Bất động sản đại ngàn Tây Nguyên dần được đánh thức, khi nhiều “ông lớn” quyết định rót vốn vào vùng đất này. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin quy hoạch của khu vực này trong tháng 11 vừa qua.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa công bố mức giá trần để làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu cung cấp dịch vụ thẩm định giá khi xác định giá đất, làm cơ sở tính tiền, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với bất động sản có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên.
Theo Quyết định số 1017/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, mức giá trần dịch vụ thẩm định giá đất làm cơ sở tính tiền, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với bất động sản có giá trị từ 10 tỷ đồng được tính như sau: tài sản trị giá 10 tỷ đồng có giá trần thuê dịch vụ thẩm định giá là 14 triệu đồng; tài sản trị giá 15 tỷ đồng có giá trần thuê dịch vụ thẩm định giá 21 triệu đồng; đều bằng 14% giá trị tài sản thẩm định.
Một góc tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đối với tài sản giá trị từ 35-30 tỷ, giá trần đều bằng 11,2% giá trị tài sản thẩm định. Với tài sản giá trị từ 45-50 tỷ là 9,8% giá trị tài sản thuê thẩm định giá. Đối với tài sản trên 50 tỷ đồng, định mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá bằng 9,8% cộng với 7% phần tăng thêm của giá trị tài sản thuê thẩm định giá, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.
Những năm gần đây, Lâm Đồng là địa phương có nhiều dự án được các nhà đầu tư quan tâm tại khu vực Tây Nguyên, đến sang nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước để đầu tư các dự án dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, việc phê duyệt mức giá trần để làm cơ sở tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu cung cấp dịch vụ thẩm định giá khi xác định giá đất sẽ là khung pháp lý để các đơn vị cung cấp dịch vụ này hoạt động ổn định theo đúng quy định của pháp luật.
Theo báo cáo thuyết minh Đề án, việc lập Đề án đề nghị công nhận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là đô thị loại II căn cứ trên định hướng phát triển đô thị quốc gia, vùng tỉnh Kon Tum và được lập theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Thành phố Kon Tum hiện nay có diện tích khoảng 433km2, dân số toàn đô thị là khoảng 205.762 người, với 21 đơn vị hành chính. Thành phố Kon Tum là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng, vùng liên tỉnh.
Khi được công nhận là đô thị loại II, thành phố Kon Tum sẽ được định hướng phát triển và đầu tư nâng cấp mọi mặt theo các tiêu chí cao hơn, qua đó sẽ mang lại bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại và một cuộc sống tốt, tiện nghi hơn cho cư dân đô thị.
Trung tâm thành phố Kon Tum (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng đã đóng góp nhiều ý kiến về những nội dung nghiên cứu lập quy hoạch liên quan đến các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đầu tư, tài chính, công thương, quy hoạch, giao thông vận tải, văn hóa, du lịch, nông nghiệp, quốc phòng, an ninh… giúp hoàn thiện Báo cáo thuyết minh. Theo đó, thành phố Kon Tum đã cơ bản hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, đời sống nhân dân được nâng cao, diện mạo đô thị phát triển. Do đó, chủ trương xây dựng và phát triển thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại II của tỉnh Kon Tum là phù hợp với thực tiễn và các chương trình, định hướng của quốc gia, của tỉnh và khu vực Tây Nguyên về phát triển đô thị.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhân Cơ 2, tỉnh Đắk Nông. Chính phủ cũng đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nhân Cơ 2 là Công ty Cổ phần Capella Quảng Nam.
Tiến độ thực hiện dự án không quá 60 tháng kể từ ngày được bàn giao đất. Trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày được Nhà nước giao đất, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng phương án phân kỳ đầu tư hợp lý để bảo đảm phù hợp với các chỉ tiêu đất đã được giao.
Bản vẽ thiết kế KCN Nhân Cơ 2 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 có quy mô 400 ha tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp có phía Tây giáp Khu công nghiệp Nhân Cơ và đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), 3 phía còn lại giáp suối và đất nông nghiệp. UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo việc cập nhật vị trí và quy mô diện tích sử dụng đất của Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 vào quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm 2021-2025, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan thời kỳ 2021-2030.
Theo quy hoạch được duyệt vào tháng 2/2019, Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 được phân thành 4 phân khu chức năng chính, trong đó bao gồm các chức năng: Nhà máy xí nghiệp, kho tàng, trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng, cây xanh cảnh quan và cách ly, đầu mối hạ tầng kỹ thuật, khu ở chuyên gia và công nhân, đường giao thông.
UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất quy hoạch Buôn Ma Thuột là cảng hàng không quốc tế và thu hút đầu tư mở rộng theo hình thức xã hội hóa. Tỉnh Đắk Lắk nêu rõ mục tiêu thu hút khách du lịch cao cấp và tổ chức sự kiện cấp vùng, quốc gia và quốc tế, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ liên quan đến cà phê, xây dựng hình ảnh “thành phố cà phê của thế giới”.
Do đó, tỉnh đề xuất được đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột để phục vụ nhu cầu đón khách nước ngoài. Nếu đề xuất được chấp thuận, tỉnh Đắk Lắk sẽ khẩn trương triển khai xây dựng Đề án, gửi Bộ GTVT xem xét, trình Tổ công tác nghiên cứu xã hội hóa khai thác sân bay của Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Sân bay Buôn Ma Thuột (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trước đó, trong dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột với quy mô gần gấp đôi hiện nay với diện tích là 464 ha, công suất đón 5 triệu khách đến năm 2030 và năm 2050 là 7 triệu. Tuy nhiên Bộ GTVT vẫn xác định cơ sở tại Buôn Ma Thuột là sân bay quốc nội.
Hiện tại, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk cấp sân bay cấp 4C với 5 vị trí đỗ máy bay, nhà ga hành khách đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm tại khu vực Tây Nguyên. Năm 2019, sân bay này đón hơn 1 triệu khách; dự kiến năm 2022 sẽ phục vụ khoảng 1,4 triệu khách. Sân bay này đang khai thác các đường bay đi và đến bảy tỉnh, thành gồm TP.HCM, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Cần Thơ; chưa khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 10/11/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ia Tul, tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ia Tul là xây dựng hồ chứa và hệ thống dẫn nước để cấp và tạo nguồn cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho diện tích khoảng 8.600 ha, nước sinh hoạt cho khoảng 28.500 người; cải thiện môi trường sinh thái; kết hợp giảm lũ cho hạ du, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện Ia Pa, Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Quy mô đầu tư các hạng mục chính gồm: Xây dựng hồ chứa nước có dung tích toàn bộ khoảng 83 triệu m3 và hệ thống lấy nước, dẫn nước tưới, bao gồm các hạng mục chính sau: Đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước, đường hầm dẫn nước, hệ thống kênh tưới và các công trình phụ trợ nằm trên địa bàn các huyện Ia Pa, Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
Khu vực quy hoạch Hồ chứa nước Ia Tul (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu UBND tỉnh Gia Lai có trách nhiệm quản lý tốt hiện trạng, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng, đúng quy định của pháp luật; quyết định và tổ chức thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án theo đúng quy định pháp luật về lâm nghiệp, đất đai và pháp luật có liên quan, đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng rừng, đất tiết kiệm, hiệu quả, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước và khiếu kiện mất trật tự xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) vừa trình Chính phủ dự thảo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Đối với Bộ GTVT và các địa phương được giao trước năm 2030 phải thực hiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc gồm: Quy Nhơn – Pleiku, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa – Chơn Thành, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương.
Về hàng không, Chính phủ giao Bộ GTVT trước năm 2030 phải đầu tư mở rộng, nâng cấp sân bay Liên Khương lên cấp 4E, mở rộng và nâng cấp sân bay Pleiku lên cấp 4C, mở rộng sân bay Buôn Ma Thuột. Với hệ thống đường sắt, Bộ GTVT được yêu cầu phải khôi phục và cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt. Thời gian thực hiện trước năm 2030.
Để các dự án triển khai đúng tiến độ, Chính phủ chỉ đạo cho các bộ, ngành và địa phương trong năm nay phải ban hành các văn bản cụ thể triển khai thực hiện chương trình của Chính phủ. Trong đó, xác định rõ, đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đầu ra đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện. Ngoài ra, các bộ, ngành và địa phương phải chủ động triển khai các nhiệm vụ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc giám sát, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về kết quả thực hiện.
Sân bay Liên Khương (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Chiều 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.
Thủ tướng cho rằng Lâm Đồng có nhiều di sản văn hóa mang đậm bản sắc núi rừng Tây Nguyên như cồng chiêng, mộc bản triều Nguyễn, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang …, cần phải hết sức coi trọng. Thủ tướng cũng rất ấn tượng với cảnh quan khí hậu, môi trường xanh, sạch đẹp của Đà Lạt, thành phố Festival Hoa. Thủ tướng chỉ đạo: “Phải giữ cho bằng được cảnh quan đẹp ở khu trung tâm Đà Lạt. Nếu muốn phát triển bất động sản phải lùi sâu lùi xa. Quanh hồ Xuân Hương hiện có những vị trí xây dựng phá vỡ cảnh quan, cần phải xem lại”.
Trung tâm thành phố Đà Lạt (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cũng theo Thủ tướng, Lâm Đồng cần giữ gìn tôn tạo các kiến trúc độc đáo, di tích lịch sử ở TP Đà Lạt; xây dựng Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước. Với tiềm năng khác biệt, những lợi thế có sẵn, Lâm Đồng có lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh Tây nguyên, do đó, phải là động lực phát triển của vùng này. Lâm Đồng phải tập trung vào phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa, trở thành cực tăng trưởng, chứ không thể phát triển sau các tỉnh khác của Tây Nguyên.
Lâm Đồng cần đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho cả nước học tập. Trong tương lai, tỉnh cần phát triển công nghiệp giải trí, công nghiệp sản xuất hoa…
Trên đây là Bản tin quy hoạch vùng Tây Nguyên. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu trước khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hơn về thị trường của từng tỉnh, thành trên cả nước, nhà đầu tư có thể truy cập trang web Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Đắk Lắk, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Đắk Lắk hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản. |
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP