Top 10 sự kiện nổi bật tại Tây Hồ

  • 5 Tháng năm, 2021
  •  

    I. Sự kiện Kinh tế – Chính trị

     

    1.Tây Hồ tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Tây Hồ lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) thành công tốt đẹp.

     

     

    Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc (từ ngày 04 – 05/8/2020), Đại hội Đảng bộ Quận Tây Hồ lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã kết thúc thành công tốt đẹp. Đại hội đã thông qua dự thảo các báo trình Đại hội: Báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ Quận khóa V (nhiệm kỳ 2015- 2020), khẳng định những kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ V, nhiệm kỳ 2015- 2020. 

     

    Cũng tại Đại hội, Đảng bộ quận Tây Hồ đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Trong đó, quận Tây Hồ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp tục đổi mới, chủ động, sáng tạo, dân chủ, kỷ cương; phát triển kinh tế, văn hóa xã hội bền vững, nâng cao đời sống của Nhân dân; hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, thực hiện quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; giữ vững quốc phòng – an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phấn đấu quận Tây Hồ ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

     

    Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ra 37 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ Quận Tây Hồ khóa VI (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Tại hội nghị Ban chấp hành lần thứ I (nhiệm kỳ 2020 – 2025), đồng chí Đỗ Anh Tuấn – Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận khóa V đã được tín nhiệm bầu làm Bí thư Quận ủy khóa VI (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Các đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư thường trực Quận ủy và đồng chí Nguyễn Đình Khuyến – UVBTV, Phó Chủ tịch UBND quận khóa V (nhiệm kỳ 2015 – 2020) được bầu giữ chức Phó Bí thư Quận ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025; bầu đồng chí Lê Quốc Thịnh làm Chủ nhiệm UBKT Quận ủy và 06 đồng chí Ủy viên UBKT Quận ủy. Các đại biểu đã tiến hành bầu 09 đồng chí tham dự Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Trong đó, 01 đại biểu đương nhiên và 08 đại biểu chính thức, 01 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã nhất trí thông qua Nghị quyết, dự thảo Chương trình hành động trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận Tây Hồ lần thứ VI (nhiệm kỳ 2020 –  2025).

     

     2. Quận Tây Hồ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

     

     

     

    Ngày 26/12, Quận ủy – HĐND – UBND – Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Tây Hồ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (lần 2); Gặp mặt kỷ niệm 25 năm ngày thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995 – 27/12/2020). 

     

    Trình bày diễn văn kỷ niệm, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh, qua 25 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay quận Tây Hồ đã có diện mạo đô thị hiện đại. Về kinh tế: duy trì tăng trưởng khá, theo đúng định hướng “dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp”. Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế bình quân đạt 14,01%/năm. Năm 2020, trên địa bàn quận có 5.582 doanh nghiệp và 6.807 hộ kinh doanh cá thể. Thu ngân sách từ 16,6 tỷ đồng năm 1996, đến năm 2020 đạt 4.426 tỷ đồng.

     

    Công tác xây dựng Đảng, năng lực quản lý, điều hành; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND được nâng lên; lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển, các vấn đề an sinh xã hội được tập trung giải quyết, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao…. Với những thành tựu đã được trong 25 năm xây dựng và phát triển, quận Tây Hồ đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng của Trung ương và Thành phố trao tặng. Đặc biệt, tại lễ kỷ niệm 25 ngày thành lập quận, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Hồ vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba (lần 2). Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng và Nhà nước đối với những cống hiến của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

     

    Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đã trao Huân chương Lao động hạng Ba (lần 2) cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Tây Hồ; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP cho 03 tập thể và 07 cá nhân.

     

    3. Samsung xây trung tâm R&D 220 triệu USD tại khu Tây Hồ Tây

     

     

    Ngày 2/3/2020, Samsung Việt Nam chính thức công bố về việc bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới với quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại khu đô thị Tây Hồ Tây, thủ đô Hà Nội.

     

    Samsung cho biết việc xây dựng trung tâm R&D đã được triển khai nhanh chóng sau 2 cuộc họp quan trọng giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-yong vào năm 2018 tại Hà Nội và năm 2019 tại Seoul.

     

    Trung tâm R&D của Samsung có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện tích xây dựng là 11.603m2 và diện tích sàn là 79.511m2. Tòa nhà được thiết kế với 16 tầng nổi, 3 tầng hầm và dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Dự kiến khi đi vào hoạt động, trung tâm sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.200 người lên 3.000 người.

     

    Được biết, trung tâm này là tòa nhà đầu tiên được Samsung xây dựng ở nước ngoài nhằm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của tập đoàn. Ngoài ra, đây cũng là trung tâm nghiên cứu và phát triển được xây dựng với quy mô lớn nhất trong số các trung tâm của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

     

    “Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển mới là một bước tiến vượt bậc trong hành trình đầu tư 12 năm qua của Samsung tại Việt Nam. Thông qua dự án này, Việt Nam sẽ không chỉ là cứ điểm sản xuất lớn nhất của Samsung mà còn là trung tâm chiến lược về nghiên cứu và phát triển của tập đoàn”, đại diện Samsung nói.

     

    II. Sự kiện Văn hóa – Xã hội

     

    1. Tổ chức thành công Phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ

     

     

    Sáng ngày 28-11, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Tây Hồ năm 2020 với sự tham gia của 40 DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xuất khẩu lao động, siêu thị, bất động sản… với 1.209 vị trí, cơ hội việc làm. Trong đó có 16 DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xuất khẩu lao động, siêu thị, bất động sản… Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn quận và các khu vực phụ cận có cơ hội tham gia các hoạt động tư vấn, tuyển dụng, giới thiệu việc làm với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề để họ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và tay nghề, đáp ứng với yêu cầu nguyện vọng của bản thân, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, tạo nguồn ung ứng lao động cho các tổ chức, doang nghiệp sản xuất kinh doanh.

     

    Theo Ban tổ chức, phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ 2020 có sự tham gia của một số doanh nghiệp, nhãn hàng uy tín như: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Sen, Công ty TNHH Inkei Việt Nam, Công ty Cổ phần địa ốc Viethomes, Công ty CP Cơ khí Đông Anh Licogi, Công ty TNHH Hekami Việt Nam, Công ty TNHH TM Thiên Thủy Mộc… Tại phiên giao dịch, các chỉ tiêu tuyển dụng đa dạng ngành nghề như: Kế toán – thu ngân, bán hàng, nhân viên kỹ thuật, thợ vận hành máy, nhân viên hành chính, kỹ sư, công nghệ thông tin… với các chỉ tiêu có chất lượng cùng quyền lợi và mức thu nhập thỏa đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chưa có việc tìm kiếm việc làm phù hợp; Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động.

     

    Thông qua Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Tây Hồ năm 2020, Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ mong muốn các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ vừa mới thoát nghèo, thân nhân gia đình chính sách, hộ gia đình trong phương án giảm chăn nuôi gia súc, gia cầm và người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19… sẽ được các doanh nghiệp, đơn vị ưu tiên tuyển dụng, góp phần vượt qua khó khăn. 

     

    Hơn nữa, Phiên giao dịch việc làm này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tạo môi trường kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động mà đây cũng chính là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động, từ đó học hỏi, trau dồi thêm cho mình kiến thức, cơ hội, khả năng thích nghi với biến động của thị trường việc làm, tăng thêm kinh nghiệm khi tiếp cận thị trường lao động.

     

    2. Tổ chức thành công sự kiện “Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Hồng”

     

     

    Ngày 9/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương, Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ tổ chức khai mạc chương trình giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng tại không gian văn hóa ẩm thực phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ.

     

    Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường, sự kiện có 150 gian hàng với gần 1.000 dòng sản phẩm OCOP và 2.000 sản phẩm tiềm năng là các đặc sản vùng miền thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành phố trên cả nước được trưng bày, giới thiệu, quảng bá đến người tiêu dùng Thủ đô.

     

    Tại sự kiện còn có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh đồng bằng sông Hồng như: Hát xẩm, cụ đồ viết thư pháp, làng nghề nặn tò he… ;khu trình diễn văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc vùng, miền (thưởng ngoạn trà sen, bún ốc, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng Vòng…).

     

    Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra Hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP vào 13h30 ngày 9/10. Hội thảo nhằm mục đích kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị… để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

     

    3. Giải chạy thường niên lần đầu tiên do UBND quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức với tên gọi “Tây Hồ Half Marathon 2020”

     

     

     

     

    Sáng 12-7, giải chạy Tay Ho Half Marathon 2020 đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là giải chạy thường niên do UBND quận Tây Hồ tổ chức, Công ty Big Prize phối hợp thực hiện. Đây cũng là giải đấu quy tụ đông đảo các vận động viên phong trào và chuyên nghiệp, có sự góp mặt của rất nhiều các ngôi sao từng tỏa sáng tại SEA Games 30 của điền kinh Việt Nam như kỷ lục gia Nguyễn Thị Oanh, nhà vô địch Đỗ Quốc Luật, “cô gái thép” Phạm Thị Hồng Lệ hay tài năng trẻ đặc biệt đoạt Huy chương Bạc Bùi Trung Cường,.. Ban tổ chức giải đã nhận được 1.500 đơn đăng ký tham dự và cự ly 15km, 21km có tới hơn 1.000 đăng ký. Với mỗi đơn đăng ký, ban tổ chức sẽ trích 50.000 đồng để đóng góp vào Quỹ trẻ em quận Tây Hồ, thu về 75 triệu đồng. 

     

    Theo Ban tổ chức, 3 mục tiêu lớn của giải chạy là phát triển phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quận giúp gắn kết người dân; giới thiệu hình ảnh quận Tây Hồ tới các vận động viên các tỉnh khác và quốc tế và mỗi vận động viên tham gia sẽ dành 50.000 đồng vào quỹ bảo trợ trẻ em của quận. Tây Hồ Half Marathon 2020 diễn ra trong ngày 12.7 với tổng giá trị giải thưởng là 216 triệu đồng.

     

    4. Quận Tây Hồ chung tay hỗ trợ trong phòng, chống dịch Covid-19

    Quận Tây Hồ xác định công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và toàn dân; quyết tâm kiểm soát dịch bệnh, ổn định đời sống Nhân dân, phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, cụ thể:

     

    • Ngày 29/4/2020, Đoàn đại biểu Quận Tây Hồ đã trao tặng huyện Thường Tín 30 triệu đồng để phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Tại buổi trao quà, Đồng chí Trọng Xuân Tài – Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chúc Cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân Thường Tín vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân và chiến thắng dịch bệnh.

     

     

    • Chiều 27/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Tây Hồ tổ chức hội nghị trao quà hỗ trợ giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn trong dịch Covid-19 trên địa bàn quận. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Phạm Xuân Tài, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận Tây Hồ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm là các cá nhân, tổ chức cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số gần 2 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Tây Hồ đã hỗ trợ cho các lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 gồm nhân viên y tế, công an, quân đội; ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng đã quan tâm hỗ trợ các gia đình người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn bằng nhiều hình thức. Tại hội nghị, Ban tổ chức đã trao quà cho 150 giáo viên, nhân viên; mỗi suất quà bao gồm 1 triệu đồng tiền mặt; 10kg gạo và 1 chai dầu ăn và khẩu trang.

     

     

    • Ngày 02/12/2020 Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ đã ban hành công văn số 1579/UBND-YT về việc “Tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới” yêu cầu các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, UBND các phường và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với 7 nội dung chính.

     

     

    • Thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, quận Tây Hồ, Hà Nội đã thành lập các điểm chốt trực tại các tuyến đường giao cắt với Hồ Tây để ngăn chặn tình trạng người dân tụ tập đông người và yêu cầu người dân đến Hồ Tây tập thể dục quay về, nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch Covid-19. với sự vào cuộc quyết liệt của Công an quận Tây Hồ và chính quyền các phường, tình trạng người dân tụ tập, tập thể dục tại Hồ Tây đã cơ bản được nhắc nhở, xử lý theo đúng quy định của Chỉ thị 16, góp phần quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

                         

     

    • Tính đến ngày 16-4, quận Tây Hồ đã hỗ trợ hàng trăm hộ cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với mức 500.000 đồng/hộ; hỗ trợ 18 trường hợp bị bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai số tiền 1 triệu đồng/trường hợp; hỗ trợ 20 suất quà trị giá 20 triệu đồng cho các hội viên phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, tàn tật, cô đơn trên địa bàn.

     

     

    • Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Tây Hồ đã nhanh chóng vào cuộc cùng với các ngành, đoàn thể tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, góp phần chung tay phòng, chống dịch bệnh. Tính đến hiện tại, Hội Liên hiệp phụ nữ quận Tây Hồ đã trao 500 chiếc khẩu trang cho 8 phường, ủng hộ Mặt trận Tổ quốc quận Tây Hồ 100 thùng mỳ tôm, 200 chiếc khẩu trang, tổng trị giá 14 triệu đồng. Cùng với đó, nhằm hỗ trợ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tàn tật, cô đơn trên địa bàn, Hội phụ nữ quận đã trao 70 suất quà, trị giá 21 triệu đồng cho các hội viên. Hội cũng đã vận động ủng hộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc được hơn 40 triệu đồng; các cơ sở Hội đã vận động ủng hộ được hơn 68 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch.

     

                

    • Tuổi trẻ quận Tây Hồ góp quỹ ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Ngay sau khi chương trình được phát động, đoàn viên, thanh thiếu nhi quận Tây Hồ đã cùng chung sức kêu gọi xã hội hóa nguồn lực và tự tay là kính chắn giọt bắn để góp quỹ ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Anh Bùi Thế Cường, Bí thư Quận đoàn Tây Hồ chia sẻ: “Quận đoàn đã phối hợp với Công ty Plaumai Eco ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của quận Tây Hồ: 10 triệu đồng tiền mặt, 1.600 khẩu trang vải kháng khuẩn, 1.500 tấm kính chắn giọt bắn. Với những món quà này, chúng tôi mong rằng sẽ cùng góp một phần công sức, chung tay với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sớm đẩy lùi đại dịch”.

     

     

    Thêm vào đó, Quận Tây Hồ tiếp tục tập trung cao độ, ưu tiên mọi nguồn lực, chủ động, trách nhiệm, hiệu quả ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân. Tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện giãn cách xã hội theo đúng tinh thần của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16/CT-TTg. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm 4 tại chỗ; Chuẩn bị các phương án, kịch bản phòng, chống dịch bệnh trong mọi tình huống. Tiếp tục rà soát, theo dõi chặt chẽ, phát hiện và khoanh vùng, cách ly kịp thời những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm, người về từ các vùng dịch…không để lây lan dịch bệnh. Rà soát, lập danh sách hỗ trợ các trường hợp hộ cận nghèo khó khăn, những người lao động phải tạm ngừng việc, những người đang được cách ly, thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

     

    Trong đó, về công tác phòng chống dịch Covid-19, quận đã thành lập BCĐ phòng, chống quận; thành lập 79 tổ chức kiểm tra, lập 33 chốt kiểm tra, kiểm soát phòng, chống dịch; nhắc nhở, ký kết đối với 1.205 hộ kinh doanh … bảo đảm an ninh trật tự, xử lý các điều khoản hợp pháp lợi ích của tình hình dịch bệnh để tăng giá, các phạm vi hoạt động, chống dịch trên địa bàn quận. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, UBND quận đã tạm dừng các hội nghị lớn, các cuộc họp tập trung đông người; tạm dừng tất cả lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để hạn chế chế độ bùng phát dịch Covid-19.

     

    Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông các phương pháp phòng, chống dịch với thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế)…. Đến nay, trên địa bàn quận không có các trường hợp F0, F1, F2 phải điều trị, cách ly y tế. Tình hình bệnh dịch được kiểm soát.

     

    III. Sự kiện Bất động sản – Quy hoạch

     

    1. Nhiều công trình giao thông trọng điểm hoàn thành; giao thông đô thị từng bước được cải thiện 

     

    Trong năm 2020, nhiều công trình giao thông trọng điểm hoàn thành; giao thông đô thị từng bước được cải thiện tại khu vực Tây Hồ, cụ thể:

     

    • Cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên

     

    Sáng 28/8, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Lễ khánh thành cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên. Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên được triển khai nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc trong khu vực; từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của quận Cầu Giấy nói riêng và TP. Hà Nội nói chung.

     

                   

     

     

    • Đường Phạm Văn Đồng chính thức được thông xe

     

     

     

     

    Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng vừa hoàn thành và chính thức thông xe vào đầu tháng 10. Sau hơn 3 năm thi công, tuyến đường huyết mạch thuộc hệ thống Vành đai 3 Hà Nội đã chính thức được hoàn thiện, mở rộng đoạn phía dưới mỗi bên 6 làn xe chạy giúp giải quyết ùn tắc trên trục này. Vỉa hè rộng từ 3 đến hơn 7m được lát đá xanh, nhiều đoạn được trồng 4 tầng cây xanh càng làm tăng vẻ mỹ quan của tuyến đường. Ngoài đường Phạm Văn Đồng dưới thấp, hệ thống đường trên cao với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng cũng đã được hoàn thiện và thông xe vào ngày 10.10.

     

    • Mở rộng đường Âu Cơ, thuận tiện kết nối nội đô 

              

     

    Công trình mở rộng đường Âu Cơ đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân với chiều dài khoảng 3,7 km đã chính thức khởi công vào cuối năm 2019. Công trình này nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách, giải tỏa ùn tắc, kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố, kịp thời phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN và SEA Games 31. Đây là công trình bổ sung vào giai đoạn 2 của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương –  Thanh Niên. 

     

    Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 815 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

     

    •  Chính thức thông đường tại dự án Kosmo Tây Hồ, tuyến đường đưa chung cư Kosmo Tây Hồ, G9 Xuân La ra “mặt tiền”

     

     

    Theo quy hoạch, nối tiếp đường Đỗ Nhuận trên địa bàn phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm là dự án đường qua chung cư Kosmo Tây Hồ. Dự án này nối từ Đỗ Nhuận sang Xuân Đỉnh, Nguyễn Hoàng Tôn. Với dự án này, chung cư Kosmo Tây Hồ và G9 Xuân La (phường Xuân Tảo) sẽ ra mặt đường và thuận lợi cho việc tiếp cận dự án. Đặt biệt 2 dự án chung cư này đều có 2 mặt tiền là tuyến đường Xuân La, Xuân Đỉnh.

     

    • Phát triển hệ thống cầu nối hai bờ sông Hồng
    •  

    Cùng với dự án mở rộng đường đê Âu Cơ, Hà Nội cũng sẽ phát triển hệ thống cầu nối hai bờ sông Hồng. Dự kiến sẽ có tổng cộng 18 cây cầu đi qua sông Hồng trong địa bàn thủ đô. Hiện tại, thủ đô Hà Nội có 8 cây cầu hiện hữu bắc ngang sông Hồng, bao gồm: cầu Thăng Long đang được tiến hành sửa chữa, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Long Biên sẽ được cải tạo nâng cấp thành cầu cho đường bộ đi riêng; cầu Việt Trì – Ba Vì mới thông xe cuối năm 2018.

     

    Theo quy hoạch, bên cạnh 8 cây cầu kể trên, Hà Nội sẽ tiếp tục xây mới thêm nhiều cây cầu, dự kiến gồm có: Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc-Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc-Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).

     

     

    Thêm vào đó, hàng loạt các tuyến đường lớn như vành đai 2, đường vành đai 2.5, đường vành đai 3, đường Tây Thăng Long đã được đầu tư mới kết hợp với các đường liên khu vực như Hoàng Quốc Việt, Âu Cơ, Lạc Long Quân, Xuân La, Xuân Đỉnh, Đỗ Nhuận. Nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được hoàn thành như:các công trình cầu vượt tại các nút giao thông quan trọng (nút giao Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt; An Dương – đường Thanh Niên…). Nhiều loại hình giao thông có sự kết hợp giữa đường hàng thủy, hàng không đều rất thuận tiện.

     

    2. Khởi động cây cầu Tứ Liên

     

    Ngày 10/6/2020, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã công bố kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên. Theo đó, UBND TP Hà Nội đã quyết định chọn phương án thiết kế cầu Tứ Liên do Tập đoàn Sun Group và Công ty TNHH quốc tế T.Y.Lin Việt Nam nghiên cứu.

     

     

    Theo phương án thiết kế, địa điểm xây dựng cầu sẽ nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh; kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với Quốc lộ 5 kéo dài, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.

     

    Phạm vi dự kiến có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao Quốc lộ 5, có tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 4.84km. Với 5 nút giao trong đoạn tuyến gồm: nút giao Nghi Tàm; 

    nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao Tả Hồng; nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

     

    Cầu Tứ Liên được các chuyên gia của Tập đoàn T.Y.Lin đến từ Mỹ đưa ra ý tưởng về phương án kiến trúc là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình.

     

                    

    Hình dáng cây cầu dây văng mang đậm nét về lịch sử và văn hóa Thủ đô Hà Nội, thiết kế ý tưởng có tính biểu tượng của Thành phố vì Hòa Bình gắn với chiều dài lịch sử, ngàn năm văn hiến của Thủ đô, hài hòa với cảnh quan đô thị xung quanh; kết hợp giữa yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống của Hà Nội với phong cách kiến trúc hiện đại và trở thành điểm nhấn cảnh quan về đô thị, điểm đến về du lịch của Thủ đô Hà Nội.

     

    3. Một số dự án bất động sản được mở bán và bàn giao trong năm 2020 

     

    Trong năm 2020, một số dự án bất động sản tại khu vực Tây Hồ được mở bán và bàn giao, cụ thể:

    • – Khu đô thị StarLake có chung cư H9 nằm trong khu đô thị Tây Hồ Tây phân khu của StarLake đã được bàn giao vào tháng 04/11/2020.

     

    • – Dự án N01 T6 T7 của Khu ngoại giao đoàn do Chủ đầu tư Tổng công ty Xây dựng Hà Nội phát triển được ra mắt vào quý 3/2020, dự án gồm 35 tòa cao tầng với diện tích 3300m2, tổng số 800 căn hộ cùng với đó là 5 tầng trung tâm thương mại và 3 tầng hầm, dự án dự kiến sẽ bàn giao vào tháng 12/2022. Đây được coi là một trong những phân khúc mới của thị trường bất động sản Tây Hồ.

     

    • – Dự án Sunshine City đã được bàn giao vào tháng 3/2020

     

    Dự án Sunshine City nằm trong khu đô thị Ciputra Tây Hồ do Tập đoàn Sunshine làm chủ đầu tư. Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 5.000 tỉ đồng, phát triển loại hình bất động sản chung cư cao cấp và biệt thự liền kề, diện tích xây dựng là 16.114 m2; diện tích cây xanh, công trình công cộng và đường giao thông là 26.073 m2; phần diện tích cho công viên, hồ điều hòa đạt 3.119 m2.

     

    • – Dự án D’. EL DORADO II được phát triển bởi chủ đầu tư Tân Hoàng Minh đã được bàn giao vào tháng 6/2020. Đây là một trong những điểm sáng tại phân khúc cho thuê của thị trường bất động sản Tây Hồ.

     

    • – Dự án Tây Hồ Residence Võ Chí Công bàn giao vào quý IV/2020 được phát triển bởi chủ đầu tư Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico 7) với diện tích 24.000 m2.

     

    • – Dự án Heritage West Lake được phát triển bởi chủ đầu tư Capitaland Hiền Đức với diện tích 8.970m2, là một trong những phân khúc cao cấp tại thị trường bất động sản Tây Hồ, dự kiến được mở bán vào quý 4 năm 2020. Đó cũng là một trong những phân khúc mới và là điểm nhấn của thị trường bất động sản Tây Hồ năm 2020.

     

     

    Phạm Hương

                                                                                                                                                  

     

    Thẻ : tổng kết 2020, bài viết chuyên gia,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!