Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên: Hướng đến thời kỳ phát triển mới

  • 19 Tháng năm, 2024
  • Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm vùng trung du Bắc Bộ, có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế – xã hội. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này, năm 2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quy hoạch Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tóm tắt những nội dung chính Quy hoạch Tỉnh Thái Nguyên: hướng đến thời kỳ phát triển mới.

    Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên

    Vị trí địa lý 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

    Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: (2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) 

    Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành; đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh,  Bắc Giang, Tuyên Quang; đường Hồ Chí Minh; đường vành đai 5; Hệ thống đường sông Đa Phúc – Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội – Kép, Lạng Sơn.

    Kinh tế xã hội

    Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 45 tỷ USD.

    Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 60,0%; dịch vụ chiếm khoảng 32,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,2%.

    GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD (giá hiện hành). Tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37%; ngành nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 27%; ngành dịch vụ chiếm 36%.

    Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn, tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh.

    Đồng thời, khôi phục và phát triển các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, nhất là ngành cơ khí chế tạo, thu hút đầu tư chế biến sâu khoáng sản để tạo đầu vào cho ngành cơ khí chế tạo, điện tử.

    Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trọng tâm là các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, nâng cao chất lượng, giá trị cây chè và sản phẩm trà đặc sản, xác lập các vùng sản xuất tập trung đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn và trồng cây dược liệu…

    Đối với thương mại, dịch vụ, Thái Nguyên phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển dịch vụ trong mối liên kết với các tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế trong cả nước, hoàn thiện mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa, tiến tới đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm giao dịch thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn…

    Chỉ tiêu kinh tế – xã hội

    + Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 45 tỷ USD.

    + Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 60,0%; dịch vụ chiếm khoảng 32,8%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,2%.

    + GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD (giá hiện hành).

    + Tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế: Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37%; ngành nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 27%; ngành dịch vụ chiếm 36%.

    Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN

    – Phát triển 02 vùng kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

    + Vùng phía Nam với 03 khu vực: (i) Cụm thành phố Thái Nguyên – Sông Công – Phổ Yên, là khu vực đô thị hóa tập trung, là hạt nhân và là động lực phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên; (ii) Huyện Phú Bình định hướng trở thành thị xã Phú Bình, là đô thị công nghiệp, công nghệ cao, đổi mới và sáng tạo; (iii) Huyện Đại Từ, định hướng trở thành thị xã Đại Từ, là đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch.

    + Vùng phía Bắc được phân thành 02 khu vực: (i) Khu vực Đông Bắc gồm 02 huyện: Võ Nhai và Đồng Hỷ; (ii) Khu vực Tây Bắc gồm 02 huyện: Định Hóa và Phú Lương. Định hướng phát triển là vùng bảo vệ thiên nhiên; bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa; phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp chế biến; khai thác khoáng sản và du lịch.

    QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN| VÙNG ĐÔ THỊ

    – Đến năm 2030, quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 15 đô thị gồm:

    + 01 đô thị loại I là thành phố Thái Nguyên.

    + 02 đô thị loại II là thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên.

    + 05 đô thị loại IV là các đô thị mới: (1) Thị xã Đại Từ, (2) Thị xã Phú Bình; các thị trấn: (3) Hóa Thượng – huyện Đồng Hỷ, (4) Đu – huyện Phú Lương và (5) Chợ Chu – huyện Định Hóa.

    + 07 đô thị loại V là các thị trấn: (1) Trại Cau – huyện Đồng Hỷ, (2) Sông Cầu – huyện Đồng Hỷ, (3) Đình Cả – huyện Võ Nhai, (4) Giang Tiên – huyện Phú Lương và các đô thị mới: (5) Quang Sơn – huyện Đồng Hỷ, (6) Bình Yên – huyện Định Hóa và (7) La Hiên – huyện Võ Nhai.

    – Phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội thành phố Thái Nguyên đồng bộ, hiện đại, giữ vững tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Thái Nguyên; trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

    – Xây dựng thành phố Phổ Yên và thành phố Sông Công gắn với xây dựng các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

    QUY HOẠCH|TỔ CHỨC KHÔNG GIAN| VÙNG THỦ ĐÔ

    QUY HOẠCH|ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG

    • Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn;
    • Phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội;
    • Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang;
    • Phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.

    Mục tiêu quy hoạch :

    (1) Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.

    Phấn đấu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại; là trung tâm kinh tế – xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc; tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao.

    (2) Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

    QUY HOẠCH| SỬ DỤNG ĐẤT

    Về quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
    Ngày 26/08/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2757/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030
    Theo quyết định, nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 Thành phố Thái Nguyên với diện tích, cơ cấu các loại đất, bao gồm: Đất nông nghiệp là 13.691,07 ha; Đất phi nông nghiệp là 8.454,26 ha; Đất chưa sử dụng là 66,30 ha.
    Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, bao gồm:

    • Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp là 9.123,77 ha.
    • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 46,43 ha.
    • Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở: 73,65 ha.

    Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Thành phố Thái Nguyên
    Phương án quy hoạch sử dụng đất Thành phố Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.

    QUY HOẠCH|DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM| GIAO THÔNG

    Bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, thúc đẩy liên kết vùng.

    Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thành tựu khoa học kỹ thuật trong phát triển hệ thống giao thông thông minh, điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian, chi phí đi lại, thuận tiện và thân thiện với môi trường, nhất là hệ thống giao thông kết nối phục vụ phát triển kinh tế – xã hội về lâu dài. Hình thành các bãi đỗ xe thông minh ở các khu đô thị trọng điểm.

    a) Đường bộ

    Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Thái Nguyên gồm 3 tuyến trục dọc, 4 tuyến trục ngang và 02 tuyến vành đai. Quy mô tối thiểu đường cấp IV miền núi, 2 làn xe, các đoạn tuyến đi trùng với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh có quy mô theo quy hoạch các tuyến đã xác định. Đối với các đoạn tuyến đi qua các khu dân cư tập trung, nghiên cứu, chấp thuận quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực.

    – Đường bộ Quốc gia: Thực hiện theo quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: Tuyến cao tốc vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội: Giai đoạn 2021 – 2025 là đường cấp II, 4 làn xe và đường đô thị 6 làn xe. Giai đoạn sau, khi có đủ nguồn lực đầu tư và yêu cầu về nhu cầu vận tải, thực hiện đầu tư hoàn thiện đường vành đai V có quy mô là đường cao tốc, 6 làn xe bằng phương án xây dựng đường cao tốc trên cao hoặc đường thông thường.

    – Hệ thống đường tỉnh

    + Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh hiện có đạt quy mô tối thiểu đường cấp III, IV miền núi với 2 làn xe. Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch đô thị. Đối với các đoạn tuyến đi qua các khu dân cư tập trung, nghiên cứu quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực.

    + Phát triển một số tuyến mới nhằm tăng cường kết nối các khu vực trong tỉnh với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; đường đô thị, 2 làn xe.

    + Cải tạo, nâng cấp, xây dựng 15 tuyến đường huyện lên đường tỉnh, quy mô tối thiểu đường cấp III – IV miền núi với 2 làn xe. Đối với các đoạn tuyến đi qua đô thị, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch đô thị. Đối với các đoạn tuyến đi qua các khu dân cư tập trung, nghiên cứu, chấp thuận quy mô, hướng tuyến theo điều kiện đặc thù khu vực.

    b) Đường sắt: Định hướng quy hoạch mạng lưới đường sắt đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt được phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

    – Giai đoạn 2021 – 2030: Nâng cấp, cải tạo tuyến Hà Nội – Thái Nguyên từ ga Đông Anh đến ga Quán Triều: Đường đơn, khổ lồng 1.000mm và 1.435mm, chiều dài 55km; tuyến Kép – Lưu Xá từ ga Kép đến ga Lưu Xá: Đường đơn, khổ 1.435mm, chiều dài 56km.

    – Giai đoạn đến năm 2050: Xây dựng mới tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái, khổ đường 1.435mm, tuyến dựa trên hướng tuyến Quán Triều – Núi Hồng kéo dài từ xã Yên Lãng huyện Đại Từ sang đến đèo Ông Cai, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, tiếp tục đi về phía xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài tuyến dự kiến khoảng 73km.

    c) Đường thủy: Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

    – Về luồng tuyến

    + Sông Cầu, đoạn từ ngã ba sông Cầu – Công đến Hà Châu (thuộc tuyến vận tải thủy chính Phả Lại – Đa Phúc), đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 21km, quy hoạch cấp III.

    + Sông Công, đoạn từ ngã ba Cầu – Công đến Cải Đan (thuộc tuyến đường thủy nội địa sông Công), đoạn qua tỉnh Thái Nguyên dài 19km: Từ ngã ba Cầu – Công đến cầu đường bộ Đa Phúc dài 5km, quy hoạch cấp III và từ cầu đường bộ Đa Phúc đến Cải Đan dài 14km, quy hoạch cấp IV.

    – Hệ thống cảng đường thủy

    + Đầu tư cụm cảng Thái Nguyên với cỡ tàu 600 – 1.000 tấn, công suất 3 triệu tấn/năm theo quy hoạch được duyệt, gồm: Cảng Đa Phúc, công suất 1,5 triệu tấn/năm; cảng Yên Bình công suất 1 triệu tấn/năm; cảng khác công suất 0,5 triệu tấn/năm.

    + Nâng cấp và xây dựng thêm hệ thống bến thủy nội địa hồ Núi Cốc, sông Cầu, sông Công.

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên: Hướng đến thời kỳ phát triển mới” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/

     

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!