Bắc Ninh, một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa dân gian phong phú và di sản lịch sử lâu đời, mà còn là điểm đến tiềm năng cho ngành du lịch. Để phát huy tối đa những lợi thế này, tỉnh Bắc Ninh đã đề ra một kế hoạch quy hoạch du lịch chi tiết cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn xa đến năm 2050. Bản quy hoạch này không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo của tỉnh. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch toàn cầu, việc tóm tắt và hiểu rõ quy hoạch du lịch của Bắc Ninh là bước quan trọng giúp định hướng và xây dựng một tương lai bền vững cho vùng đất này.
Bắc Ninh là một trong 08 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng có diện tích tự nhiên là 822.68 km2. Bắc Ninh nằm trong vùng xây dựng quy hoạch của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây cũng cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm cách Hà Nội 40km.
Tỉnh Bắc Ninh có dân số năm 2023 là 1.568.684 người với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 52 phường, 4 thị trấn và 70 xã, tỷ lệ đô thị hóa năm 2023 đạt 60,34% – nằm trong top đầu các tỉnh phía Bắc.
Bắc Ninh là địa phương được Trung ương đánh giá có hạ tầng giao thông phát triển nhất toàn quốc với nhiều công trình hạ tầng giao thông mang tính kết nối cao đưa vào khai thác, khẳng định hiệu quả đầu tư và hướng đi đúng của tỉnh.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397,68ha. Trong đó 12/16 KCN đã đi vào hoạt động; 15 KCN đã được thành lập với diện tích 5.899,22 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt 58,86%. Hiện có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư nhiều nhất với 595 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 13,8 tỷ USD, chiếm khoảng 64% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN; tiếp theo là Nhật Bản 79 dự án, vốn 1,34 tỷ USD; Đài Loan và các quốc gia khác.
Nhìn từ thứ hạng PCI năm 2022 của Bắc Ninh có thể nhận rõ mặc dù trong bối cảnh khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, trong tỉnh, nhưng doanh nghiệp vẫn tin tưởng vào điều hành kinh tế của tỉnh. Đây là nhân tố nền tảng cực kỳ quan trọng giúp Bắc Ninh tiếp tục thực hiện những điểm thành công để thu hút đầu tư, khôi phục tăng trưởng vào năm 2023 và duy trì ở các năm tiếp theo.
Với vị trí thứ 7 và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đạt 69.08 điểm, Bắc Ninh được xếp vào nhóm các tỉnh có chất lượng tốt so với khu vực. So sánh với khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh đứng thứ 4, sau Bắc Ninh, Hải Phòng và Vĩnh Phúc. Đây là minh chứng cho nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bên cạnh chỉ số PCI ấn tượng, Bắc Ninh cũng là tỉnh trọng điểm phát triển công nghiệp, luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cùng những nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, sự năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, Bắc Ninh ghi tên mình trong top những địa phương hút dòng vốn ngoại trên cả nước.
Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 6.397,68ha trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, cùng 26 cụm công nghiệp có tổng diện tích gần 900ha. Hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnh được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Bắc Ninh đứng thứ 7 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI trong 10 tháng đầu năm 2023, với tổng số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD và gần 300 dự án cấp mới, tăng gấp 3,14 lần cùng kỳ năm 2022. Tính tới tháng 12.2022, Bắc Ninh xếp thứ 3 trong khu vực Đồng Bằng sông Hồng về thu hút vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 23 tỷ USD và lũy kế hơn 1800 dự án cấp phép còn hiệu lực.
Bắc Ninh với tỷ suất di cư thuần là 41,7‰ đã thay Bình Dương 30,8‰ trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về tỷ lệ di cư thuần. Bắc Ninh cũng là tỉnh có tỷ suất nhập cư cao nhất cả nước (45,7‰), xếp trên Bình Dương (35,6‰).
Tỷ suất nhập cư của Bắc Ninh (39,4‰) ở mức cao nhất trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, cao gấp 8 lần vị trí thứ 2 của thành phố Hà Nội (4,8‰), tỷ suất xuất cư cũng khá cao ở trong khu vực. Tuy nhiên số lượng nhập cư chênh lệch khá lớn với số lượng xuất cư nên tỉ lệ tăng dân số của Bắc Ninh vẫn đứng thứ 2 trong khu vực Đồng Bằng sông Hồng. Như vậy có thể thấy rằng mọi người đang có xu hướng xuất cư sang Bắc Ninh, điều đó thể hiện Bắc Ninh đang là thị trường phát triển kinh tế tốt thu hút được nguồn nhân lực lớn đến đây, do đó nên tập trung phát triển nhà ở, các dịch vụ phục vụ đời sống cư dân.
Xét kim ngạch xuất khẩu theo địa phương, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, có 8 địa phương có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và TP. HCM. Đặc biệt, TP. HCM là địa phương duy nhất có trị giá xuất khẩu đạt trên 40 tỷ USD.
Bắc Ninh với tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 38,73 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái . Theo Cục Thống kê Bắc Ninh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là bệ đỡ cho hoạt động xuất khẩu đạt mức tăng rất cao với mức tăng 19,8%.
Bắc Ninh, thuộc vùng Kinh Bắc, là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đậm chất truyền thống lịch sử và văn hiến. Nơi đây không chỉ là cội nguồn của dân tộc Việt – Kinh Dương Vương và quê hương của Vương triều Lý, mà còn là địa điểm nổi tiếng với nhiều danh nhân, những lãnh đạo cách mạng và tiền bối của Đảng và Nhà nước. Bắc Ninh hội tụ một kho tàng văn hoá dân gian phong phú, được thể hiện qua nhiều công trình văn hoá nghệ thuật xuất sắc.
Chỉ số phát triển con người HDI và Chỉ số giá sinh hoạt không gian SCOLI của Bắc Ninh ở mức cao. Trong đó, chỉ số HDI ở mức 0,78 (2022) và ngày càng tăng theo các năm thể hiện tỉnh cũng đã cố gắng tập trung cải thiện vào vấn đề sức khỏe, giáo dục, việc làm cho người dân. Chỉ số SCOLI ở mức 93,07% (2022) xếp thứ 18/63 của cả nước và xếp thứ 4/11 của vùng Đồng Bằng sông Hồng, mức sống đắt chỉ đứng sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng.
Trong giai đoạn 2011-2020, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 6,59%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GRDP toàn tỉnh có xu hướng giảm trong giai đoạn, từ 23,4% năm 2011 xuống còn 17,6% năm 2015; giai đoạn 2016-2020, duy trì ổn định ở mức 16,1%-18,5%.
Trong giai đoạn 2011-2020, đầu tư phát triển vào khu vực DV (giá so sánh 2010), đạt 159.331 tỷ đồng, chiếm 25,5% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Giai đoạn 2011-2020, du lịch Bắc Ninh đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân trong tỉnh. Mức đóng góp của GRDP du lịch với tỉnh Bắc Ninh tăng từ 0,21% năm 2015 lên 0,39% năm 2019. Mức đóng góp so với khu vực dịch vụ tăng từ 1,21% năm 2015 lên 2,24% năm 2019.
Các sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh gồm:
+ Du lịch văn hóa gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa tâm linh, lễ hội, khoa bảng, làng nghề và kiến trúc: Các điểm đến tiêu biểu như: 04 di tích Quốc gia đặc biệt (chùa Dâu, chùa Bút Tháp; chùa Phật Tích; khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý); di tích đền Bà Chúa Kho; di tích Văn Miếu Bắc Ninh; di tích đền Tam Phủ…
+ Du lịch gắn với các giá trị di sản văn hóa Quan họ: Các điểm đến tiêu biểu như: Thôn Viêm Xá (làng Diềm) nay là khu phố Diềm; hội Lim, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, ngành du lịch Bắc Ninh bị ảnh hưởng nặng nề vì tác động của đại dịch Covid-19. Số lượng khách nội địa và quốc tế đến Bắc Ninh đều giảm mạnh trong năm 2020. Cùng với đó, tổng thu du lịch của tỉnh giảm 30% năm 2020.
Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức trong việc duy trì hoạt động và phát triển du lịch. Khó khăn trong việc các doanh nghiệp du lịch tiếp cận được các nhóm chính sách hỗ trợ của trung ương. Nhiều nhân lực lao động có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch nay đã chuyển sang ngành nghề khác khó có khả năng quay trở lại làm việc dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.
Doanh thu dịch vụ lữ hành còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của ngành du lịch. Đây là điểm hạn chế cho thấy doanh thu tạo giá trị gia tăng cao từ dịch vụ du lịch chưa nhiều; các sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo nàn nên sức hút, giữ chân khách còn thấp.
Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội của tỉnh thời gian qua đã tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng chung của tỉnh tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên hạ tầng giao thông cục bộ ở từng cụm, nhóm điểm du lịch còn hạn chế như:
– Tuyến đường giao thông kết nối các điểm Làng tranh dân gian Đông Hồ – Lăng Kinh Dương Vương – chùa Bút Tháp
– Tuyến đường giao thông kết nối các điểm du lịch Thiên Thai – Lệ Chi Viên – Chùa Đại Bi – đền thờ Cao Lỗ Vương – đền Tam Phủ.
– Tuyến đường kết nối các điểm du lịch theo phòng tuyến sông Như Nguyệt.
– Tuyến đường kết nối khu Diềm, làng Hữu Chấp với đền Bà Chúa Kho
– Tuyến đường kết nối đường 38 (Phố Và) tới chùa Dạm
Đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 628 cơ sở lưu trú, trong đó, có 04 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, với tổng năng lực cung ứng 8.955 phòng. Tổng giá trị vốn đầu tư cơ sở lưu trú lũy kế đến năm 2020 là 5.818,8 tỷ đồng (tăng trên 5,8 lần giá trị vốn đầu tư cơ sở lưu trú năm 2011).
Bắc Ninh có nền ẩm thực đa dạng với những món ăn đặc sản miền quê, hấp dẫn khách du lịch: Bánh phu thê, nem Bùi Ninh Xá, bánh tẻ Làng Chờ, bánh tro, tương Đình Tổ… Với lợi thế khoảng cách gần, giao thông thuận lợi nên nhiều thực khách ở các địa phương lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên… cũng thường xuyên đến Bắc Ninh để thưởng thức đặc sản thịt trâu, chim trời, cháo cá… Hệ thống nhà hàng, quán ăn từ nhỏ lẻ đến có thương hiệu đều phong phú, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh và thành phố Từ Sơn.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch Du lịch Bắc Ninh Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh An Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP