Đồng bằng sông Cửu Long, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, sở hữu tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác thủy sản, du lịch sinh thái. Nơi đây còn là đầu mối giao thương quan trọng giữa các tỉnh thành trong khu vực và với các nước láng giềng. Nhận thức được vai trò then chốt của hạ tầng giao thông, trong những năm qua, ĐBSCL đã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm như: cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cảng biển Sông Đốc,… Nhờ những nỗ lực này, hệ thống giao thông tại ĐBSCL ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân. Hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về tổng quan hạ tầng giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát là phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu;…
Phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế, trong đó chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 4.000 km đường quốc lộ; 04 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.
Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, vùng cực Nam của Việt Nam có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Hệ thống cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hệ thống cao tốc Việt Nam
Mạng lưới đường bộ kết nối cơ bản rộng khắp; với khoảng 30% tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và 80% vận tải hành khách sử dụng mạng lưới đường bộ . Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã đầu tư cải thiện mạng lưới đường bộ trong vùng; mạng lưới đường bộ chính bao gồm gần 40 km đường cao tốc, 2.652 km đường quốc lộ và 4.559 km đường tỉnh.
Hệ thống cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch đến năm 2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Theo kế hoạch, vùng tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc để hình thành các trục động lực kết nối, đảm bảo khai thác ổn định, an toàn hệ thống đường quốc lộ đồng thời phát triển một số tuyến đường bộ ven biển, liên vùng, nội vùng, trục động lực gắn kết mạng lưới đường địa phương với mạng giao thông quốc gia.
– Hệ thống cao tốc: Hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166 km bao gồm ba trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và ba trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.
Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh-An Hữu
– Hệ thống quốc lộ: Theo quy hoạch mạng lưới quốc lộ trong vùng ĐBSCL đến năm 2030 có 30 tuyến với tổng chiều dài 3.603km, trong đó: duy trì khai thác ổn định 2.838 km các tuyến quốc lộ hiện hữu; điều chỉnh kéo dài 04 tuyến với tổng chiều dài khoảng 120 km; bổ sung 06 tuyến với tổng chiều dài khoảng 645 km.
– Hệ thống đường ven biển do địa phương đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ cả nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến tuyến đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài tuyến dự kiến 788 km.
Dự án đường ven biển ĐBSCL giúp kết nối TP.HCM với 7 tỉnh Miền Tây, rút ngắn hành trình từ TP.HCM đi Kiên Giang.
– Hệ thống đường liên vùng, nội vùng, trục động lực: Trong QHV ĐBSCL bổ sung thêm hệ thống đường liên vùng, nội vùng, trục động lực: với mục tiêu hình thành một số trục kết nối nội vùng, liên vùng và trục động lực kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các tỉnh trong Vùng, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả.
Bản đồ hệ thống đường sắt Việt Nam
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Kết cấu hạ tầng đường sắt là bộ phận quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải; phát huy thế mạnh vận tải hành khách, hàng hóa khối lượng lớn, cự ly trung bình và dài của mạng lưới đường sắt….đồng thời, giảm để giảm áp lực cho mạng lưới đường bộ tại vùng khi năng lực vận tải đạt tới giới hạn/mãn tải. Tuy nhiên, 13 địa phương thuộc vùng ĐBSCL chưa có tuyến đường sắt đi qua.
Hệ thống đường sắt Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch đến năm 2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất giai đoạn 2021 – 2030 ưu tiên triển khai đầu tư 02 đoạn tuyến là Hà Nội – Vinh và TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong bối cảnh đây là 02 đoạn tuyến có nhu cầu vận tải cao nhất trên hành lang Bắc – Nam và đường sắt có thể cạnh tranh thị phần với phương thức vận tải đường bộ ở cự ly trung bình và dài, đặc biệt là vận tải hành khách
Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 01 tuyến đường sắt Tp. HCM – Cần Thơ chiều dài khoảng 174 km, khổ đường 1.435 mm
Hệ thống đường thuỷ nội địa Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Về hệ thống cảng, bến thủy nội địa, có khoảng hơn 8.000 cảng, bến chủ yếu là cảng, bến tổng hợp nằm rải rác dọc theo các tuyến vận tải chỉnh như tuyến sông Tiền, sông Hậu, kênh Nguyễn Văn Tiếp …và có quy mô tương đối nhỏ. Tổng cộng suất thông qua các cụm cảng hàng hóa chính của vùng đạt 17,9 triệu T/năm, bao gồm 7 cụm cảng
Mạng lưới kết nối Tp. HCM và Campuchia bằng đường thủy nội địa tương đối thuận lợi trên các hành lanh vận tải chính sau:
– Kết nối đường thủy nội địa giữa vùng ĐBSCL với Tp.HCM và vùng ĐNB qua 4 hành lang chính
– Đặc biệt, kết nối vùng ĐBSCL với Campuchia qua hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia (tuyến sông Mê Công) nhằm phục vụ hàng hóa các tỉnh
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Phương hướng phát triển hành lang vận tải, hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
– Hành lang vận tải: Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao thị phần vận tải container, trong đó chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối của vùng thông qua hành lang vận tải thủy chính
– Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: Phát triển 13 cụm cảng hàng hóa đảm bảo tổng công suất hàng hóa thông qua ước tính đạt trên 53 triệu tấn/năm; 11 cụm cảng hành khách đảm bảo tổng năng lực thông qua ước tính đạt 31 triệu lượt hành khách/năm.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Vùng đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 04 hành lang vận tải thủy nội địa, 20 tuyến vận tải thủy nội địa chính với tổng chiều dài 2.570 km, 13 cụm cảng hàng hóa với tổng công suất 53,65 triệu tấn/năm và 11 cụm cảng hành khách với tổng công suất 31 triệu hành khách/năm. Bao gồm:
Hệ thống cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hầu hết các cảng biển tại vùng ĐBSCL chỉ phục vụ vận tải ven biển nội vùng và nội địa, chủ yếu là về Cái Mép – Thị Vải. Hiện nay, chỉ có 2 cảng biển An Giang và Cần Thơ là có thể tiếp nhận tàu cỡ từ 2.000 – 8.000 tấn phục vụ xuất khẩu trực tiếp cự ly gần như đến Singapore và Phillipine. Lưu lượng hàng hóa hiện nay trên toàn đồng bằng chỉ chất đầy khoảng 10 tàu cỡ 100.000 DWT trong 1 năm và cũng tồn tại sự mất cân đối giữa lưu lượng hàng xuất và nhập khẩu.
Hệ thống cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch đến năm 2030
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Theo kế hoạch, hệ thống cảng biển đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua từ 64 đến 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 đến 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 đến 6,2 triệu lượt khách; đến năm 2050 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 đến 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 đến 1,25%.
Quy mô kết cấu hạ tầng cảng biển, khu bến cảng cụ thể như sau:
iii) Cảng biển loại III bao gồm: cảng biển Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng phát triển phía ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL (theo hướng xã hội hóa).
Hệ thống cảng hàng không Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Số sân bay tại các vùng kinh tế (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hiện tại vùng ĐBSCL có 4 cảng hàng không, trong đó có hai cảng hàng không quốc tế, và chưa phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (tàu bay chuyên dụng chở hàng), sản lượng vận tải năm 2019 đạt 1.774.430 hành khách và 18.146,194 tấn hàng hóa. Hệ thống sân bay hiện nay tương đối phù hợp với định hướng phát triển vùng. Trong đó, Cần Thơ là trung tâm vùng và đồng thời có vị trí trung tâm của vành đai phát triển vùng. Ba sân bay khác là Rạch Giá, Cà Mau và Phú Quốc nằm ở 3 cực phát triển ngoại vi, cách xa vành đai phát triển trung tâm, và sẽ đảm bảo kết nối cho các trung tâm đầu mối (TTĐM) tại đây.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030 vẫn giữ ổn định số lượng 04 CHK bao gồm: CHKQT Cần Thơ, CHKQT Phú Quốc, CHK Rạch Giá và CHK Cà Mau. Số lượng và vị trí phân bổ hệ thống các CHK như trên là phù hợp với phương hướng phát triển vùng. Theo đó, Cần Thơ là trung tâm vùng và đồng thời có vị trí trung tâm của vành đai phát triển vùng. 3 sân bay khác là Rạch Giá, Cà Mau và Phú Quốc nằm ở 3 cực phát triển ngoại vi, cách xa vành đai trung tâm, và sẽ đảm bảo kết nối cho mạng lưới các TTĐM.
Phương hướng phát triển các cảng hàng không như sau:
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của vùng. Quy hoạch tập trung vào kết nối giữa các phương thức vận tải và kết nối với các ngành, lĩnh vực có liên quan sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các địa phương, của Vùng. Đặc biệt, thế mạnh của Vùng là đường thủy nội địa và đường biển trong vận tải hàng hóa, hành khách. Quy hoạch này mở ra cơ hội to lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bứt phá, trở thành vùng kinh tế động lực, trung tâm nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao. Tuy nhiên, để biến quy hoạch thành hiện thực, cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tổng quan quy hoạch hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvanG, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023 ,#phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP