Chiến lược với mục tiêu mơ xa, nghĩ lớn, khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, kết quả thực chất, phục vụ nhân dân. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu Quy hoạch thủ đô Hà Nội 2021 – 2030 – Khai phá tầm nhìn mới
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Hiện thành phố có 09 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động hoàn chỉnh với tổng diện tích 1.673,6 ha. Trong đó, có 07 khu công nghiệp có tổng diện tích 1.188,7 ha đã đầu tư hoàn thành hạ tầng và lấp đầy cơ bản 100% diện tích đất công nghiệp. Riêng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội – Giai đoạn I quy mô 76,92 ha đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và đang trong giai đoạn thu hút đầu tư các dự án sản xuất; KCN Hỗ Trợ Nam Hà Nội – Giai đoạn II với diện tích 368 ha đang trong thời gian lập quy hoạch phân khu và thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. Nhìn chung, các khu công nghiệp của Hà Nội đều có quy mô nhỏ và trung bình, (chỉ có 01 khu công nghiệp có quy mô dưới 300 ha và 01 khu công nghiệp có quy mô dưới 400 ha), nên khó khăn trong việc phát triển mô hình khu công nghiệp mới (như khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ). Do đó, hầu hết các khu công nghiệp của thành phố hiện đều phát triển theo mô hình tập trung công nghiệp đơn thuần. Đến năm 2022, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã có 707 dự án đang hoạt động, trong đó có 303 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (tổng vốn đăng ký trên 6,4 tỷ USD) và 404 dự án đầu tư trong nước (đạt số vốn đăng ký trên 18.600 tỷ đồng).
Các khu công nghiệp có hệ thống hạ tầng tốt, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh là KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Sài Đồng. Một số khu công nghiệp còn tồn tại một số bất cập hoặc hạ tầng chưa hoàn chỉnh, như: KCN Thạch Thất – Quốc Oai (đường nội bộ vẫn còn ngập úng khi mưa lớn); KCN Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) vẫn còn một số doanh nghiệp thuộc CCN Tiên Phương (cũ) chưa đấu nối với hạ tầng chung của khu công nghiệp và còn đoạn đường gom chưa thi công do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Một số khu công nghiệp có tiến độ triển khai chậm, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện,… ảnh hưởng nhiều đến đầu tư và phát triển công nghiệp (như: KCN Quảng Minh II, KCN Nam Thăng Long,…). Một số khu công nghiệp được phát triển lên từ cụm công nghiệp cần tiếp tục nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện hạ tầng để đáp ứng yêu cầu vận hành khu công nghiệp (như: KCN Quang Minh I và phần mở rộng; KCN Thạch Thất-Quốc Oai; KCN Phú Nghĩa). Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng khu công nghiệp mới còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng (KCN hỗ trợ Nam Hà Nội đã cơ bản xây dựng xong hạ tầng nhưng chưa thu hút được dự án đầu tư do giá thuê đất có hạ tầng cao hơn các địa phương lân cận.
Xem thêm: Bất động sản Khu công nghiệp 2024
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ
Kế thừa và hoàn thiện định hướng phát triển không gian các khu vực đô thị đã được xác định trong Quy hoạch chung năm 2011, phương án phát triển không gian đô thị Thủ đô đến 2030 gồm: 1 đô thị trung tâm, các đô thị và hệ thống thị trấn sinh thái.
Định hướng phát triển Đô thị trung tâm
Đô thị trung tâm là nơi bố trí các trung tâm chức năng chính của Thủ đô Hà Nội gồm hành chính chính trị, đối ngoại hợp tác quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao. Phát triển mở rộng đô thị trung tâm theo cấu trúc vành đai và hướng tâm ra khu vực phía Tây và Nam đến vành đai 4 (bao gồm các khu vực Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần của huyện Thanh Oai), ra khu vực phía Bắc sông Hồng đến khu vực đô thị Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên, từng bước phát triển đô thị trung tâm theo mô hình thành phố hai bên sông Hồng.
Phát triển hệ thống các trục đô thị hướng tâm gắn với các tuyến giao thông hướng tâm hiện hữu như QL1 (Hà Nội – Hà Nam; Hà Nội Bắc Ninh); QL6; QL32; QL3; QL5 (Hà Nội Hải Phòng); Hình thành các đường trục mới hỗ trợ giao thông cho các trục hướng tâm và hình thành các trục phát triển đô thị mới như: Pháp Vân – Cầu Giẽ; Nam Hà Nội (Thanh Trì – Phú Xuyên); Nam Quốc lộ 6 (Hà Đông – Xuân Mai); Đại lộ Thăng Long; Tây Thăng Long; Nhật Tân – Nội Bài. Hình thành một số trục không gian điểm nhấn đô thị như trục sông Hồng; Hồ Tây – Ba Vì, Hồ Tây – Cổ Loa;
Định hướng phát triển các đô thị
Hình thành và phát triển nhanh các đô thị có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, sản xuất công nghiệp, thương mại, logictis, nhà ở…
CẤU TRÚC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Năm không gian phát triển: (1). Không gian số; (2). Không gian văn hoá; (3). Không gian ngầm; (4). Không gian xây dựng; (5). Không gian xanh, công cộng.
Năm hành lang và vành đai kinh tế: (1). Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô; (2). Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô; (3). Hành lang kinh tế Bắc Nam; (4). Hành lang kinh tế Tây Bắc; (5). Vành đai kinh tế (Là sự kết hợp giữa vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô).
Năm trục động lực: (1). Trục sông Hồng; (2). Trục Hồ Tây – Sơn Tây – Ba Vì; (3). Trục Nhật Tân – Nội Bài; (4). Trục Hồ Tây – Cổ Loa và (5). Trục liên kết phía Nam (trục liên kết Vùng)
Năm vùng kinh tế – xã hội: (1). Vùng trung tâm; (2). Vùng Bắc sông Hồng; (3). Vùng Tây Nam Thủ đô; (4). Vùng phía Nam Thủ đô; (5). Vùng phía Bắc Thủ đô.
Năm vùng đô thị: (1) Đô thị Trung tâm; (2) Thành phố phía Tây; (3) Vùng đô thị Sơn Tây- Ba Vì; (4) Thành phố phía Bắc; (5) Đô thị phía Nam.
PHÁT TRIỂN CÁC HÀNH LANG VÀ VÀNH ĐAI KINH TẾ
Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô
Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là tuyến hành lang quốc tế gồm nhiều hình thức vận tải, gồm cả đường bộ, đường sắt, và đường sông. Trong đó, đường sông dựa vào hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đường bộ dựa vào tuyến đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu trên lãnh thổ Trung Quốc, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 5, đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long.
Định hướng tập trung đầu tư tại khu vực Nội Bài giao cắt với QL18, hình thành trung tâm logistics phía Tây Bắc. Tập trung phát triển thương mại, trung tâm phân phối hàng hóa khu vực phía Bắc và công nghiệp công nghệ cao, có khối lượng nhẹ, vận chuyển theo đường hàng không. Thủ đô Hà Nội phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, nghiên cứu đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với các tỉnh trong vùng như tuyến Hà Nội – Hải Phòng, tuyến vành đai phía Đông Thủ đô; Mở rộng đường bộ cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng khổ 1.435 mm; Hình thành các tuyến du lịch kết nối với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, các tuyến du lịch kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trên núi và du lịch biển; Phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô
Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là tuyến hành lang kinh tế lấy tuyến giao thông đường bộ (Quốc lộ 1, quốc lộ 5, cao tốc Nội Bài – Hạ Long) và đường sắt liên vận Nam Ninh – Hà Nội, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh làm trục. Còn đường bộ là tuyến đường từ Nam Ninh tới Lạng Sơn.
Đây là tuyến hành lang đối ngoại quan trọng của quốc gia về kết nối trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; Kết nối giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc), kết nối Thủ đô Hà Nội hướng biển. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm; Phát triển các trung tâm logistics hiện đại gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng thủy nội địa Giang Biên.
Hành lang kinh tế Bắc – Nam
Hành lang kinh tế Bắc Nam của Thủ đô gắn với hành lang Quốc gia Lạng Sơn – Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – Cà Mau. Hành lang này được hình thành dựa trên trục giao thông kết nối đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao trong tương lai.
Hành lang có ý nghĩa quan trọng trong đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, kết nối các vùng động lực, các đô thị, trung tâm kinh tế, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Tây và dải ven biển. Liên kết phát triển Hành lang kinh tế Bắc – Nam với các hành lang kinh tế trong khu vực (như hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore); tạo sự lan tỏa, liên kết phát triển từ vùng động lực phía Bắc tới vùng Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực các tỉnh Nam ĐBSH.
Hành lang kinh tế Tây Bắc
Hành lang kinh tế Tây Bắc của Thủ đô gắn với hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội, gồm các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. Đây là tuyến hành lang kết nối tiểu vùng Tây Bắc với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liên kết với hành lang kinh tế Bắc – Nam và kết nối với khu vực phía
Bắc Lào, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội tiểu vùng Tây Bắc.
Là tuyến hành lang tăng trưởng xanh của khu vực miền Bắc. Đây là tuyến hành lang phục vụ du lịch và vận chuyển nông, lâm sản từ các tỉnh Tây Bắc xuống Thủ đô Hà Nội. Tuyến hành lang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Tây Bắc với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng; tuyến hành lang kết nối năng lượng của Thủ đô.
Vành đai kinh tế Thủ đô
Vành đai kinh tế Thủ đô là sự kết hợp trong việc khai thác tổng thể không gian phát triển của đường vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô; Vành đai kinh tế cùng với việc hình thành thành phố phía Tây Thủ đô, thành phố phía Bắc sông
Hồng sẽ tạo tạo sự liên kết chặt chẽ, lan tỏa từ khu vực đô thị trung tâm tới các khu vực phía Tây Nam và khu vực phía Bắc của Thủ đô.
Đây là tuyến vành đai mang tính đột phá trong việc thể hiện vai trò là trung tâm của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh trong vùng Thủ đô; kết nối giữa Sân bay Nội Bài và sân bay thứ 2 dự kiến ở phía Nam của Thủ đô; kết nối giữa thành phố phía Bắc và Thành phố phía Tây, đô thị phía Nam và đô thị Sơn Tây – Ba Vì. Khai thác có hiệu quả các điều kiện về quỹ đất, hạ tầng giao thông kết nối giữa các sân bay, các đô thị, các thành phố trong Thủ đô. Vành đai kinh tế Thủ đô được định hướng là tuyến vành đai xanh; vành đai phát triển hạ tầng đô thị hiện đại và dịch vụ logistics, công nghiệp; phát triển các hoạt động thương mại; các trung tâm phân phối liên vùng. Trong giai đoạn tới, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường vành đai 4 và vành đai 5; hoàn thiện hệ thống các tuyến giao thông kết nối.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP