Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 20 Tháng bảy, 2024
  • Tỉnh Bình Phước, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, không chỉ nổi tiếng với nền nông nghiệp trù phú mà còn sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Nhằm phát huy tối đa lợi thế này, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch Du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này đặt mục tiêu biến Bình Phước trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch du lịch của tỉnh Bình Phước, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.

    Tổng quan về tỉnh Bình Phước

    Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km về phía Bắc. Tỉnh này có vị trí địa lý chiến lược và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bao gồm cả rừng núi và nhiều địa điểm du lịch sinh thái.

    Lãnh thổ của tỉnh Bình Phước nằm trong giới hạn tọa độ 11°22′ – 12°16′ vĩ độ Bắc và 106°20′ – 107°16′ kinh độ Đông:

    • Phía đông giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng
    • Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia
    • Phía nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai
    • Phía bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia

    Vị trí địa lý tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Vị trí địa lý tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Kinh tế

    Cơ cấu kinh tế đến năm 2025 có sự chuyển dịch theo hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm so với năm 2022. 

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Chỉ số PCI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Chỉ số PCI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Chỉ số GRDP & GRDP bình quân của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Chỉ số GRDP & GRDP bình quân của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tổng quan tình hình đầu tư FDI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tổng quan tình hình đầu tư FDI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Năm 2022, thu ngân sách Bình Phước đứng thứ 5/6 trong khu vực ĐNB với tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.281.904 triệu đồng, tăng 4,46% so với cùng kỳ.

    Xem thêm: Tóm tắt quy hoạch Tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Tài nguyên du lịch

    Bình Phước là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, trong đó bao gồm dịch vụ du lịch. Tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch của tỉnh tương đối đa dạng với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, thác nước và hồ nước tự nhiên, rừng nguyên sinh với quần thể động thực vật phong phú. Ngoài ra, Bình Phước còn có 41 dân tộc cùng sinh sống thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Bên cạnh đó, Bình Phước còn có các công trình kiến trúc cổ, đình, chùa. Đặc biệt là hệ thống di chỉ đất đắp dạng tròn đặc trưng, và nhiều tài nguyên du lịch khác.

    Bình Phước có 4 loại hình sản phẩm du lịch đang được khai thác và phát triển là: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch cuối tuần. Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái là do tỉnh có hệ sinh thái rừng phong phú và sự đa dạng sinh học. 

    Tổng quan tình hình đầu tư FDI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tổng quan tình hình đầu tư FDI của tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tài nguyên du lịch của Bình Phước hiện vẫn nằm ở mức tiềm năng. Hiện nay, chưa có dự án đầu tư lớn vào các điểm đến du lịch chủ lực của tỉnh. Một số tài nguyên du lịch nổi bật ở Bình Phước như Trảng cỏ Bù Lạch, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, núi Bà Rá, Thác Mơ, Khu di tích quốc gia Tà Thiết, Nhà Giao tế, kho xăng Lộc Quang, Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng Sóc Bom Bo, Phú Riềng Đỏ, v.v… Trong đó, tỉnh đang ưu tiên đầu tư khai thác núi Bà Rá với các dự án du lịch tâm linh, Trảng cỏ Bù Lạch với dự án phim trường kết hợp du lịch sinh thái cụm thác đầu nguồn sông Đồng Nai; Khu di tích lịch sử cách mạng như di tích Tà Thiết, v.v…

    Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

    Tiềm năng để đầu tư khai thác du lịch đối với Bình Phước là có. Lợi thế lớn nhất đối với các tài nguyên này chính là tính nguyên sơ vẫn được duy trì trong bối cảnh nhiều tài nguyên du lịch ở các địa phương khác đang được khai thác quá mức, ô nhiễm, xuống cấp, phá vỡ tính nguyên sơ và hấp dẫn của nó. Tuy nhiên thách thức hiện nay nếu đặt trong bức tranh so sánh với các tài nguyên du lịch tương tự ở các địa phương khác thì tính đặc trưng, mức độ độc đáo hay sức hấp dẫn của các tài nguyên du lịch ở Bình Phước là không cao. Ví dụ như tiềm năng của núi Bà Rá rất khó để cạnh tranh với tiềm năng của núi Bà Đen ở Tây Ninh hay núi Cấm và núi Sam ở An Giang, chưa kể ra đến miền Trung với dãy Trường Sơn vô cùng hùng vĩ (lưng tựa núi, mặt nhìn biển) hay đi xa hơn nữa là đến vùng miền núi phía Bắc với các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên… du khách sẽ “say sóng” với cảnh núi non trùng trùng điệp điệp khó nơi nào ở Việt Nam có thể sánh bằng. Trừ khi có một nhà đầu tư tầm cỡ đến với Bà Rá để đầu tư các khu phức hợp vui chơi giải trí nhân tạo ở đây để thu hút du khách, còn không nếu chỉ dựa chủ yếu vào cảnh quan tự nhiên để thu hút du khách thì sẽ rất khó. Tương tự, tính độc đáo và hấp dẫn của Trảng cỏ Bù Lạch là có nhưng không quá nổi bật để có thể bù lại cho các bất lợi về giao thông kết nối, chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ hỗ trợ và có liên quan.

    Sản phẩm du lịch nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu tính đặc trưng riêng. Hầu như các sản phẩm du lịch đang được khai thác, ví dụ như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, trải nghiệm, du lịch cuối tuần, du lịch tâm linh, v.v… Có các đặc tính tương đồng như các địa phương lân cận, chưa có sự đầu tư để tạo sự khác biệt và đặc trưng. Vấn đề mấu chốt là chưa thu hút được nhà đầu tư tầm cỡ, có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng kết nối với các đối tác trong ngành, có sự am hiểu sâu sắc về ngành và địa phương và đặc biệt là phải có năng lực quản trị tốt đến với Bình Phước. Điều này đòi hỏi phải tháo gỡ các rào cản gây quan ngại đối với các nhà đầu tư liên quan đến thủ tục hành chính, quy hoạch, tiếp cận đất đai, tài nguyên, đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối và nguồn nhân lực.

    Tổng quan du lịch tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tổng quan du lịch tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Theo thống kê sơ bộ, hiện ở Bình Phước có trên 80 cơ sở lưu trú đã được phân loại xếp hạng với quy mô trên 1.270 phòng. Trong đó 20 cơ sở lưu trú xếp hạng từ 1-3 sao (chưa có khách sạn đạt chuẩn 4-5 sao) còn lại là các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ dạng nhà nghỉ chưa được xếp hạng và vẫn chưa có một cơ sở homestay nào được đăng ký. Chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ của các cơ sở lưu trú là rất hạn chế, ngay cả đối với các khách sạn 2-3 sao. Khả năng đáp ứng các đoàn khách lớn hoặc các hội nghị quốc tế là rất hạn chế. Thời gian lưu trú của khách rất ngắn, chỉ đạt 1,07-1,18 ngày khách, thấp hơn bình quân cả nước khoảng 0,97 ngày khách.

    Xem thêm: Tóm tắt quy hoạch Tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Phương án quy hoạch du lịch tỉnh Bình Phước

    Quan điểm phát triển ngành du lịch 

    Trong thời kỳ tỉnh Bình Phước còn hạn hẹp thì cần chủ động kêu gọi đầu tư các dự án mũi nhọn có tính đột phá trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời tích cực khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch.

    Xác định việc đầu tư các sản phẩm chủ lực phải có tính đặc trưng, khác biệt; đối với sản phẩm du lịch mới phải hiện đại, phù hợp với thế giới nhằm hướng tới thị trường khách du lịch riêng có để định hướng đầu tư và kêu gọi đầu tư một cách đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng du lịch theo từng giai đoạn 2022 – 2025 và 2026 – 2030. Trong đó nhà nước có trách nhiệm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội tham gia đầu tư xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch.

    Mục tiêu phát triển ngành du lịch

    Đến năm 2025

    – Xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả các tuyến Du lịch nội tỉnh với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Phước theo các tuyến đường Quốc lộ 14, ĐT 741, Quốc lộ 13, đặc biệt là tuyến du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước – Campuchia – Lào – Thái Lan, nhằm thu hút đông đảo du khách đến với Bình Phước.

    – Có một đến hai khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Đồng Xoài.

    – Tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư 04 dự án trọng điểm về du lịch, trong đó, ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng hồ Suối Giai (huyện Đồng Phú), dự án Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng), dự án Khu Quần thể văn hóa – cứu sinh Bà Rá (thị xã Phước Long) và dự án Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh).

    – Thành lập và đi vào hoạt động Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Phước.

    – Công nhận 02 khu du lịch cấp tỉnh và 03 điểm du lịch.

    – Phấn đấu năm 2025: đón khoảng 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 3-4%, doanh thu đạt khoảng 1.840 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 6.800 lao động (trong đó lao động trực tiếp khoảng 2.400 người), tăng mức chi tiêu của khách du lịch từ khoảng 540.000đ/ngày/khách lên đến 800.000đ/ngày/khách và tăng thời gian lưu trú từ 1,07/ngày/khách lên 1,15 ngày/khách.

    Đến năm 2030

    – Xây dựng, phát triển thành phố Đồng Xoài đến năm 2030 trở thành trung tâm du lịch của tỉnh với hệ thống dịch vụ tiện ích, có trung tâm vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn cao cấp. Có các trung tâm thương mại lớn, khu chợ đêm và hệ thống cửa hàng tiện ích.

    – Tiếp tục tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm đến hấp dẫn gồm: dự án Khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Chơn Thành (huyện Chơn Thành) dự án Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập).

    – Nâng cấp và công nhận 01 khu du lịch cấp tỉnh thành khu du lịch cấp quốc gia và 01 điểm du lịch cấp tỉnh thành khu du lịch cấp tỉnh; công nhận mới 01 khu du lịch cấp quốc gia, 02 khu du lịch cấp tỉnh, 03 điểm du lịch.

    – Phấn đấu đến năm 2030: đón khoảng 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 4-5%, doanh thu đạt khoảng 6.090 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 13.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp khoảng 5.000 người), tăng mức chi tiêu của khách du lịch từ khoảng 800.000đ/ngày/khách lên 1.200.000đ/ngày/khách, tăng thời gian lưu trú từ 1,15/ngày/khách lên 1,45 ngày/khách.

    Định hướng phát triển ngành du lịch

    – Tiếp tục tập trung đầu tư và kêu gọi đầu tư 04 dự án du lịch hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, điểm đến hấp dẫn gồm: Dự án Khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng hồ Suối Giai (huyện Đồng Phú), Dự án Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng), Dự án Khu Quần thể văn hóa – cứu sinh Bà Rá (thị xã Phước Long) và Dự án Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (huyện Lộc Ninh).

    Tổng quan du lịch tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    Tổng quan du lịch tỉnh Bình Phước. Nguồn: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước

    – Xây dựng khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch.

    – Xây dựng, phát triển các tuyến du lịch, tua du lịch nội địa và quốc tế bao gồm:

    + Xây dựng tua du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, đánh golf tại Khu du lịch hồ Suối Giai kết nối với các hoạt động tham quan, công vụ tại thành phố Đồng Xoài.

    + Xây dựng các tua du lịch trải nghiệm các sản phẩm du lịch trải nghiệm trên kinh khí cầu ngắm quần thể các kỳ quan thế giới, quần thể các kỳ quan Việt Nam thu nhỏ, đánh golf, tua du lịch sinh thái rừng, tua du lịch khám phá và trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo của người S’tiêng, M’nông. Kết nối Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch với Khu bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng Sóc Bom Bo và Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

    + Xây dựng các tua du lịch tâm linh, tua du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe theo phương pháp Đông y, tua du lịch trải nghiệm các hoạt động thể thao mạo hiểm và chơi golf, kết nối với Khu Quần thể văn hóa – cứu sinh núi Bà Rá và các điểm đến trên tuyến du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng và trải nghiệm.

    + Xây dựng các tua du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch về nguồn, du lịch dã ngoại và trải nghiệm bắn đạn thật, kết nối với Khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và sân Golf tại Chơn Thành, Khu Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và các sản phẩm du lịch trên tuyến du lịch tìm hiểu lịch sử.

    + Xây dựng tua du lịch dã ngoại và trải nghiệm về nông nghiệp công nghệ cao, mô hình vườn cây ăn trái tại Đồng Phú, Hớn Quản kết nối với sản phẩm du lịch homestays trải nghiệm một ngày làm công nhân cao su tại Phú Riềng.

    + Xây dựng tua du lịch quốc tế “Một ngày – 04 quốc gia”. Chọn Khu Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam làm trung tâm, là “điểm dừng chân trong chuyến hành trình xuyên Á” kết nối các điểm đến trên tuyến du lịch quốc tế (Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước – Campuchia – Lào – Thái Lan).

    – Kêu gọi đầu tư dịch vụ tạo sản phẩm du lịch đặc trưng:

    + Khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng hồ Suối Giai với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và đánh golf.

    + Khu du lịch Trảng cỏ Bù Lạch với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, homestays gắn với các trải nghiệm cùng sinh hoạt với cộng đồng người M’nông và S’tiêng; du lịch tham quan, khám phá các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam và thế giới thu nhỏ gắn với trải nghiệm khinh khí cầu và đánh golf.

    + Khu Quần thể văn hóa – cứu sinh Bà Rá với các sản phẩm du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe theo phương pháp Đông y, trải nghiệm các hoạt động thể thao mạo hiểm, đánh golf.

    + Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam với các sản phẩm du lịch tham quan tìm hiểu lịch sử, du lịch trải nghiệm trường bắn đạn thật và các dịch vụ nghỉ dưỡng, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí.

    + Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo với các sản phẩm du lịch trải nghiệm không gian văn hóa độc đáo của người S’tiêng Bình Phước như tham gia các lễ hội truyền thống của đồng bào, tham gia giã gạo bằng chày tay, homestays…

    + Vườn Quốc gia Bù Gia Mập với các sản phẩm du lịch trải nghiệm và khám phá sinh thái rừng.

    + Khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Chơn Thành (huyện Chơn Thành) với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và đánh golf.

    + Xây dựng Công viên văn hóa tại thành phố Đồng Xoài tạo sân chơi và điểm đến hấp dẫn cho du khách.

    + Khuyến khích đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm du lịch hiện hữu và bổ sung các dịch vụ phù hợp, đủ điều kiện công nhận điểm du lịch tại Khu lâm viên Mỹ Lệ và Khu du lịch Đảo yến Sơn Hà, Khu du lịch sinh thái vườn Vĩnh Phúc.

    + Khuyến khích đầu tư, nâng cấp dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút du khách đối với các cơ sở (các điểm đến có thể công nhận điểm du lịch): Chùa Phật quốc Vạn Thành; Khu dịch vụ sinh thái Thanh Tùng, Nông trại Phú Gia, Vườn cây ăn trái Quýt Hồng, Trang trại Quý Đông và các trang trại khác có tiềm năng phát triển.

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Bình Phước, gắn du lịch với bảo vệ cảnh quan, môi trường, xây dựng hệ sinh thái và phát triển các ngành khác của Tỉnh, nhất là ngành nông nghiệp, phát triển đô thị”.

    Xem thêm: 

    Quy Hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2050

    Tóm tắt quy hoạch Tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Thông tin tổng quan tỉnh Bình Phước

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    Báo cáo thị trường tỉnh Bình phước

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!