Quảng Bình, một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với các danh thắng thiên nhiên hùng vĩ mà còn đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp. Với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) của tỉnh đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt về các KCN và CCN tại Quảng Bình, bao gồm quy mô, vị trí, ngành nghề chính, và các cơ hội đầu tư. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng mang đến cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển công nghiệp của tỉnh, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho những ai đang có ý định đầu tư vào vùng đất này.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của cả nước. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. TP Đồng Hới cách TP Hà Nội 500km (9h16p đi xe hay 1h bay) về phía Bắc, cách TP Huế 179km (3h13p đi xe) và TP Hồ Chí Minh 1,097km (1h35p bay) về phía Nam.
Nguồn: Senvangdata.com
Quảng Bình nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây từ biển Đông đến Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước thuộc khu vực Trung – Nam Châu Á, với vị trí địa lý kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng, là lợi thế lớn trong phát triển du lịch.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Dân cư Quảng Bình phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng ven biển. Đây là những nơi giao thông thuận lợi, có điều kiện để phát triển kinh tế, nhiều việc làm thu hút đông dân cư. Huyện Bố Trạch có quy mô dân số lớn nhất với 138,637 người, TP Đồng Hới có mật độ dân số cao nhất 889 người/km2.
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Về lực lượng lao động, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2020 là 489.814 người. Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển dịch mạnh từ khu vực nông, lâm, thủy sản sang khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Nguồn: Senvangdata.com
Dự báo đến năm 2030, dân số trung bình của Quảng Bình là 957.615 người; lực lượng lao động là 536.456 (chiếm khoảng 56%) ; lao động đang làm việc là 525.433 người (trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 38,2% ; lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 27,3% ; lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 34,5%).
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Tổng vốn ODA đã bố trí năm 2023 là 745,65 tỷ đồng; trong đó, vốn nước ngoài được giao 400,95 tỷ đồng. Thực hiện và giải ngân từ nguồn vốn nước ngoài được 77,17 tỷ đồng, đạt 8,9% so với kế hoạch được giao; trong đó, vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát giải ngân được 51,7 tỷ đồng, đạt 9,8% kế hoạch giao. Các dự án đã thực hiện và giải ngân từ nguồn vốn đối ứng 20,48 tỷ đồng, đạt 12,5% so với kế hoạch được giao.
Giai đoạn 2011 – 2020, khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, với mức tăng bình quân đạt 8,87%, tiếp đến là khu vực dịch vụ đạt 5,81%; riêng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản duy trì mức tăng trưởng ổn định. Công nghiệp mặc dù được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định là ngành kinh tế trọng điểm mang tính động lực phát triển nền kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa có sự bứt phá, chưa tạo động lực để các ngành kinh tế khác phát triển, chưa có những dự án mang tính bước ngoặt; khu vực dịch vụ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng do gặp nhiều khó khăn khách quan nên tốc độ tăng trưởng đạt chưa đạt kế hoạch đề ra.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Senvangdata.com
Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2021, xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Quảng Bình có xu hướng giảm, Đến năm 2021, PCI của tỉnh xếp thứ 57 trên toàn quốc.
Nguồn: Senvangdata.com
Trong giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Bình không ổn định, khi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong năm 2021, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6.83%, công nghiệp tăng 6.83%, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định nhất.
Nguồn: Senvangdata.com
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2021 đạt 49.3 triệu đồng/người/năm, xếp vị trí 5/6 trong khu vực Bắc Trung Bộ (Cao nhất là tỉnh Hà Tĩnh đạt 67.03 triệu đồng/người/năm)
Quảng Bình đang ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành sau:
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Cảng hàng không Đồng Hới hiện tại có kết nối với Quốc lộ 1A thông qua tuyến đường tiếp cận là Đường 16-6 với quy mô 4 làn xe, cấp đường đô thị chiều dài 650m, cơ bản đáp ứng yêu cầu kết nối giao thông Khu vực bay gồm 1 đường cất hạ cánh 11-29 kích thước 2400x45m. Sân đỗ đáp ứng 4 vị trí máy bay code C.
Nhà ga hành khách: Nhà ga có 2 tầng với tổng diện tích mặt sàn nhà ga là 4.282 m2; công suất 0,5 triệu HK/năm. Vận chuyển hàng hóa: Công suất 1.000 tấn hàng hóa/năm.
Nhà ga hàng hóa: không có.
Diện tích đất thực tế: 177ha.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Toàn tỉnh Quảng Bình có 10/10 đô thị có nhà máy nước sạch với tổng công suất 61.930 m³/ngày đêm, đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu cho sinh hoạt. Trong đó, 10/12 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt, còn lại 02 nhà máy sử dụng nguồn nước ngầm. Tỷ lệ thất thoát nước của các nhà máy khoảng 20%.
Quan điểm phát triển: Phương hướng phát triển ngành công nghiệp Quảng Bình dựa trên thực trạng quy mô, hiệu quả sản xuất các phân ngành tiềm năng và sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2011-2020, dự báo triển vọng phát triển, và các nghị quyết chính phủ. Quảng Bình ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, gắn với phát triển du lịch và dịch vụ. Các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo, công nghiệp điện, năng lượng tái tạo cũng được chú trọng tại các khu vực tiềm năng về tài nguyên, lao động, và thị trường.
Mục tiêu chung: Phát triển công nghiệp thành ngành trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung vào các ngành có lợi thế cạnh tranh như: công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, và khai thác tốt cách mạng công nghệ lần thứ tư.
Mục tiêu cụ thể
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), mở rộng một phần diện tích và kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án lớn, cải thiện cơ chế ưu đãi và nâng cao năng lực quản lý để đẩy nhanh quy trình thủ tục nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp theo hướng bền vững; đối với các khu công nghiệp mới (KCN Bố Trạch và Quảng Trạch) định hướng đầu tư theo hướng công nghệ sạch, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ có quy mô đầu tư lớn. Đồng thời, xác định rõ quy mô các KCN, giải pháp xử lý nước thải, khí thải và rác thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Phát triển các dự án lớn, tạo nguồn thu ngân sách, thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.
Phương án phát triển các KCN tỉnh Quảng Bình giai đoạn tiếp theo bao gồm:
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Với tốc độ phát triển trong các năm gần đây, 4 KCN đã thành lập có tỷ lệ lấp đầy trên 60%, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương và giải quyết việc làm cho lao động địa phương, chiếm gần 50% giá trị sản xuất công nghiệp địa phương. Trong năm 2021 và 2022, KCN Cam Liên và KCN Tây Bắc Quán Hàu đã có nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của địa phương, cần bổ sung thêm 02 KCN Bố Trạch và KCN Quảng Trạch:
Định hướng phát triển các KCN tỉnh Quảng Bình đến năm 2050 bao gồm: 10 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 2.999 ha, bổ sung thêm 02 KCN và tổng diện tích tăng 1.489 ha so với tổng diện tích đã lập quy hoạch chi tiết đến năm 2020. Dành khoảng 881 ha đất dự phòng phát triển các KCN.
Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050
TT |
Tên khu công nghiệp |
Địa điểm |
Diện tích đã phê duyệt Quy hoạch (ha) |
Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 (ha) |
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 (ha) |
Quy hoạch sử dụng đất định hướng đến năm 2050 (ha) |
I |
KCN NGOÀI KHU KINH TẾ |
1.063 |
1.226 |
1.765 |
2.841 |
|
1 |
KCN Tây Bắc Đồng Hới |
TP. Đồng Hới |
66 |
66 |
66 |
66 |
2 |
KCN Bắc Đồng Hới |
TP. Đồng Hới, huyện Bố Trạch |
150 |
213 |
213 |
213 |
3 |
KCN Tây Bắc Quán Hàu |
Huyện Quảng Ninh |
262 |
262 |
262 |
350 |
4 |
KCN Cam Liên |
Huyện Lệ Thủy |
450 |
450 |
450 |
450 |
5 |
KCN Bang |
Huyện Lệ Thủy |
135 |
135 |
350 |
450 |
6 |
KCN Bố Trạch |
Huyện Bố Trạch |
0 |
100 |
224 |
450 |
7 |
KCN Quảng Trạch |
Huyện Quảng Trạch |
0 |
0 |
200 |
500 |
8 |
Dự phòng phát triển KCN |
0 |
0 |
0 |
362 |
|
II |
KCN TRONG KKT HÒN LA |
447 |
447 |
520 |
1.039 |
|
1 |
KCN Cảng biển Hòn La |
Huyện Quảng Trạch |
168 |
168 |
168 |
168 |
2 |
KCN Hòn La II |
177 |
177 |
250 |
250 |
|
3 |
KCN cửa ngõ phía Tây |
102 |
102 |
102 |
102 |
|
4 |
Đất dự phòng phát triển KCN |
519 |
||||
Tổng cộng (I+II) |
1.510 |
1.673 |
2.285 |
3.880 |
Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai, lựa chọn những vùng đất canh tác kém hiệu quả, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển công nghiệp hợp lý và gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QP-AN) vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.
Phát triển CCN để chuẩn bị mặt bằng đưa sản xuất trong dân cư ra khu tập trung hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phát triển CCN để phục vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhất là các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội (KT-XH) còn khó khăn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo đảm phát triển đồng đều các địa phương.
Tập trung thu hút đầu tư vào các CCN theo hướng lựa chọn đảm bảo các tiêu chí như: lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến thân thiện môi trường đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững, đồng thời kết hợp xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng bên ngoài hàng rào CCN (bao gồm cả hạ tầng xã hội) có liên quan.
Tích hợp các CCN đã được thành lập, CCN đã được quy hoạch chi tiết vừa cho thuê vừa tiếp tục đầu tư hạ tầng (chưa được thành lập theo quy định) đang hoạt động có trong quy hoạch đến năm 2020.
Điều chỉnh, bổ sung các CCN (quy mô, vị trí…) và khoanh định thêm các vị trí có quỹ đất đảm bảo đủ diện tích để thực hiện định hướng phát triển CCN đảm bảo theo quy định tại Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP với diện tích: tối đa không quá 75 ha và không dưới 10 ha; riêng đối với các CCN ở các huyện miền núi và CCN làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
Căn cứ vào tình hình thực tế các CCN tại các địa phương nhằm phát huy các lợi thế về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hệ thống giao thông, khả năng phát triển quỹ đất. Đồng thời hạn chế việc thu hồi đất lúa, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, đời sống dân cư, đáp ứng yêu cầu quy hoạch chung của tỉnh và các địa phương trong giai đoạn mới.
Phát triển các CCN trên địa bàn, thu hút các ngành chế biến nông – lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu địa phương, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường.
Tổng hợp phương án phát triển CCN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 38 CCN với tổng diện tích là 756,6 ha (so với quy hoạch đến năm 2020: điều chỉnh giảm 11 CCN và bổ sung 12 CCN; tổng diện tích tăng 152,6 ha) với mục tiêu thu hút phát triển đa ngành: chế biến nông – lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu địa phương, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường. Danh sách vị trí, diện tích và phân kỳ đầu tư như sau:
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Đọc thêm: Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch KCN – CCN Tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 ,#phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP