Top 10 tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước năm 2023

  • 28 Tháng bảy, 2024
  • Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng, là động lực chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những năm gần đây, các tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp cao đã trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế quốc gia, góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển bền vững. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp hiện đại, cùng với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, đã tạo nên những bước đột phá ấn tượng, không chỉ về tăng trưởng kinh tế mà còn về giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động. Đặc biệt, các tỉnh thành dẫn đầu về chỉ số sản xuất công nghiệp đã chứng tỏ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết này sẽ giới thiệu và phân tích 10 tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước trong những năm gần đây, từ đó thấy rõ hơn sự phát triển vượt bậc và tiềm năng của ngành công nghiệp Việt Nam.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index – IPI) là một chỉ số kinh tế dùng để đo lường mức độ sản xuất của ngành công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này bao gồm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, và cung cấp điện, nước, khí đốt.

    IPI thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế, vì nó phản ánh mức độ sản xuất và hoạt động công nghiệp, là một phần quan trọng của GDP. Một số điểm quan trọng về chỉ số sản xuất công nghiệp bao gồm:

    1. Đo lường sản xuất: IPI đo lường sự thay đổi trong sản lượng sản xuất của các ngành công nghiệp so với một mốc thời gian cơ sở, thường là một năm hoặc một quý trước đó.
    2. Thành phần: Chỉ số này bao gồm các ngành công nghiệp chính như khai khoáng, chế biến chế tạo, sản xuất và phân phối điện, nước, và các dịch vụ công nghiệp khác.
    3. Ý nghĩa kinh tế: Chỉ số này giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các nhà phân tích kinh tế đánh giá sức khỏe của ngành công nghiệp và dự đoán xu hướng kinh tế.
    4. Thay đổi theo thời gian: IPI có thể được công bố hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, tùy thuộc vào quốc gia và cơ quan thống kê.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp là một trong những công cụ quan trọng để phân tích và dự báo tình hình kinh tế, đặc biệt là trong các nền kinh tế có ngành công nghiệp phát triển mạnh.

    Top 10 tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước năm

    1. Bắc Ninh

    Vị trí địa lý 

    Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất cả nước với diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Bắc Ninh là tỉnh có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền Bắc. 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    GRDP

    Tốc độ tăng trưởng GDP/GRDP năm 2022 của Bắc Ninh ước tính tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2019-2022. Quy mô kinh tế năm 2022 theo tỷ giá hiện hành của tỉnh đạt gần 250 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 9 cả nước và đứng thứ 4 trong vùng Đồng Bằng sông Hồng. Cùng năm, Bắc Ninh có GRDP bình quân đầu người rất cao đứng thứ 3 cả nước về GRDP bình quân đầu người, với 163,3 triệu đồng /người trong năm. Đây là tỉnh có mức độ phát triển kinh tế vô cùng tốt trong khu vực nói riêng và trong Việt Nam nói chung. 

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Nguồn: Niên giám thống kê 2022 tỉnh Bắc Ninh – trang 17,21,22 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Lĩnh vực công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,05% trong giai đoạn 2011-2020, cao hơn trung bình cả nước, trong đó tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt 9,41%.. Tỷ trọng ngành Công nghiệp – xây dựng tăng từ 62,1% năm 2011 lên 76,5% năm 2020 (Trong đó lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng tăng từ 55,2% năm 2011 lên 72,8% năm 2020). Với sự đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế vào Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2015, nền công nghiệp của tỉnh nhanh chóng bứt tốc để trở thành tỉnh có giá trị sản xuất hàng đầu cả nước. Cơ cấu công nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng tỉnh đề ra. Tỷ lệ ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng nhanh, hình thành một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Công nghiệp hỗ trợ phát triển, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và gia tăng giá trị. Năm 2020, Bắc Ninh là một trong các tỉnh có quy mô sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt nền kinh tế, năm 2020 với mức tăng 5,1%, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào GRDP trên địa bàn tỉnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2020 tăng 3,9% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4% so với cùng kỳ.

    senvangdata.com

    2. Bình Dương

    Vị trí địa lý 

    Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ)

    Bình Dương được xem là “miếng bánh ngọt” cho các nhà đầu tư với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất. Tỉnh này thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài và trong nước, đặc biệt là trong các ngành như công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, và sản xuất điện tử. Sự hiện diện của các khu công nghiệp và khu công nghệ cao đã tạo ra cơ hội việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    GRDP

    Bình Dương xếp thứ 3 trong Top 10 Tỉnh, thành có GRDP cao nhất cả nước 2022

    Nguồn: Senvangdata.com 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Trong tổng mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) tăng 2.01% so với cùng kỳ; khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng 4.32%; khu vực III (dịch vụ) giảm 1.73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 1.03%. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng chung của cả nền kinh tế vẫn là khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 67.91% tổng GRDP của tỉnh.

    Với nhiều thuận lợi và các chính sách hợp lý để phát triển công nghiệp, Bình Dương hiện là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2021, số dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư mới 69 dự án với tổng số vốn đăng ký là 595.3 USD. 

    Trong những năm qua, Bình Dương lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, là khâu đột phá, từ đó tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Toàn tỉnh hiện có 31 KCN với tổng diện tích 12,721ha, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11,021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2965 dự án, bao gồm 2309 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24.3 tỷ USD và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76,608 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Bình Dương chọn lựa vào các KCN tập trung.

    Với mục tiêu đột phá kinh tế – xã hội, đưa kinh tế của tỉnh chuyển dần sang dịch vụ – công nghệ cao, xây dựng Bình Dương trở thành đô thị xanh, thông minh và hiện đại; hiện nay Bình Dương đang quy hoạch dự án “Thành phố thông minh Bình Dương” và dự án “Thành phố mới Bình Dương”.

    3. Hà Nội

    Vị trí địa lý

    Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng ĐBSH, tiếp giáp với 8 tỉnh trong vùng. Nhờ vị thế Thủ đô, Hà Nội là “trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

    senvangdata.com

    GRDP 

    senvangdata.com

    Tính theo giá SS năm 2010, quy mô GRDP của Hà Nội đạt trên 355,83 nghìn tỷ đồng (năm 2010), khoảng 380,2 nghìn tỷ đồng (năm 2011), trên 689 nghìn tỷ đồng (năm 2020) và 774,7 nghìn tỷ đồng (năm 2022). Số liệu thống kê cho thấy, các hoạt động kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã có đóng góp lớn vào quy mô kinh tế cả nước, như năm 2010 đã chiếm 13,6% tổng GRDP cả nước (theo giá HH); năm 2022, Hà Nội đóng góp gần 12,6% vào giá trị GRDP cả nước. 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    senvangdata.com

    Quy mô doanh nghiệp ngành công nghiệp: Đến năm 2020, công nghiệp thành phố có khoảng 101.890 cơ sở sản xuất, trong đó có 18.833 doanh nghiệp và khoảng 83.057 cơ sở sản xuất kinh tế cá thể tham gia sản xuất công nghiệp và TTCN. Riêng nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo, hiện có khoảng 100.421/101.890 cơ sở sản xuất chiếm 98,5% tổng số cơ sở công nghiệp toàn thành phố. Trong số 100.421 cơ sở chế biến, chế tạo, có 17.625 doanh nghiệp và còn lại là các cơ sở kinh tế cá thể. Trong giai đoạn 2016-2020, số doanh nghiệp ngành công nghiệp duy trì chiếm khoảng 13% số doanh nghiệp toàn thành phố, tăng nhẹ so với giai đoạn 2011-2015 (chiếm khoảng 12,0%). 

    4. Hải Phòng

    Vị trí địa lý 

    Thành phố Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng Bằng sông Hồng.  Sở hữu vị trí địa lý ấn tượng khi cách Thủ Đô Hà Nội 102 km về phía Đông Nam, tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Biển Đông (đường bờ biển dài 125 km)

    GRDP 

    Tổng (GRDP) theo giá so sánh năm 2021 tăng 12.38% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 94,507 tỷ đồng, bằng 122% dự toán trung ương giao. So với các thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng có động lực tăng trưởng kinh tế mạnh phụ thuộc vào khu vực công nghiệp – xây dựng và là thành phố duy nhất có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số. 

    Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng 2020 – 2021 của 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đặc biệt, Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI năm 2021 với tổng đầu tư đạt 5.2 tỷ USD. Tốc độ GRDP tăng trưởng cao nhất và là thành phố duy nhất có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số so với các thành phố trực thuộc trung ương.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Năm 2020 khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm gần 50% GRDP của thành phố, so với mức 41% của vùng KTTĐ Bắc Bộ; trong đó riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm 43,3% GRDP. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố đạt 44,1%. Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; 42% trong tổng lao động xã hội và chiếm 94,6% kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Có thể nói, ngành công nghiệp – xây dựng đã góp phần quyết định cho tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ và đô thị hóa.

    Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GRDP, trong giai đoạn 2016-2020, cơ cấu ngành kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Trong năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 52.99%, dịch vụ đạt 42.09%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 4.92%.

    5. Đồng Nai

    Vị trí địa lý 

    Tỉnh Đồng Nai nằm tại vùng cửa ngõ đi vào khu kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế năng động phát triển nhất cả nước. Đây là cánh tay nối dài của Đông Nam Bộ tới các tỉnh duyên hải phía Nam và vùng Tây Nguyên. Về tiếp giáp:

    • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
    • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
    • Phái Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước;
    • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 30km)

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    GRDP 

    Năm 2022, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục khôi phục và tăng trưởng mạnh. Cụ thể, GRDP tăng 9,22%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 133 triệu đồng; thu ngân sách đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, đạt 114% dự toán năm. Về kim ngạch xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng hơn 13%; nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên địa bàn đạt 5,75 tỷ USD.

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Mặc dù đã có số lượng DN hỗ trợ cao trên toàn tỉnh, cơ cấu GTSX trong ngành CNHT có xu hướng giảm dần trong GTSXCN toàn tỉnh, chưa đạt mục tiêu đề ra (22-25% GTSX ngành công nghiệp). Đến hết năm 2020, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Đồng Nai đạt trên 130 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 22,1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, giảm 1,8% so với năm 2015 (năm 2015 chiếm 23,9%) và giảm 4.6% so với năm 2010 (năm 2010 chiếm 26,7%). Các doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, chịu sự biến động lớn của giá cả thế giới. Vì vậy, tỉnh cần tiếp tục xây dựng ngành CNHT trong tỉnh, không chỉ tập trung vào lượng mà chú trọng vào chất, nâng cao chất lượng đầu ra của các mặt hàng nhóm ngành CNHT và đáp ứng nhu cầu đầu vào khâu sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh.

    6. TP. Hồ Chí Minh

    Vị trí địa lý 

    TPHCM nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, có vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; nằm trên các tuyến hàng hải, đường bộ, hàng không trọng yếu quốc tế, là cửa ngõ quốc tế chính phía Nam của Việt Nam; là một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    GRDP 

    Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của thành phố năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng, tăng 5,81% so với cùng kỳ năm 2022.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của TP.HCM còn lạc hậu, dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động có hàm lượng KHCN thấp. 04 phân ngành có đóng góp VA cao nhất năm 2020 là: Điện tử (28%), may mặc và da giày (25%), chế biến thực phẩm (15%); trong đó, các ngành may mặc, da giày, và chế biến thực phẩm chiếm khoảng 50% tổng số việc làm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thiếu vắng những điều kiện cơ bản cho việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như nhân lực, nghiên cứu, khoa học công nghệ, các công ty lớn bản địa, những hệ sinh thái công nghiệp, những chuỗi giá trị đồng bộ.

    Nguồn: Senvangdata.com

    7. Bà Rịa – Vũng Tàu

    Vị trí địa lý 

    Nguồn: Senvangdata.com

    GRDP 

    Trong nhiều năm liền, quy mô GRDP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong số 3 vị trí dẫn đầu cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu xếp sau 2 thành phố đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. 

    Tuy nhiên trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, quy mô hoạt động của ngành dầu khí giảm, đã ảnh hưởng đến quy mô GRDP của tỉnh, từ năm 2019, vị trí quy mô GRDP của tỉnh đứng thứ 5, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. 

    Nếu không tính đóng góp từ hoạt động khai thác dầu khí, quy mô GRDP của tỉnh năm 2020 xếp thứ 8 trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. GRDP tính theo đầu người của Bà Rịa – Vũng Tàu luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước. 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Trong giai đoạn 2011-2020, công nghiệp của tỉnh phát triển theo xu thế chung của cả nước và của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn có sự khác biệt khá rõ do ảnh hưởng của ngành dầu khí (và bị tác động bởi thị trường thế giới, trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí…). Trong cùng bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội và công nghiệp cả nước, khác biệt lớn về xu thế chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và đặt ra vấn đề cần đổi mới mô hình phát triển công nghiệp của tỉnh.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Chỉ số sản xuất công nghiệp ở trên cho thấy toàn ngành, 4 ngành công nghiệp cấp 1 và ngành dầu khí có sự phát triển không ổn định và có chiều hướng giảm giữa hai kỳ 5 năm 2011-2015 và 2016-2020. Trong kỳ 2016-2020 công nghiệp của tỉnh tăng trưởng âm với tốc độ khá lớn (giảm bình quân 4,01%/năm), dẫn đến toàn ngành tăng âm trong cả giai đoạn 2011-2020 (giảm bình quân 0,16 %/năm).

    8. Quảng Ninh

    Vị trí địa lý 

    Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Quảng Ninh nằm ở toạ độ địa lý từ 20o40’ đến 21o39’49,8” độ vĩ bắc và từ 106o26’ đến 108o31’ độ kinh đông. Phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Phía nam giáp thành phố Hải Phòng; Phía đông giáp biển; Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang; Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương. 

    Quảng Ninh có diện tích trên 12.000 km2, bao gồm 6.206,9 km2 đất liền và diện tích mặt biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố. 80% diện tích đất của tỉnh là đất đồi núi với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102 km từ Bắc xuống Nam. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 02 thị xã (Quảng Yên và Đông Triều) và 07 huyện (trong đó có 02 huyện đảo), với tổng số 177 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị–hành chính–kinh tế–văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

    Senvangdata.com

    GRDP 

    Cơ cấu của các ngành kinh tế vào GRDP tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011–2020 tương đối ổn định, không có sự biến đổi đáng kể. Về cơ bản, Quảng Ninh được “mặc định” trong nhiều thập kỷ qua là một tỉnh công nghiệp của Việt Nam và điều đó được thể hiện trong cơ cấu VA của tỉnh với tỷ trọng ngành công nghiệp–xây dựng chiếm hơn 57% trong thời kỳ 2011–2020 và có chiều hướng tăng nhẹ cho dù tỷ trọng ngành công nghiệp trong khu vực này có đôi chút giảm xuống. Trên thực tế, cơ cấu nội ngành công nghiệp đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo định hướng từ “nâu” sang “xanh”, khi ngành khai khoáng giảm tới 17,1% đóng góp vào VA so với năm 2010.

    Senvangdata.com

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 năm 2023 tăng 8,67%, trong đó, ngành khai khoáng tăng 7,1%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,3%, điện sản xuất tăng 13,1%, điện thương phẩm tăng 6%, cung cấp nước sạch tăng 4,7% so với tháng 8 năm 2022.

    Tính chung 8 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng 7,43% với 15/21 ngành có chỉ số tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngành khai khoáng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh bằng 95,12%;  Riêng ngành than tăng 7,1%, mặc dù là nguồn tài nguyên có hạn, nhưng trước nhu cầu tiêu thụ than trong nước tiếp tục tăng cao, nhất là trong những tháng cao điểm tiêu thụ điện, hầu hết các mỏ hầm lò và lộ thiên đang sản xuất tăng thêm khoảng 500.000 tấn than/tháng so với kế hoạch đề ra. Nhờ đó, sản lượng than cấp cho các hộ sản xuất điện đang được đảm bảo và vượt so với kế hoạch. Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,94%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,13%… Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng khẳng định vai trò là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế tỉnh đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương với mức tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp là 12,99%.

    9. Thái Nguyên

    Vị trí địa lý 

    Tỉnh Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông: từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách biên giới Trung Quốc (theo hướng Lào Cai khoảng 215km, Lạng Sơn khoảng 170km, Cao Bằng khoảng 200km); cách trung tâm Hà Nội 75km; cách cảng Hải Phòng 200km và Quảng Ninh 180km. Thái Nguyên là điểm giao cắt của các tuyến quốc lộ: QL3 nối Hà Nội – Bắc Kạn – cửa khẩu Việt – Trung; kết nối với cao tốc Hà Nội – Lào Cai; QL1B nối Lạng Sơn – cửa khẩu Việt -Trung; QL37 nối Quảng Ninh – Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Phú Thọ – Sơn La.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    GRDP 

    Do công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển khá nên cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2022 tiếp tục xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 59,51%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,03%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,46%.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Quan điểm của Quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, với mục tiêu tổng quát: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc…

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Đến năm 2025, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030, tỉnh trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

    10. Long An

    Vị trí địa lý 

    Long An là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL, đồng thời cũng là một trong 8 địa phương thuộc vùng KTTĐ phía Nam. Sự đặc biệt đó một phần là do tỉnh nằm trong khu vực địa lý chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, với tọa độ địa lý từ 10°23’40” đến 11°02’00” vĩ độ Bắc và từ 105°30’30” đến 106°47’02” kinh độ Đông. Cụ thể, Long An: Phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh. Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM). Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

    senvangdata.com

    GRDP 

    GRDP của tỉnh Long An theo giá hiện hành và giá so sánh năm 2010 có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2020. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2020 của Long An đạt gần 132 nghìn tỷ đồng (tương ứng 5,7 tỷ USD), đứng đầu ĐBSCL (chiếm 13,5% GRDP toàn Vùng) và thứ 5 toàn khu vực Nam Bộ.

    senvangdata.com

    Chỉ số sản xuất công nghiệp 

    Cơ cấu các ngành của Long An có sự dịch chuyển khá mạnh trong giai đoạn 2011-2020, đặc biệt là ngành công nghiệp – xây dựng với tỷ trọng lên tới 54% vào năm 2020 (tăng 21% so với năm 2010). Trong khi đó, các ngành dịch vụ (29%) và ngành nông nghiệp (17%) đã có xu thế giảm, lần lượt là -7% và -14% so với năm 2010.

    senvangdata.com

    Trong cả thời kỳ 2010 – 2020, lao động ở tỉnh Long An có xu thế rút khỏi các ngành nông, lâm và thủy sản để đa phần sang làm việc ở các ngành công nghiệp và một bộ phận lao động chuyển dịch sang làm việc ở khu vực các ngành dịch vụ, xu thế này rõ nét nhất là trong giai đoạn 2015 – 2020. Tỷ trọng lao động làm việc ở nhóm ngành nông, lâm và thủy sản đã giảm từ 44% năm 2015 xuống còn 30% năm 2020; tỷ trọng lao động làm việc tại các ngành công nghiệp tăng tương ứng, từ 24% năm 2015 lên 31% năm 2020; tỷ trọng lao động làm việc tại khối ngành dịch vụ tăng khoảng 6 điểm %; tỷ trọng lao động hoạt động tại ngành xây dựng so với toàn nền kinh tế gần như không đổi trong 10 năm qua.

    XEM THÊM:

    |TỔNG KẾT SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2023 TỈNH BẮC NINH|

    |TOP 10 TỈNH, THÀNH SỞ HỮU DÂN SỐ LỚN NHẤT VIỆT NAM 2023|

    |TỔNG QUAN VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TỈNH BẮC NINH: ĐIỂM SÁNG NĂM 2023|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Top 10 tỉnh thành có chỉ số sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước năm 2023 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : top 10 tỉnh, senvangdata, sản xuất công nghiệp, kênh đầu tư sen vàng, phát triển vùng, hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số, BĐS đồi núi, BĐS thương mại, xu hướng BĐS, báo cáo quy hoạch, tóm tắt quy hoạch, khóa học bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!