Những vật liệu xanh sử dụng trong trang trí nội thất

  • 4 Tháng mười hai, 2023
  • Trong thế giới trang trí nội thất ngày nay, những vật liệu xanh như gỗ tái chế, da tự nhiên và sơn không chứa hóa chất đang trở thành xu hướng phổ biến. Sự kết hợp giữa thiết kế đẹp mắt và ý thức về bảo vệ môi trường tạo nên không gian sống sang trọng và bền vững.

    I. Giới thiệu

    Vật liệu xanh là gì? Xu hướng sử dụng vật liệu xanh.

    Vật liệu xanh là nhóm các vật liệu được tạo ra và sử dụng mà không tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Vật liệu xanh có khả năng tái chế và phân hủy một cách tự nhiên, không chỉ giữ vững tính bền vững từ quá trình sản xuất đến khi chúng kết thúc vòng đời sử dụng. Những vật liệu này không chỉ thân thiện với môi trường sống mà còn bảo vệ sức khỏe của người sản xuất và người sử dụng.

    Vật liệu xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một chiến lược toàn diện, đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu hướng tới sự phát triển bền vững. Sự khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xanh là một bước quan trọng để có thể tiến xa hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ hành tinh của chúng ta.

    Việc xác định vật liệu xanh dựa trên những tiêu chí sau:

    • Có khả năng tái chế và phân huỷ
    • Tiết kiệm năng lượng.
    • Không chứa chất độc hại 
    • Vòng đời sử dụng cao
    • Ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến môi trường

    Sự quan tâm đang tăng cao đối với vật liệu xanh trong trang trí nội thất

    Việt Nam là một quốc gia đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, không thể tránh khỏi những tác động đáng kể tới môi trường tự nhiên. Trong đó, vật liệu xây dựng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường bởi tiêu tốn nhiều tài nguyên, tạo ra các chất thải độc hại, rác thải xây dựng khó tái chế. Cũng bởi vậy mà xây dựng gắn với phát triển bền vững, sử dụng những vật liệu xanh đang là xu hướng của thế giới.

    Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra mục tiêu cụ thể: Các công trình kiến trúc đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, sự phát triển của kiến trúc hiện đại phải gắn liền với sự phát triển và ứng dụng các vật liệu xanh, thân thiện môi trường. Đây cũng được coi là đích đến mà ngành Xây dựng đã và đang hướng tới. 

    Trong đó sự quan tâm đối với vật liệu xanh trong trang trí nội thất đang tăng cao, phản ánh xu hướng chung của xã hội hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Việc lựa chọn vật liệu xanh không chỉ mang lại không gian sống đẹp mắt mà còn đóng góp vào mục tiêu bảo vệ nguồn tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

    II. Các loại vật liệu xanh phổ biến sử dụng trong trang trí nội thất ở Việt Nam

    Cây xanh

    Trồng cây xanh trong nhà đang là một xu hướng trong thiết kế nội thất. Việc sử dụng cây xanh trong trang trí nội thất không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn tạo nên một môi trường sống lành mạnh, tích cực và thú vị cho người sử dụng. Có thể kể đến một số tác dụng như:

    • Tạo không gian sống tươi mới, gần gũi với thiên nhiên: Cây xanh không chỉ là một phần quan trọng của tự nhiên mà còn là nhân tố xanh trong trang trí nội thất giúp không gian sống trở nên tươi mới, gần gũi với thiên nhiên; giữ ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng.
    • Làm dịu ánh sáng: Các loại cây xanh có lá lớn và mảng xanh lá tạo ra bóng mát, giúp làm dịu ánh sáng trong phòng. Điều này không chỉ tạo ra một không gian dễ chịu mà còn giúp giảm ánh sáng chói lọi, bảo vệ đôi mắt khỏi tác động tiêu cực.
    • Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh giúp làm sạch không khí bằng cách hấp thụ các chất độc hại và tạo oxy, tăng cường sức khỏe và tạo môi trường sống lành mạnh. Có cây xanh trong nhà sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động vì cây xanh sẽ giúp não bộ được cung cấp đầy đủ oxy, làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.
    • Tăng tính thẩm mỹ của không gian: Cây xanh không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn là sự chọn lựa phổ biến trong trang trí nội thất. Việc bài trí một số chậu cây cảnh trong nhà theo cách khoa học không chỉ tạo nên điểm nhấn độc đáo mà còn làm hài hòa màu xanh vào không gian sống. Sự kết hợp này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn đem đến một không gian sống mới mẻ, phong cách cho gia đình.
    Vật liệu xanh trong trang trí nội thất
    Cây xanh trong trang trí nội thất Nguồn; Sen Vàng tổng hợp

    Đây không chỉ là một yếu tố trang trí, mà còn là sự chọn lựa thông minh và bền vững để tối ưu hóa không gian sống với những lợi ích đa dạng và tích cực. 

    Gỗ tái chế

    Ngoài cây xanh thì nội thất từ gỗ tái chế cũng đang rất được ưa chuộng vì tính độc đáo cũng như an toàn với môi trường và người sử dụng của nó. Nội thất làm từ gỗ pallet, gỗ tàu biển hoặc từ những vật dụng đã cũ – công năng chính không còn sử dụng được nữa hay ngắn gọn hơn là nội thất tái chế.Với sự linh hoạt và tính bền vững, ứng dụng của gỗ tái chế trong trang trí nội thất không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn góp phần vào sự bảo vệ môi trường và tạo ra không gian sống thân thiện với tự nhiên. Gỗ tái chế có thể ứng dụng vào trang trí nội thất như: 

    • Tường, vách làm từ gỗ tái chế: Với những không gian hẹp thì việc sử dụng vách ngăn là một giải pháp tuyệt vời để tối ưu hoá không gian. Sản phẩm từ gỗ tái chế, sau khi trải qua quá trình xử lý và tạo hình, tạo nên những tấm vách ngăn không gian không chỉ nhẹ, thoáng đãng mà còn mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Đây là lựa chọn lý tưởng và hợp lý cho không gian hẹp. 
    • Trần nhà làm từ gỗ tái chế: Trần nhà từ gỗ tái chế không chỉ làm cho không gian trở nên độc đáo mà còn giúp tạo ra điểm nhấn nghệ thuật trong không gian sống. Ngoài ra, trần nhà làm từ gỗ tái chế còn có tác dụng đặc biệt là làm hệ thống “trần giả” che hệ thống kỹ thuật bên trên, cách âm, cách nhiệt, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho không gian sống. Trần nhà làm từ gỗ có khả năng giữ nhiệt giúp duy trì sự ấm áp trong những ngày lạnh và cách âm tốt, giảm tiếng ồn.  
    • Sàn nhà làm bằng gỗ tái chế: Gỗ tái chế có thể được sử dụng để làm pallet lát sàn trong thiết kế nội thất. Không chỉ có tác dụng tích cực với môi trường mà sàn gỗ tái chế còn đem lại cho căn nhà hoặc công trình cảm giác thoải mái. Sàn gỗ tự nhiên còn có khả năng chống ẩm tốt, giúp duy trì được sự ổn định của căn nhà trong thời tiết khắc nghiệt. Việc sử dụng sàn gỗ tái chế giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất cũng như an toàn với sức khỏe.    
    • Đồ nội thất: Ứng dụng đồ nội thất trang trí bằng gỗ đã không còn xa lạ với chúng ta. Có thể kể đến như: Bàn ăn, bàn làm việc, ghế, giường…Việc sử dụng gỗ tái chế vào thiết kế nội thất vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, vừa đem lại tính thẩm mỹ cũng như thể hiện được tính cách của chủ công trình.
    • Đồ trang trí: Một số đồ trang trí chúng ta có thể tận dụng gỗ tái chế như: đèn trang trí, chậu cây, khung tranh trang trí, bát, đĩa, khay đựng đồ…

    Sử dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất giúp thổi hồn vào các không gian, đem lại những trải nghiệm thân thiện, dịu dàng, tích cực về một không gian sống với loại hình vật liệu mới.

    Vật liệu xanh trong trang trí nội thất
    Sử dụng gỗ trong trang trí nội thất Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Vật liệu Composite sinh học

    Vật liệu composite (hay còn có tên gọi khác là composite, vật liệu compozit, vật liệu tổng hợp) là loại nguyên vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu có tính chất vật lý và hóa học khác nhau, loại vật liệu này sẽ mang tính chất và những công dụng vượt trội hơn hẳn so với những vật liệu ban đầu.

    Mặc dù chỉ mới xuất hiện trên thị trường chưa lâu nhưng composite – vật liệu xanh đang được ứng dụng rộng rãi bởi tính bền, đẹp và thân thiện với môi trường. Đặc biệt trong ngành thiết kế nội thất, vật liệu composite cũng xuất hiện rất nhiều.

    Vật liệu xanh trong trang trí nội thất

    Ưu điểm: 

    • Độ bền cơ học cao: Vật liệu composite có độ bền cao có thể chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không bị ảnh hưởng bởi sinh vật biển. Composite có cấu tạo xoắn nên chịu được áp lực nén, có độ bền hơn các sản phẩm bằng thép hay sản phẩm HDPE. Nhựa composite thường có khả năng chống nước và chống ẩm cao, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp, hay những nơi tiếp xúc trực tiếp với nước.
    • Nhẹ và dễ vận chuyển:  Vật liệu composite là một vật liệu nhẹ nhàng, giúp dễ dàng trong quá trình vận chuyển, lắp đặt và gia công, dễ dàng vận chuyển đến những nơi có địa hình gồ ghề.
    • Tính thẩm mỹ cao: Với khả năng mô phỏng gần như mọi chất liệu từ gỗ, đá đến gạch, nhựa composite mang lại sự đa dạng vô song về mẫu mã và màu sắc. Là vật liệu dễ tạo hình trong trang trí và thiết kế nên vật liệu composite có giá trị thẩm mỹ cao hơn so với các vật liệu khác.
    • Tiết kiệm chi phí: So với một số vật liệu tự nhiên, nhựa composite thường có giá trị kinh tế cao, làm giảm chi phí trong quá trình thi công và trang trí nội thất

    Nhược điểm: 

    • Khó tái chế: Composite thường gặp khó khăn khi tái chế hoặc tái sử dụng sau khi hư hỏng hoặc trở thành phế phẩm trong quá trình sản xuất. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc quản lý chất thải và giữ cho chu kỳ tái chế khó khăn hơn so với một số vật liệu khác như bê tông. 
    • Giá thành nguyên liệu thô tương đối cao: So với một số vật liệu truyền thống như bê tông hay gỗ, giá thành nguyên liệu thô của composite tương đối cao. Điều này có thể tạo ra áp lực về chi phí trong quá trình sản xuất và xây dựng.
    • Phương pháp gia công tốn thời gian: Sự kết hợp của các thành phần khác nhau, đặc tính vật lý và cơ học của composite có thể làm tăng độ khó khăn trong quá trình sản xuất, đặc biệt là khi cần đến các sản phẩm có độ phức tạp cao.
    • Phức Tạp Trong Phân Tích: Đối với các chuyên gia và kỹ thuật viên, việc phân tích cơ, lý, và hóa tính của mẫu vật composite có thể phức tạp hơn so với việc làm tương tự với các vật liệu truyền thống. Điều này đặt ra thách thức trong việc đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của sản phẩm.

    Ngày nay, các sản phẩm nội thất bằng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp và các chất liệu khác đều có thể thay thế hoàn toàn bằng nhựa composite. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình sử dụng nội thất làm bằng chất liệu composite, bởi chất liệu này không dễ phai màu, ẩm mốc và dễ gia công

    Đá tự nhiên

    Đá, với vẻ đẹp tự nhiên và độ bền vững, đang trở thành một lựa chọn ngày càng phổ biến trong thiết kế nội thất hiện đại. Đá có độ bền cao và khả năng chống trầy, tản nhiệt và dẫn nhiệt tốt giúp làm tăng tuổi thọ của sản phẩm và giữ cho không gian sống luôn mới mẻ. Ngoài ra, vật liệu đá không chỉ đẹp về mặt tự nhiên mà còn đa dạng về loại, từ đá granite sang trọng đến đá marble tinh tế, sự đa dạng này cung cấp nhiều tùy chọn cho việc tạo ra các bức tượng nghệ trong nội thất.

    Vật liệu xanh trong trang trí nội thất
    Sử dụng đá tự nhiên trong trang trí nội thất Nguồn: Tổng hợp

    Chính vì vậy, ngày nay, đá đã trở thành vật liệu xanh được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất như sàn và tường bằng đá, bàn đá hay đèn trang trí bằng đá…Có thể kể đến một số loại đá phổ biến như:

    • Đá cẩm thạch (Marble):

    Đá cẩm thạch nằm trong số những loại vật liệu tự nhiên có độ bền cao giúp nền nhà chịu nén, chịu được sự va đập mạnh. Tính chịu nhiệt là một ưu thế so với các loại đá tự nhiên khác đảm bảo ngôi nhà được ốp bằng loại đá này có nhiệt độ đồng nhất. Ngoài ra đá cẩm thạch chống lửa rất tốt, vì thế nó đảm bảo hơn cho ngôi nhà trước mối nguy về an toàn cháy nổ.

    Được biết đến với vẻ đẹp tinh tế và độ bền vững, đá Marble không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là biểu tượng của sự sang trọng trong thiết kế nội thất. Với màu sắc đa dạng và đường vân tự nhiên phong phú, nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho lát sàn, ốp tường, lavabo và phòng tắm. Đặc biệt, trong thiết kế nội thất chung cư hiện đại, đá Marble không chỉ là vật liệu trang trí mà còn là nguồn cảm hứng tạo nên vẻ đẹp sang trọng, tinh tế.

    • Granite ( đá hoa cương)

    Đá hoa cương là đá Granite được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất . Đá Granite, với độ cứng và khả năng kháng thấm cao, ít bị ăn mòn, thường được áp dụng trong việc lát ốp cầu thang, mặt tiền, làm mặt bếp, và các khu vực có độ cọ xát lớn. Đá hoa cương còn có khả năng điều hòa không khí trong phòng nhờ có tính cách nhiệt tốt, giúp mang đến cho gia đình bạn những hiệu quả tuyệt vời về cả mặt thẩm mỹ đến sức khỏe.

    Đá Granite thường xuất hiện trong các công trình thiết kế đa dạng như cổ điển, tân cổ điển, và hiện đại, bởi tính linh hoạt và khả năng thích ứng với nhiều phong cách khác nhau. 

    • Đá xuyên sáng (Onyx) :

     Đá xuyên sáng Onyx tự nhiên được xem dòng đá thạch anh, được cầu tạo bởi nước và đá vôi trong quá trình phân rã. Sau quá trình chuyển hóa và phân rã đã tạo ra thành một loại đá xuyên sáng onyx tự nhiên. Với khả năng xuyên sáng không một loại đá nào có được cùng với khả năng uốn cong linh hoạt, từ mảng ốp đại sảnh cho đến đường cong uốn lượn mềm mại, tạo nên sự sáng tạo độc đáo trong kiến trúc. Đặc tính xuyên sáng của đá này kết hợp với khả năng chống thấm, chống ẩm xuất sắc và ít bám bẩn, làm cho quá trình vệ sinh trở nên dễ dàng. 

    Đá Onyx thường trang trí ở những không gian sang trọng, các mặt quầy bar, quầy lễ tân, mặt bàn, …. Đây là loại đá tự nhiên thuộc dòng cao cấp nhất. Trong cuộc sống hiện nay thì những thiết kế nội thất chung cư cao cấp cũng thường sử dụng những loại đá này ở nhiều hạng mục thiết kế của mình.

    Gốm sứ sinh học

    Gốm sứ là chất liệu quen thuộc được ứng dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt lẫn thiết kế, xây dựng. Vài năm trở lại đây, các sản phẩm gốm sứ ngày càng được ưa chuộng trong trang trí nội thất nhà ở bởi giá trị nghệ thuật, độ bền đẹp và thân thiện với môi trường. 

    Vật liệu xanh trong trang trí nội thất
    Sử dụng gốm trong trang trí nội thất Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    • Thân thiện với môi trường: Tính chất thân thiện với môi trường của gốm sứ sinh học không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hành tinh mà còn tạo nên không khí trong lành trong căn nhà.
    • Đa dạng về màu sắc và hoạ tiết: Gốm sứ sinh học đa dạng màu sắc, họa tiết và hình dáng, đem lại sự linh hoạt cho các kiểu trang trí nội thất. Từ bức tượng nhỏ, đèn trang trí cho đến các đồ trang trí lớn, gốm sứ sinh học không ngừng làm mới không gian sống và tạo điểm nhấn nghệ thuật.
    • Khả năng chống bám bẩn và dễ vệ sinh: Ngoài ra, tính năng chống dơ, dễ lau chùi của gốm sứ sinh học giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc duy trì sự sạch sẽ của không gian sống. Sự kết hợp giữa nghệ thuật và tính bền vững của gốm sứ sinh học thực sự làm nổi bật không gian sống và đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của môi trường xanh và thân thiện.

    III. Cách lựa chọn và bảo quản nội thất được làm bằng vật liệu xanh

    Cách lựa chọn và mua sắm vật liệu xanh cho trang trí nội thất

    Lựa chọn vật liệu nội thất không chỉ đơn giản về màu sắc, chất liệu, hoa văn mà còn phải phù hợp từ phong cách cho đến điểm nhấn. Vì vậy, lựa chọn vật liệu nội thất phải gắn liền chặt chẽ với quá trình thiết kế, thi công. 

    • Nghiên cứu trước: Trước khi sử dụng vào trong thiết kế nội thất thì cần tìm hiểu về đặc tính cũng như ứng dụng của chúng để có thể đem lại những tác dụng phù hợp
    • Xác định phong cách và mục đích: Cần xác định rõ phong cách nội thất của công trình, từ đó xác định vật liệu phù hợp với sự đồng nhất và hài hòa. Đồng thời cũng cần biết mục đích sử dụng của vật liệu, có thể làm sàn, tường, trang trí, hay đèn trang trí.
    • Kiểm tra chứng nhận xanh: Ưu tiên lựa chọn vật liệu có chứng nhận môi trường như FSC cho gỗ, để đảm bảo tính bền vững và không gây hại cho môi trường
    • Đánh giá hiệu suất: Xem xét độ bền của vật liệu, khả năng chịu lực, cũng như khả năng bảo quản và dễ vệ sinh. Ngoài ra cũng cần xem xét các tính năng kỹ thuật như cách âm, cách nhiệt, khả năng chống nước…
    • Tìm hiểu về nhà sản xuất và thương hiệu: Việc sản xuất vật liệu xanh rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm Vậy nên bạn cần phải nghiên cứu về của nhà sản xuất và thương hiệu để lựa chọn được những sản phẩm uy tín, chất lượng. 
    • Tư vấn chuyên gia: Hỏi ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực trang trí nội thất và vật liệu xanh để có sự hỗ trợ chuyên nghiệp.
    • Xem mẫu trực tiếp: Để đưa ra những quyết định chính xác hơn nên đến cửa hàng và cảm nhận trực tiếp sản phẩm bạn muốn sử dụng trong công trình. 

    Việc lựa chọn và mua sắm vật liệu xanh một cách thông minh không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn là cách tích cực đóng góp vào sự bền vững và ý thức môi trường trong không gian sống của bạn.

    Phương pháp bảo quản và duy trì nội thất từ vật liệu xanh để đảm bảo sự lâu bền và an toàn

    Để đảm bảo sự lâu bền và an toàn cho vật liệu xanh trong trang trí nội thất, việc bảo quản và duy trì đúng cách là quan trọng. 

    • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào và áp dụng biện pháp bảo trì ngay lập tức. Lên lịch trình bảo dưỡng định kỳ, bao gồm làm mới lớp phủ bảo vệ, kiểm tra cấu trúc, và thay thế các linh kiện cần thiết.
    • Sử dụng đúng cách: Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để tránh tình trạng sử dụng không đúng cách gây hại cho vật liệu. Đồng thời, tránh va đập mạnh hay sự va chạm có thể gây hỏng hóc và trầy xước vật liệu
    • Bảo quản đúng cách: Bảo quản gỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao. Đối với vật liệu tái chế, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để bảo quản và sử dụng đúng cách. Tránh nhiệt độ và ánh sáng mạnh, kiểm soát độ ẩm để tránh hư hại, hỏng hóc. Nên sử dụng chất tẩy nhẹ và không gây hại cho môi trường để bảo vệ vật liệu xanh khi thực hiện công việc làm sạch và chăm sóc.

    IV. Các dự án và công trình nổi bật 

    Ứng dụng vật liệu xanh vào xây dựng và trang trí nội thất đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dưới đây là một số dự án trang trí nội thất nổi bật sử dụng vật liệu xanh ở Việt Nam và trên thế giới.

    Toà nhà The Edge, Amsterdam, Hà Lan 

    The Edge được biết đến là một trong những tòa nhà văn phòng bền vững hàng đầu trên thế giới, với thiết kế nội thất tối giản và sử dụng nhiều vật liệu xanh. Toà nhà sử dụng gỗ tái chế và vật liệu xanh có chứng nhận môi trường trong việc trang trí nội thất. Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng 100% đèn LED và tận dụng năng lượng mặt trời.

    Dự Án SiloStay, New Zealand

    SiloStay là một dự án độc đáo tại Little River, Canterbury, New Zealand, thách thức kiểu dáng truyền thống bằng cách biến đổi các thùng silo xi măng thành những căn phòng nghỉ xinh đẹp. Được thiết kế với tư duy bền vững, dự án này mang lại trải nghiệm lưu trú độc đáo và gần gũi với thiên nhiên.

    Công trình sử dụng gỗ tái chế và vật liệu composite sinh học trong kiến trúc và trang trí nội thất. Các thùng silo xi măng, trước đây là một phần của cơ sở lưu trữ thực phẩm, đã được chuyển đổi thành các căn phòng nghỉ tiện nghi và hiện đại. SiloStay cam kết sử dụng vật liệu xanh và tái chế trong quá trình xây dựng, từ gạch đến gỗ và vật liệu cách âm để giảm tác động môi trường.

    Apple Park, Cupertino, California, Hoa Kỳ

    Apple Park là trụ sở mới của Apple, được thiết kế với tâm điểm là việc tích hợp thiên nhiên và vật liệu xanh vào không gian làm việc. Công trình sử dụng rộng rãi các vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường. Các khuôn viên xung quanh được trang trí với cây cỏ, cây xanh và hệ thống làm mát tự nhiên. Kết cấu The Ring còn chú trọng đến yếu tố “xanh” – tiết kiệm năng lượng với hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống ống nước nhiệt độ 20-25°C ẩn trần và sàn tạo không gian mát mẻ, giảm thời gian sử dụng điều hòa chỉ còn 3 tháng trên năm.

    Dự án ECOHOME 3, Hà Nội

    Chung cư Ecohome 3 là một trong những dự án nhà ở xã hội thuộc dòng nhà ở đại chúng xanh. Tòa nhà NO2 và NO3 thuộc Ecohome 3 là dự án nhà ở xã hội đầu tiên đạt chứng chỉ xanh EDGE của tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

    Dự án sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường như tạo những ô thoáng đón gió, ánh sáng tự nhiên với 800 cây xanh cùng cảnh quan, đài phun nước giảm 1 -2 độ C so với môi trường xung quanh. Những căn hộ có cửa sổ hướng tây được phủ lớp kính low-E giảm nhiệt hấp thụ nắng nóng. 

    Tòa nhà Viettel Tower, Hà Nội

    Tòa nhà trụ sở mới của Tập đoàn Viettel, tọa lạc tại lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội), nhìn thẳng ra công viên hồ điều hòa rộng 32ha. Công trình được thiết kế bởi Công ty Tư vấn thiết kế Gensler của Mỹ. Đây là một đơn vị tư vấn thiết kế số 1 thế giới theo đánh giá của tổ chức uy tín World Architect. Công trình được chú trọng thiết kế theo tiêu chuẩn chứng chỉ xanh LEED của Hiệp hội Xây dựng xanh Mỹ với các tiêu chí tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng, gần gũi và thân thiện với môi trường.

    Toà nhà sử dụng gỗ theo chuẩn FSC, hệ thống làm mát thông minh để tiết kiệm năng lượng và các vật liệu chống nhiệt. công trình áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng hệ kính low-E. Công trình có tính biểu tượng thể hiện sự vượt trội của tập đoàn viễn thông, được thiết kế độc đáo, tinh tế, có hình bầu dục tích hợp liền mạch với công trình liền kề, với mái dốc phủ cỏ màu xanh để giảm bớt bức xạ nhiệt

    Có thể thấy cảnh quan xanh, gỗ tái chế, và vật liệu có chứng nhận môi trường đang trở thành xu hướng quan trọng trong ngành xây dựng tại Việt Nam.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Những vật liệu xây dựng xanh sử dụng trong trang trí nội thất” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Vật liệu xanh được sử dụng trong trang trí nội thất”. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về Vật liệu xanh, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web www.senvangdata.com.vn / www.congtrinhxanhvn.com 

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Những vật liệu xây dựng xanh sử dụng trong trang trí nội thất” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Vật liệu xanh được sử dụng trong trang trí nội thất”. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về Vật liệu xanh, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web www.senvangdata.com.vn / www.congtrinhxanhvn.com 

    Xem thêm bài viết về Vật liệu xanh tại 

    Thách thức và cơ hội phát triển thị trường VLXD xanh ở Việt Nam

    Phát triển VLXD xanh tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam: Thực trạng, rào cản và giải pháp

    Lợi ích của Vật liệu xanh trong xây dựng

    Vật liệu xanh – Cơ hội mới cho các chủ đầu tư

    Những vật liệu xanh trong xu hướng xây dựng bền vững

    Dịch vu tư vấn

    Dịch vụ tư vấn Công trình xanh – Tài chính xanh

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nguyễn Thị Minh Ánh

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : vật liệu xanh, R&D, trang trí nội thất, Genz bất động sản, trang trí nhà ở, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata, phát triển bền vững, phát triển dự án, bất động sản, đơn vị nghiên cứu thị trường, bất động sản xanh, đơn vị tư vấn phát triển dự án, quy hoạch vùng, gen Z bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!