TOP 7 sự kiện Fintech ảnh hưởng thị trường bất động sản 2022 

  • 4 Tháng tư, 2022
  • Ứng dụng Fintech đang là xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản

    1. Mua chung bất động sản bằng công nghệ chuỗi khối blockchain tốn nhiều giấy mực và tranh cãi 

     Thực tế đây chính là công nghệ fintech về huy động vốn dưới dạng “hợp đồng hợp tác kinh doanh”, người góp vốn hoàn toàn không sở hữu, đứng tên bất động sản, cũng không sở hữu phần vốn (hoặc cổ phần) của công ty. Cụ thể hơn đó là việc chẻ nhỏ thành các phần vốn góp để huy động vốn hợp tác đầu tư linh hoạt hơn, các ứng dụng được tung ra mới đây làm thay cho các hợp đồng hợp tác bằng giấy.

    Dù hình thức đầu tư này không còn là xu hướng mới lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam, hình thức này vẫn còn rất mới đối với các nhà đầu tư.

    House agent huy động 3,7 tỷ đồng tương đương 65% giá trị của 3 căn hộ cao cấp (tổng giá tài sản 5,6 tỷ đồng) tọa lạc tại mặt tiền Quốc lộ 13 tại Thuận An (Bình Dương). Nền tảng này chia nhỏ số vốn kêu gọi đầu tư thành 3.700 phần, đồng nghĩa một triệu đồng/phần. Mô hình này có thời gian áp dụng trong 18 tháng; Lãi suất 11%/năm, trả lãi theo từng quý và hoàn vốn vào cuối kỳ cho người tham gia; Trường hợp không huy động đủ 3,7 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ công bố minh bạch quy trình gọi vốn và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.

    Moonka cũng vừa chào bán xong một nền đất tại Bảo Lộc có giá 1,67 tỷ đồng, chia nhỏ 1.000 phần trên nền tảng công nghệ Blockchain; Khách hàng có thể tham gia đầu tư với giá 1,67 triệu đồng/phần của nền đất này. Ở đợt mở bán bất động sản thứ hai: chào bán thành công căn nhà phố tại Cần Giờ, nền tảng này gọi vốn đầu tư giá 3,1 triệu đồng/phần cũng bằng công nghệ Blockchain.

    Thậm chí, ghi nhận từ thị trường cho thấy, làn sóng đầu tư vào các Proptech bất động sản đang khá mạnh mẽ. Propzy, startup lĩnh vực Proptech (ứng dụng công nghệ vào bất động sản) tại Việt Nam vừa công bố gọi vốn thành công 25 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A vào giữa năm 2020. Cũng đầu năm 2020, Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ – CenGroup công bố nền tảng công nghệ đầu tư chung bất động sản Revex, với chỉ từ 1 triệu đồng, nhà đầu tư có thể tham gia mua chung một bất động sản tính trên 1 m2. Nhà đầu tư sau khi mua có thể đem đi cho thuê, cùng chia lợi nhuận theo tỉ lệ. CenGroup công bố đã chi 1 triệu USD để đầu tư vào nền tảng này…

    Sự xuất hiện các công ty Proptech và vốn đầu tư chảy vào các công ty này đã ghi nhận tỷ lệ thuận về vai trò của các công ty môi giới trung gian như: Moonka, Houze Invest, Công ty CP Tập đoàn Thế Kỷ – CenGroup, Công ty cổ phần RealStake … trong quá trình “làm mới” các xu hướng đầu tư cũng thúc đẩy sự phát triển cho Proptech ở lĩnh vực đầu tư bất động sản Việt Nam. Dù vậy, xu hướng gọi vốn đầu tư này cũng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn.

    Xu hướng blockchain bất động sản không thể bỏ qua trong năm 2022

    2. Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng

    Cuối tháng 11/2021, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm Mobile Money cho Viettel, VNPT và Mobifone. Mobile Money được thí điểm 2 năm và triển khai trên phạm vi toàn quốc. 

    3. Số người Việt dùng dịch vụ Fintech tăng 3,5 lần trong 4 năm

    Chỉ trong có 4 năm, tỷ lệ người dùng Việt sử dụng dịch vụ của các công ty Fintech đã tăng từ 16% lên 56%. Tài chính, ngân hàng đang là một trong những lĩnh vực chuyển đổi số mạnh mẽ nhất.

    Ở Việt Nam, 70% số người được hỏi sẵn sàng mua hàng trên các kênh số, nhưng chỉ ít hơn 30% thực sự làm như vậy. Mức độ chênh lệch lớn cho thấy việc thiếu các dịch vụ kỹ thuật cần thiết, thiếu thông tin đầy đủ hoặc lý do chính đáng để người dùng chấp nhận kênh giao dịch số. Tuy vậy, mức độ cởi mở của người dùng Việt Nam với thương mại điện tử là rất cao. Người tiêu dùng dùng sẵn sàng chi tiêu trên môi trường số, ngay cả với các sản phẩm tài chính phức tạp liên quan tới thế chấp, các khoản đầu tư cũng như các hợp đồng bảo hiểm. 

    4. Việt Nam thăng hạng lớn trên thị trường Fintech thế giới 

    Riêng tại Việt Nam, Google cho biết, năm 2021 cũng là năm nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ đô, xếp hạng 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực châu Á. Chính vì vậy, những năm gần đây, lĩnh vực Fintech Việt đã thể hiện được tiềm năng to lớn khi cùng với Singapore và Indonesia đóng góp vào thị phần chung khu vực Đông Nam Á.

    Thị trường Fintech Việt đang ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề như ngân hàng số (digital bank), ví điện tử (E-wallet), mua trước trả sau (BNPL)… nhờ vào mức tăng trưởng khủng của số lượng các start-up Fintech mới, đạt mốc 215% trong giai đoạn từ 2015-2020.

    Với mục tiêu bắt kịp xu hướng kinh tế số của thế giới và hình thành xã hội không tiền mặt tại Việt Nam, ngân hàng số đang là lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng số tại Việt Nam đã rất nhạy bén nắm bắt các xu hướng và thực hiện những bước chuyển mình mang tính đột phá.

    Việt Nam đứng thứ ba khu vực về lượng rót vốn vào các công ty Fintech.

    Nguồn: VnIndex

    5. Việt Nam vào top 10 thế giới về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa

    Đại dịch thu hút dòng vốn của nhà đầu tư tại Việt Nam đổ vào tiền mã hóa. Có khoảng 6 triệu người Việt sở hữu tài sản kỹ thuật số.

    Bảng xếp hạng của công ty phân tích Chainalysis cho biết việc chấp nhận tiền mã hóa giữa các nhà đầu tư cá nhân tăng 881% trong năm 2021. Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Ukraine là những quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng này.

    Theo Techinasia, mặc dù tài sản kỹ thuật số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ, lĩnh vực blockchain vẫn trở thành xu hướng đầu tư, đặc biệt là với thế hệ trung niên và những người trẻ Gen Z.

    Trong công bố hồi tháng 8 của website so sánh sản phẩm tài chính Finder.com, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa. Số liệu này lấy từ cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia.

    6. Giải thưởng App Store 2021: Fintech MoMo được “gọi tên”

    Mới đây, giải thưởng App Store 2021 (App Store Awards 2021) đã được hãng Apple công bố. Trong đó, MoMo là ứng dụng fintech duy nhất nằm trong danh sách “Các ứng dụng được yêu thích nhất năm 2021” (Top Apps of 2021) trên hệ điều hành iOS tại Việt Nam.

     

    Những hạng mục chiến thắng giải thưởng này được chọn bởi nhóm biên tập App Store toàn cầu của Apple, dựa trên các tiêu chí: chất lượng vượt trội, công nghệ tiên tiến, thiết kế sáng tạo và tác động tích cực đến văn hóa.

    Danh sách những ứng dụng được yêu thích nhất năm 2021 (Top Apps of 2021) tại Việt Nam, bên cạnh những ứng dụng mạng xã hội, giải trí, nghe nhạc quen thuộc như Facebook, TikTok, YouTube, Zing MP3… là sự nổi lên của các ứng dụng kết nối trực tuyến như Zoom, Google Meet hay ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia PC-COVID, Sổ sức khỏe điện tử,… phản ánh rõ được chuyển dịch hành vi, nhu cầu và mối quan tâm người dùng Việt trong năm nay.

    Sự góp mặt của MoMo trong danh sách này cho thấy vai trò không nhỏ của fintech nói chung và Ví điện tử nói riêng trong xu hướng thanh toán không tiền mặt, hạn chế tiếp xúc trong năm 2021.

    7. VinFast áp dụng công nghệ blockchain và sự ra mắt của VinFirst NFT

    VinFast – một thành viên của tập đoàn Vingroup, do tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng đầu. Được thành lập vào năm 2017, VinFast sở hữu một tổ hợp sản xuất ô tô hiện đại tại Hải Phòng, Việt Nam và được mở rộng trên thị trường thế giới với khả năng tự động hóa lên đến 90%.

    Vì vậy không thể không cân nhắc năm 2022 có thể các ứng dụng công nghệ fintech sẽ được áp dụng trong lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực kiếm nhiều doanh thu nhất của tập đoàn Vingroup

     

     

    Thẻ : fintech, re-fintech, fintech bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!