Thông tin tổng quan tỉnh Lào Cai

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Nếu bạn là chủ đầu tư bất động sản, khi có kế hoạch đầu tư bất động sản vào một tỉnh Lào Cai, bạn sẽ quan tâm đến những gì? Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu tổng quan về tỉnh Lào Cai để có cái nhìn rõ hơn về địa phương này trước khi quyết định đầu tư. 

    1. Tổng quan vị trí địa lý tỉnh Lào Cai

    Thông tin tổng quan về vị trí địa lý tỉnh Lào Cai, Chúng ta có thể biết Lào Cai là tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 108 km đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế – chính trị – an ninh – quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ.

    Thung lũng Mường Hoa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về vị trí tiếp giáp, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu.

    Cũng giống như các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc khác, Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. 

     Mùa mưa nơi đây bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mưa nhiều nhất tháng 8, ít nhất vào tháng 11. Lượng mưa trung bình năm giao động từ 1,400mm – 1,700mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 25 độ C. Trong đó nhiệt độ tháng cao nhất trung bình 33 – 38 độ C, nhiệt độ tháng thấp nhất trung bình từ 12 – 13 độ C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch) gây ra các hiện tượng sương muối.

    Lào Cai có hệ thống sông, suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh. Các con sông lớn ở đây có thể kể đến như Sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Thi… Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có khoảng 107 dòng suối lớn, nhỏ như suối Ngòi Bo, suối Ngòi Nhù, Suối Minh Lương,… về mùa mưa có thể gây sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ quét…, gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh…

    Địa hình nơi đây khá hiểm trở, Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc – Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Thung lũng đoạn phụ lưu sông Hồng, sông Chảy có các đồng bằng.

    2. Tổng quan dân số tỉnh Lào Cai

    Về đơn vị hành chính, Thông tin tổng quan tỉnh Lào Cai có 01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện. Theo niên giám thống kê năm 2020 dân số của toàn tỉnh là 730,420 nghìn người, mật độ dân số vào khoảng 117.22 người/km2. Dân số xếp thứ 7/14 và mật độ dân số đứng thứ 8/14 trong số các tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi Phía Bắc. 

    Tỷ lệ lao động >15 tuổi đã qua đào tạo 10/14 tỉnh, tỷ lệ qua đào tạo đứng thứ 5/14. Dân cư của tỉnh phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các khu vực huyện vùng trũng, có giao thông thuận tiện, cao tốc đi qua như TP. Lào Cai, Huyện Bảo Thắng.

    Bảng diện tích, dân số, mật độ dân số, số người lao động trên 15 tuổi, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã được đào tạo của tỉnh Lào Cai và một số các tỉnh khác (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Điều này cho thấy dân số tuy ít, mật độ dân số, tỷ lệ người lao động qua đào tạo giữ ở mức thấp khi đứng thứ 10/14 tỉnh, đổi lại tỷ lệ lao động lại đứng thứ 5/14 tỉnh thành cho thấy chất lượng đào tạo lao động tại tỉnh tốt nhưng số lao động lại ít, khó có thể phát triển khu công nghiệp lớn.

    Tỷ suất nhập cư của Lào Cai (0.8%) ở thấp khu vực trung du miền núi phía Bắc, tỷ suất xuất cư (3.8%) cũng thấp nhất trong khu vực. Tỷ lệ giữa nhập cư và xuất cư chênh khoảng 3 lần, đây là 1 con số ít nhất so với các tỉnh còn lại. Mặt khác tỷ lệ tăng dân số lại cao nhất, cho thấy tiềm năng lao động, giữ chân người dân tại tỉnh là rất tốt, kinh tế tại tỉnh ổn định, từ đó có thể phát triển du lịch, thương mại mạnh mẽ nếu tiếp tục xây dựng các công trình trọng điểm về giao thông vận tải.

    3. Tổng quan kinh tế tỉnh Lào Cai

    Kinh tế Lào Cai gây ấn tượng với mức tăng trưởng đều hằng năm. Đặc biệt, GRDP bình quân đầu người năm 2021 với 80.8 triệu đồng/năm trong khi vẫn chịu tác động của dịch bệnh covid-19, việc vận chuyển hàng hoá, thương mại chịu ảnh hưởng lớn. Cho thấy, tiềm năng về phát triển kinh tế của Lào Cai rất tốt và vững chắc.

    GRDP bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)

    Năm 2020, Cơ cấu kinh tế Lào Cai chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là ngành Công nghiệp – Xây Dựng với mức tăng trưởng ổn định. Cùng với thế là các khu công nghiệp được phát triển đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này giữ vững phong độ.  Định hướng đến năm 2025, toàn tỉnh có kế hoạch giảm tỷ trọng ở khu vực I và II thay vào đó là chú trọng cả thương mại, dịch vụ. Vừa phù hợp với định hướng chung của cả nước là phát triển đi kèm với bảo vệ môi trường, vừa đẩy mạnh vào tiềm năng về vị trí, đường biên giới, cơ sở hạ tầng đã được chú trọng đầu tư rất nhiều.

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về thu ngân sách tại Lào Cai. Kết thúc năm 2021, số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 9,939 tỷ đồng, bằng 136.6% dự toán Trung ương giao. Một số khoản thu nội địa, thu từ thuế, phí, thu tiền sử dụng đất và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều đạt kết quả khả quan, bất chấp tác động tiêu cực của dịch bệnh.

    Từ năm 1996 – 2021, Lào Cai thu hút gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 680 triệu USD, các dự án chủ yếu tập trung khai thác các lĩnh vực thế mạnh, lợi thế của tỉnh như du lịch, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, khai thác và chế biến khoáng sản. Mật độ phân bố của các dự án FDI không đồng đều, tập trung tại thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa và các khu công nghiệp của tỉnh. Nhà đầu tư vào Lào Cai chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc, Singapore, Pháp, Hà Lan,… và một số quốc gia khác.

    Tổng quan du lịch tỉnh Lào Cai là ngành có đóng góp vào GRDP nhiều nhất tại mảnh đất vùng biên cương này và ngày càng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế.. Năm 2018, tổng số lượt khách đến với tỉnh Lào Cai là 4,247,000 lượt khách. Năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh của covid 19 nên doanh thu cũng như số lượt khách tới Lào Cai giảm một nửa (khoảng 2,000,000 lượt khách) so với cùng kỳ năm 2018. 

    Doanh thu du lịch tại Lào Cai giai đoạn 2018 – 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4. Tổng quan văn hóa – Xã hội tỉnh Lào Cai

    4.1. Y tế 

    Tính đến thời điểm năm 2020, toàn tỉnh có 184 cơ sở y tế với 100% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có tuyến tỉnh và tuyến huyện. Toàn tuyến tỉnh có 1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân. Ngoài ra, tuyến huyện có 8 bệnh viện đa khoa, 18 phòng khám đa khoa khu vực và 151 trạm y tế xã, phường, thị trấn. 

    Bệnh viện Sản nhi tỉnh Lào Cai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Chất lượng y tế nói chung đảm bảo về số lượng và chất lượng để phục vụ người dân. Có bệnh viện tư nhân Hưng Thịnh là bệnh viện tư nhân duy nhất, không có bệnh viện quốc tế, 1 bệnh viện tỉnh 500 giường.

    4.2. Giáo dục 

    Theo niên giám thống kê Lào Cai năm 2020, toàn tỉnh có 182 trường mầm non, 182 trường tiểu học, 153 trường THCS, 27 trường THPT, 2 trường Cao đẳng, Đại học và 1 trường trung cấp. 

    Tổng quan tỉnh Lào Cai

    Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên – Lào Cai (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)

    Chất lượng giáo dục đã được nâng lên nhưng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị chiếm khoảng 28%, còn lại chất lượng giáo tại các khu vực nông thôn, vùng cao, vùng sâu còn thấp. Chất lượng dạy và học các môn ngoại ngữ và giáo dục tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế.

    4.3. Làng nghề

    Lào Cai có nhiều làng nghề truyền thống gắn với nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 10 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống, 17 nghề truyền thống được công nhận. 

    Tổng quan tỉnh Lào Cai

    Nghề đan lát của dân tộc Hà Nhì (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Một số làng nghề như: Làng nghề may, thêu thổ cẩm thôn Ngải Trồ (xã Y Tý, huyện Bát Xát); thôn Nì Xỉ (xã Pha Long, huyện Mường Khương); xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên); xã Tả Van (thị xã Sapa); xã Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương). Nghề làm hương của người Giáy ở huyện Bát Xát và người Mông ở huyện Si Ma Cai… Làng nghề và nghề chạm khắc bạc xã Dền Sáng (huyện Bát Xát); xã Mường Hum (huyện Bát Xát); xã Liên Minh (thị xã Sapa); xã Tả Phìn (thị xã Sapa); xã Hoàng Liên (thị xã Sa Pa); xã Ngũ Chỉ Sơn (thị xã Sapa). 

    4.4. Văn hóa 

    Về di sản văn hóa, hiện nay, toàn tỉnh đã có tổng số 26 di tích được công nhận, trong đó có 11 di tích được công nhận cấp tỉnh, 15 di tích được công nhận cấp quốc gia. Trong đó có nhiều di sản nổi tiếng, như: Ruộng bậc thang Sa Pa (xã Lào Chải, xã Tả Van, xã Hầu  Thào) huyện Sa Pa,…

    Tổng quan tỉnh Lào Cai

    Đền vệ quốc Hoàng Bảy (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Các di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Roóng poọc của người Giáy huyện Sapa; Lễ Pút tồng của người Dao đỏ huyện Sapa… Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,…

    Các dân tộc ở Lào Cai có các điệu múa, âm nhạc độc đáo, là sản phẩm được kết tinh từ chính quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của các dân, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Mông, Dao và Hà Nhì, là kết tinh truyền thống văn hóa của mỗi tộc người. Ví dụ như: Múa giã lanh, múa chiêng, múa sàng sảy, múa khèn… của người Mông; múa bắt ba ba, múa bát quái, nhảy Pút tồng, múa chuông… của người Dao.

    4.5. Du lịch 

    Lào Cai là một trong những tỉnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng những tài nguyên, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Du lịch nghỉ dưỡng tại Sapa với đỉnh núi Phan-Xi-Păng cao 1,431km… Du lịch ẩm thực với những món ăn độc đáo của các dân tộc thiểu số. Du lịch di tích, lịch sử, tham quan với nét văn hóa lâu đời mà sâu sắc của người dân nơi đây. 

    Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lào Cai phải kể đến như: Sapa, Đền thờ vệ quốc Hoàng Bảy, Y tý, Động Cốc San, Đền Bắc Hà, Bản Phố… Đây là những nơi có sức hút rất lớn thu hút các nhà đầu tư đến để gắn bó lâu dài với mảnh đất này, góp phần không nhỏ vào GDP của toàn tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. 

    Tổng quan tỉnh Lào Cai

    Nhà thờ đá tại khu du lịch Sapa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là những thông tin tổng quan về thị trường tỉnh Lào Cai do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sơ bộ trước khi đưa ra phương án đầu tư sinh lời hợp lý vào thị trường bất động sản tại khu vực này. Ngoài ra, Bạn để đọc thêm các bài viết và tìm hiểu tổng quan về thị trường các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập website https://senvangdata.com.vn/. 

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

        Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Lào Cai, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lào Cai hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : Tổng quan tỉnh Lào Cai, Tổng quan vị trí - địa lý tỉnh Lào Cai, Khí Hậu tỉnh Lào Cai, Văn hóa Lào Cai, du lịch tỉnh Lào Cai,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP