Nghệ An, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời cùng cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, đang ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nhằm khai thác tiềm năng du lịch to lớn, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu về Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Nghệ An là địa phương nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 82km. Nghệ An cách Hà Nội 329.4 km (6h24p)
Nghệ An có dân số là 3,409.8 nghìn người, đứng thứ 2/6 khi so sánh với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Mật độ dân số vừa, với 207 người/km2, đứng thứ 4 trong 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ.
Nghệ An có quy mô dân số lớn và mật độ dân vừa trong khu vực. Trong đó lực lượng lao động ở mức cao với tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo xếp thứ 6 trong bảng so sánh
Tỷ suất nhập cư của nghệ An ở mức thấp so với các tỉnh được so sánh (0.14%). Mặt khác, tỷ suất xuất cư ở mức cao nhất trong bảng so sánh (1.76%). Điều này cho thấy, có một dòng người xuất cư nhất định từ Nghệ An vào các tỉnh thành lân cận khác, nhưng số lượng này không nhiều và không tác động lớn tới tỉ lệ gia tăng dân số tại tỉnh Nghệ An.
Tỉnh Nghệ An dân số thành thị chiếm gần 1/5 tổng quy mô dân số. Dân cư phân bố không đều giữa các thành phố thị xã và các huyện. Thành phố Vinh vừa có quy mô dân số lớn nhất, vừa có mật độ dân số lớn nhất trong khi thị xã Cửa Lò có quy mô dân số nhỏ nhất, nhưng lại có mật độ dân số đứng thứ 2.
Năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng kinh tế, Nghệ An đứng thứ 26 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, quy mô nền kinh tế đứng thứ 10/63 tỉnh, thành của cả nước. Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt trên 1,2 triệu tấn. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,5%; Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 90.000 tỷ đồng, tăng 3,87%; đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng 13,52% so với năm 2022 (là năm thứ 3 tỉnh Nghệ An hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh).
Quý I/2022, lượng khách du lịch đạt 1.050.000 lượt, bằng 102 % so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, khách lưu trú đạt 680.000 lượt, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021; khách quốc tế đạt 1.700 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.041 tỷ đồng, trong đó, doanh thu du lịch ước đạt 476 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ năm 2021.
Nghệ An có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý, bao gồm đầy đủ 5 loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và đường biển. Đường sắt, hàng không, cảng biển do trung ương quản lý cả về quy hoạch và khai thác. Đường bộ, đường thuỷ nội địa do trung ương và tỉnh phân chia quản lý theo quy định pháp luật.
=> Đánh giá: Đánh giá sự liên kết, tính đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng logistics trong tỉnh với vùng, cả nước và quốc tế và với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh; Cơ bản hệ thống giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đã có sự kết nối giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa, cảng biển; Kết nối giữa tỉnh Nghệ An với tỉnh Thanh Hóa, khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh phía Nam cơ bản tốt bằng hệ thống quốc lộ, vận tải thủy ven biển và kết nối hàng không; Kết nối giữa hệ thống giao thông của trung ương trên địa bàn với hệ thống giao thông địa phương cơ bản đảm bảo; Kết nối giữa giao thông tỉnh Nghệ An với giao thông nước bạn Lào bằng hệ thống quốc lộ cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Toàn tỉnh có 2,602 di tích – danh thắng. Tính đến năm 2021, Nghệ An có 461 di tích, danh thắng được xếp hạng, trong đó có 05 di tích Quốc gia đặc biệt, 143 di tích Quốc gia và 313 di tích cấp tỉnh.. Trong 960 di sản di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê (số liệu năm 2015), có: 92 di sản lễ hội, 28 di sản tiếng nói, chữ viết, 93 di sản nghề thủ công truyền thống, 111 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 122 di sản ngữ văn dân gian, 235 di sản tập quán xã hội và 279 di sản tri thức dân gian.
Dân tộc Kinh có kho tàng văn học dân gian, dân ca Ví, Giặm, Ca trù, hàng trăm lễ hội, làng nghề… Dân tộc Thổ hát ví, hát nhà tơ, kể đắng với điệu đu đu điềng điềng, lễ xuống đồng, mừng cơm mới. Dân tộc Thái có chữ Thái cổ, kho tàng truyện cổ (Xống chụ xôn xao…), các điệu hát múa lăm, khắp, nhuôn, xuối, nghề dệt thổ cẩm… Dân tộc Khơ Mú có hát tơm, múa hát hò vó, re ré, nghề đan lát mây tre… Dân tộc Mông có hát kể (khúa kê), cự xỉa, lù tô, vàng hủa, nhạc cụ khèn, kèn lá, đàn môi, sáo và đặc biệt là nghề rèn… Dân tộc Ơ Đu có lễ hội đón tiếng sấm đầu năm, các điệu hát múa dân gian…
Ẩm thực Nghệ An cũng rất đa dạng với nhiều món ăn nổi tiếng nhiều người biết đến:
Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử.
Bắt nhịp với xu hướng du lịch trải nghiệm đang hấp dẫn du khách, nhiều làng nghề đang từng bước thay đổi để khách đến làng nghề không chỉ ngắm nhìn, mua sản phẩm mà còn được tham gia, học kỹ năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm.
Ở Nghệ An, nhiều làng nghề và làng có nghề có thể kết nối để du khách tham quan và trải nghiệm cùng người dân làm sản phẩm như: Làng nghề nồi đất Trù Sơn (Đô Lương), làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu); làng nghề làm kẹo lạc Nam Đàn, làng nghề bánh đa Đô Lương, làng nghề bánh gai Anh Sơn…
Với địa hình đa dạng có cả biển đảo, đồng bằng, trung du và miền núi, Nghệ An có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển đa dạng loại hình du lịch.
Đường bờ biển dài 82km, Nghệ An sở hữu nhiều bãi biển đẹp và hấp dẫn như Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phương, Diễn Thành, Cửa Hiền… thuận lợi phát triển du lịch biển.
Bên cạnh đó, Nghệ An còn có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa nhờ vào các danh lam thắng cảnh đẹp trên địa bàn. Với 2/3 diện tích đất tự nhiên là rừng núi với nhiều hang động, thác nước huyền ảo như Hang Bua, Thẩm Ồm, Thẩm Chàng (huyện Quỳ Châu), thác Khe Kèm (huyện Con Cuông), thác Sao Va, thác Bảy tầng (huyện Quế Phong), đỉnh Puxailaileng, cổng trời Mường Lống (huyện Kỳ Sơn), rừng săng lẻ (huyện Tương Dương), đảo chè Thanh Chương…Khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An là một trong 6 vùng lớn nhất thế giới có rừng nguyên sinh và nhiều loài động vật quý hiếm đang sinh sống.
Nghệ An còn là nơi có bề dày truyền thống văn hóa – lịch sử và nhân văn đặc sắc, với trên 2.000 di tích lịch sử danh thắng trong đó có 413 di tích được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh, đặc biệt có 03 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt.
Hệ thống cơ sở dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư theo hướng phát triển đa dạng, từng bước hiện đại, chuyên nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã có các cơ sở lưu trú du lịch 5 sao, 4 sao và có các sân golf 18 lỗ tại Cửa Lò và Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm; có các trung tâm mua sắm hiện đại như Big C, Lotte,… Các cơ sở nhà hàng, dịch vụ ăn uống, phố đi bộ, chợ đêm, các khu vui chơi giải trí phát triển mạnh mẽ, đủ khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cho khách du lịch khi đến Nghệ An.
Cũng theo các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp du lịch, Nghệ An có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa có sự phát triển tương xứng, từ lượng khách đến nguồn doanh thu còn khiêm tốn. Nghĩa là du lịch Nghệ An chưa có được sức hút lớn với khách ngoại tỉnh, nhất là khách ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng… Các chuyên gia đều có chung nhận định nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc xây dựng và duy trì các mối liên kết, hợp tác, nhất là liên kết vùng và liên vùng. Vì lẽ đó, khách du lịch đến đây chưa nhiều, thời gian lưu trú của khách thường ngắn.
Thực tế, ngành Du lịch Nghệ An đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều địa phương, trong đó có những trung tâm du lịch lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình và các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên… Nhưng do dịch Covid-19 kéo dài, hoạt động du lịch bị ngưng trệ, mối quan hệ hợp tác với các địa phương và tổng công ty du lịch bị ảnh hưởng.
Từ khi thực hiện chủ trương mở cửa, khôi phục các hoạt động, Nghệ An đã tích cực củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác sẵn có, tăng cường việc thỏa thuận, ký kết để các mối quan hệ mang hiệu quả thiết thực, đi vào chiều sâu và có sức lan tỏa. Có thể kể đến việc phối hợp với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch với chủ đề “Ba địa phương, một điểm đến, nhiều trải nghiệm”.
Đồng thời, ký kết Thỏa thuận hợp tác du lịch với tỉnh Quảng Ninh; phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội ký cam kết đưa khách du lịch về các tỉnh Bắc Trung Bộ theo Chương trình “Trở lại Bắc Trung Bộ”. Ngoài ra, Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội còn tham gia khảo sát tour caravan “Khám phá cung đường miền Tây Nghệ An”.
Trong số các địa phương giáp biển, Cửa Lò được xem có thế mạnh về du lịch, có đóng góp lớn vào kinh tế biển tỉnh Nghệ An. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, rộng hơn 27,8 km2, cách TP Vinh hơn 10 km, Cửa Lò là thị xã nhỏ nhất cả nước. Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều núi nhỏ với các đảo và bán đảo tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Khu vực này có bãi tắm thoải, nước trong xanh, là nơi nghỉ dưỡng được du khách ưa chuộng.
Năm 2024, Cửa Lò đặt mục tiêu đưa ngành công nghiệp không khói trở thành động lực trong phát triển đô thị biển.
Trong hai năm trở lại đây, hạ tầng đô thị Cửa Lò được đầu tư mạnh với loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ liên tục được xây dựng và hoàn thiện. Tiêu biểu là dự án cầu Cửa Hội đã hoàn thành, kết nối Cửa Lò với Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hay tuyến quốc lộ ven biển giai đoạn một đi qua Cửa Lò đã thông tuyến. Đại lộ Vinh – Cửa Lò giai đoạn một đã hoàn thành. Dự án mở rộng đường Bình Minh về phía Đông dự kiến thông xe trong năm tới. Đặc biệt, tuyến cao tốc Bắc – Nam, Hà Nội – Vinh rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội xuống còn 3 tiếng 30 phút. Loạt hạ tầng hoàn thiện trở thành động lực, tạo sự thông thoáng để địa phương thu hút du khách.
Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Nghệ An
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP