đất đai ở Lào Cai có độ phì nhiêu và tương đối đa dạng về loại đất, bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng, bao gồm: Đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ.

    Tài nguyên rừng 

    Đến 31/12/2020, diện tích đất lâm nghiệp là 369.310,8 ha; trong đó diện tích rừng tự nhiên là 267.780,2 ha; diện tích rừng trồng là 101.530,6 ha. Diện tích rừng được phân bố ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố, hàng năm có thể cho khai thác khoảng trên 36.000 m3 gỗ và hàng triệu cây vầu, nứa. Thực vật rừng cũng rất phong phú cả về số lượng loài và tính đa dạng, điển hình của thực vật. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đã thống kê có 2.847 loài thực vật thuộc 1.064 chi, 229 họ, 6 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến, Pơ Mu… Rừng của tỉnh giữ vai trò rất quan trọng đối với phòng hộ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng chung của cả nước, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra ở hạ lưu. Tuy nhiên, do việc khai thác và tập quán canh tác nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng bị giảm, chất lượng rừng giảm. Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cư đi nơi khác, có những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng. Trong thời gian tới, tỉnh cần có biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý, hiệu quả hơn và phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm, xóa nghèo của tỉnh.

    Tài nguyên khoáng sản 

    Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có tính đại diện về chủng loại của cả nước. Quá trình điều tra cơ bản về địa chất – khoáng sản đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có trên 30 loại khoáng sản phân bố tại hàng trăm mỏ, điểm mỏ thuộc các nhóm: (1) Nhóm kim loại: sắt, mangan, chì, kẽm, antimon, molipden, đồng, vàng và đất hiếm; (2) Nhóm khoáng chất công nghiệp: apatit, mica, serpentin, graphit, đôlômit; (3) Nhóm khoáng chất – vật liệu xây dựng: Pegmatit, kaolin, đá vôi, cuội sỏi và sét; (4) Nhóm khoáng sản nhiên liệu có: than nâu, than bùn và nước nóng – nước khoáng; (5) Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

    Văn hóa – làng nghề

    senvangdata.com

    Lào Cai khá phong phú về các di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ,… Đến năm 2020, tỉnh có 48 di tích được xếp hạng, trong đó có 21 di tích được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, 27 di tích được xếp hạng là di tích văn hóa cấp tỉnh. Ngoài hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, Bảo tàng Lào Cai đang lưu giữ hơn 14.000 cổ vật, hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật, hiện vật quý giá,… Hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa là điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác, phát huy để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc ở tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc.

    senvangdata.com

    Lào Cai có khoảng 40 lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên, đặc biệt là các lễ hội dân gian đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch như lễ Pút Tồng (người Dao đỏ ở Tả Phìn), nghi lễ cấp sắc (người Dao ở Long Phúc, Long Khánh (Bảo Yên)), hội Lồng tồng, hội Xuống đồng (người Giáy, người Tày), hội Xuân đền Thượng (thành phố Lào Cai), lễ hội đền Bảo Hà,…

    senvangdata.com

    Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Lào Cai khá phong phú và đa dạng như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn đúc, chạm khắc Bạc (người Mông), nghề đan (người Hà Nhì, Phù Lá,…),… Các nghề thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm thủ công, hàng hóa lưu niệm, đồng thời cũng tạo nên các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn du khách.

    Hạ tầng du lịch 

    Công trình nổi bật 

    senvangdata.com

    Du lịch 

    senvangdata.com

    senvangdata.com

    Khu du lịch Sa Pa đã được công nhận là khu du lịch Quốc gia, hiện đang được tập trung đầu tư hạ tầng phát triển, mở rộng và xây dựng đô thị Sa Pa trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế, dịch vụ Casino trên địa bàn thị xã Sa Pa, kinh tế ban đêm tại thành phố Lào Cai. Trong những năm tới, Lào Cai tập trung phát triển khu du lịch mới (Y Tý) tại huyện Bát Xát nhằm giảm tải cho Khu Du lịch quốc gia Sa Pa và phát huy tiềm năng du lịch của khu vực phụ cận, trong đó: (1) Trung tâm du lịch Mường Hum (xã Mường Hum, huyện Bát Xát): Phát triển dịch vụ, lưu trú; du lịch cộng đồng, du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp; (2) Phân khu du lịch Y Tý (xã Y Tý, huyện Bát Xát): Phát triển du lịch cộng đồng và du lịch gắn với các hệ sinh thái nông nghiệp; du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Vườn Quốc gia Bát Xát); (3) Phân khu du lịch Bản Qua (xã Bản Qua, huyện Bát Xát): Phát triển du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng

    senvangdata.com

    Đến năm 2030, Lào Cai dự báo đón trên 13 triệu lượt khách du lịch. Ngoài những lợi thế về vị trí địa kinh tế – chính trị; Khu du lịch Quốc gia Sa Pa phát triển tiến tới đạt tiêu chuẩn “Thành phố Du lịch sạch ASEAN”; các khu, điểm du lịch cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tâm linh hấp dẫn, Lào Cai còn có tiềm năng khai thác, phát triển khu du lịch – đô thị Y Tý (Bát Xát) và khu du lịch Bắc Hà phấn đấu đạt các tiêu chí để trở thành Khu du lịch Quốc gia.

    PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI 

    Mục tiêu

    Mục tiêu phát triển tổng quát: Phát triển du lịch Lào Cai đạt các tiêu chuẩn quốc

    tế: Du lịch ASEAN và Du lịch bền vững toàn cầu; Xây dựng Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn, du lịch chất lượng cao, đem lại cho du khách những trải nghiệm đa dạng và độc đáo; phát triển du lịch theo hướng bền vững, có trách nhiệm, toàn diện, cân bằng và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

    Đến năm 2025, Lào Cai trở thành trung tâm du lịch phát triển nhất vùng Tây Bắc

    với sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, duy trì và phát huy được những nét đẹp của văn hóa dân tộc, phấn đấu Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đạt tiêu chuẩn “Thành phố Du lịch sạch ASEAN”.

    Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Lào Cai là ngành kinh tế mũi nhọn đột phá, tạo tiền

    đề đến năm 2050 trở thành ngành kinh tế chủ đạo, là động lực phát triển kinh tế – xã hội, có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, cạnh tranh được với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực, đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch quốc gia và quốc tế.

    Phương án phát triển 

    Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Dựa trên tiềm năng, lợi thế nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, tập trung phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, đặc biệt tại thị xã Sa Pa, các huyện Bắc Hà, Bát Xát, trong đó ưu tiên huy động nguồn lực xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa, khu du lịch Y Tý (Bát Xát) trở thành 02 trung tâm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp hàng đầu Việt Nam và thế giới để tạo dựng thương hiệu và vị thế cạnh tranh quốc tế mạnh của du lịch Lào Cai. Phát triển sản phẩm du lịch gôn ở những vùng đất đồi núi không phát triển được nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm thu hút nhóm khách có khả năng chi trả cao, góp phần tăng tỷ trọng du lịch cao cấp của Lào Cai.

    senvangdata.com

    Sản phẩm du lịch văn hóa: Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa dựa trên lợi thế về tài nguyên văn hóa và các giá trị truyền thống đặc sắc của 25 dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với tìm hiểu, trải nghiệm di sản văn hóa và truyền thống, ẩm thực, di tích lịch sử – cách mạng, các công trình kiến trúc – nghệ thuật, trải nghiệm cộng đồng; đẩy mạnh phát triển các loại hình văn hóa, trình diễn nghệ thuật, thể thao phục vụ du lịch. Đồng thời phát triển sản phẩm du lịch gắn với thị trường hướng tới là khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, chú trọng các điểm du lịch gắn với các di tích lịch sử, di tích tôn giáo, di sản quốc gia, đặc biệt các điểm gắn với tín ngưỡng dân gian để đạt nhiều mục đích như giáo dục đạo đức lối sống hướng thiện, giáo dục truyền thống; hỗ trợ phát triển thể chất thông qua các hoạt động dưỡng sinh; giảm tính mùa vụ của các điểm đến.

    Sản phẩm du lịch sinh thái: Phát triển du lịch sinh thái dựa trên lợi thế tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại VQG Hoàng Liên Sơn. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (dự kiến thành lập VQG Bát Xát trên cơ sở nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát trong thời kỳ 2021 – 2030); tập trung phát triển loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, sinh thái hang động, tìm hiểu đa dạng sinh học kết hợp nghỉ dưỡng núi và du lịch sinh thái nông nghiệp.

    senvangdata.com

    Sản phẩm du lịch đô thị: Phát triển sản phẩm du lịch đô thị tại thành phố Lào Cai – đang phát triển trở thành trung tâm kinh tế, là đô thị hiện đại có vị trí quan trọng trong hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của cả vùng TDMNPB, quốc gia, ASEAN với Trung Quốc. Đẩy mạnh phát triển du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo và hội chợ triển lãm (du lịch MICE), du lịch kết hợp mua sắm, các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ giải trí về đêm, tìm hiểu văn hóa, thưởng thức ẩm thực và đời sống đô thị vùng biên giới.

    Sản phẩm du lịch cộng đồng: Phát triển đúng định hướng, gắn với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Lào Cai, với trên 50 điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Định hướng phát triển, hình thành các khu/điểm du lịch tại các xã trên tuyến biên giới.

    Sản phẩm du lịch mạo hiểm: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm tại các địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có địa hình đa dạng, có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch thể thao mạo hiểm như VQG Hoàng Liên, VQG Bát Xát (thành lập trên cơ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát), khu vực cao nguyên Bắc Hà, khu vực Y Tý.

    Sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe: Quan tâm phát triển sản phẩm du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tại khu vực có khí hậu mát mẻ trên địa bàn vùng cao thị xã Sa Pa, các huyện Bát Xát, Bắc Hà kết hợp các bài thuốc, liệu pháp y học cổ truyền của đồng bào dân tộc.

    Sản phẩm du lịch biên giới kết hợp mua sắm: Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mua sắm tại TP. Lào Cai (các chợ Cốc Lếu, chợ du lịch Lào Cai, các trung tâm thương mại, chợ đêm tại thành phố Lào Cai); chợ văn hóa Sa Pa (thị xã Sa Pa); chợ Bảo Hà (huyện Bảo Yên); dịch vụ thương mại ở khu vực cửa khẩu… Phát triển đa dạng sản phẩm lưu niệm, sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công truyền thống của Lào Cai với hình thức bắt mắt, hấp dẫn để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

    senvangdata.com

    Sản phẩm du lịch nông nghiệp – nông thôn: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp – nông thôn, đặc biệt gắn với các làng nghề truyền thống, làng cổ đặc trưng của các vùng miền; phát triển các làng nghề theo mô hình “mỗi làng một sản phẩm” (OCOP) để vừa đa dạng hóa các sản phẩm thủ công, vừa là cơ sở hình thành các sản phẩm du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch nông nghiệp và cung cấp nguyên liệu cho chế biến nông sản phục vụ du lịch mua sắm. Quan tâm phát triển sản phẩm du lịch nông thôn, tạo điều kiện cho khách khám phá, trải nghiệm phong cảnh làng quê các xã vùng cao và các giá trị văn hóa đặc trưng, khác biệt của các vùng nông thôn tỉnh Lào Cai.

    Sản phẩm du lịch học tập, giáo dục truyền thống: Chú trọng phát triển các sản phẩm học tập chuyên đề dành riêng cho đối tượng là học sinh, sinh viên cả thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong đó, mục đích đối với nhóm khách du lịch là học sinh, sinh viên vừa nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng sống, vừa giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử.

    XEM THÊM:

    |TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2050|

    |THÔNG TIN QUY HOẠCH VÙNG TỈNH LÀO CAI THỜI KỲ 2021-2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050|

    |THÔNG TIN TỔNG QUAN TỈNH LÀO CAI|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050  do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : tổng quan báo cáo phát triển bền vững, BĐS thương mại, xu hướng BĐS, báo cáo quy hoạch, tóm tắt quy hoạch, du lịch tỉnh Lào Cai, Quy hoạch du lịch, senvanggroup, tỉnh Lào Cai, senvangdata, tư vấn bất động, kênh đầu tư sen vàng, phát triển vùng, hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP