Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được vạch ra, mở ra tiềm năng to lớn cho ngành du lịch địa phương bứt phá. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Quy hoạch hướng đến khai thác tối đa các lợi thế về du lịch sinh thái, lịch sử – văn hóa, nghỉ dưỡng và tâm linh, đưa Thái Nguyên trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây là kim chỉ nam cho nỗ lực phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông: từ trung tâm thành phố
Thái Nguyên đi sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách biên giới Trung Quốc (theo hướng Lào Cai khoảng 215km, Lạng Sơn khoảng 170km, Cao Bằng khoảng 200km); cách trung tâm Hà Nội 75km; cách cảng Hải Phòng 200km và Quảng Ninh 180km. Thái Nguyên là điểm giao cắt của các tuyến quốc lộ: QL3 nối Hà Nội – Bắc Kạn – cửa khẩu Việt – Trung; kết nối với cao tốc Hà Nội – Lào Cai; QL1B nối Lạng Sơn – cửa khẩu Việt -Trung; QL37 nối Quảng Ninh – Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Phú Thọ – Sơn La.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Trung
du và Miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng; là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh, là “lá chắn” bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn quốc gia; có bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước
Năm 2020, dân số Thái Nguyên đạt 1.307.871 người. Xét về giới tính, số lượng dân số nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, nữ chiếm 51,15%, nam chiếm 48,85%. lực lượng lao động tại Thái Nguyên sẽ được bổ sung nhờ lực lượng kế cận tương đối cao. Nếu nhìn vào nửa trên của tháp dân số năm 2019, áp lực già hóa sẽ không đến trong ngắn hạn nhưng sẽ bắt đầu trong trung hạn. Do vậy, Thái Nguyên cần tranh thủ nguồn lực hiện tại để chuẩn bị cho các nền tảng trong tương lai, cũng như chuẩn bị cho các áp lực về y tế, chăm sóc sức khỏe và chính sách an sinh
Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 770.00 người, giảm 7.000 người so với năm 2019, trong đó, phân theo giới tính tỷ lệ: Nam chiếm 49,31%, nữ chiếm 50,69%. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn với 72,13% so với tổng số lao động từ 15 tuổi, còn lại 27,87% lao động ở khu vực thành thị
Do công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển khá nên cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2022 tiếp tục xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 59,51%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,03%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,46%.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2022 của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 8,59%, vượt kế hoạch (kế hoạch là tăng 8%). Chia ra, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,23%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,75%, đóng góp 6,15 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,35%, đóng góp 2,03 điểm phần trăm. Kết quả này cho thấy các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ
Hoạt động sản xuất kinh doanh có sự phục hồi tích cực góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2022. Chi ngân sách Nhà nước tập trung phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện nhiệm vụ chính trị cả các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước đạt 18,54 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch tỉnh giao 3% và tăng 3,37% so cùng kỳ. Trong đó, thu cân đối đạt 18,46 nghìn tỷ đồng, tăng 2,56% so với kế hoạch và tăng 3,64% so cùng kỳ; các khoản thu quản lý qua ngân sách đạt 80 tỷ đồng, giảm 34,8% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2022 ước đạt 24.517,2 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 8.787,2 tỷ đồng, tăng 40,1% so cùng kỳ; chi thường xuyên ước đạt 15.614 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ; chi các nhiệm vụ khác ước đạt 75,2 tỷ đồng.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Năm 2022 Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước nhờ những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng giao thông thuận lợi, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư bài bản.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tính đến thời điểm 25/12/2022 toàn tỉnh có 05 dự án FDI được cấp mới với số vốn đăng ký là 320 triệu USD, tổng số dự án FDI còn hiệu lực tại tỉnh là 171 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 10,3 tỷ USD (tương đương khoảng 237,3 nghìn tỷ đồng). So với năm 2021, giảm 09 dự án nhưng vốn đăng ký tăng gấp 2,9 lần. Ngoài ra, trong năm còn cấp điều chỉnh tăng vốn cho 15 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1.212,19 triệu USD.
Các chỉ số thành phần của Thái Nguyên ở mức tương trung bình trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc, cao nhất là thiết chế pháp lý và thấp nhất là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Tỉnh cần có các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.
Tổng số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn đến nay khoảng 66 nghìn cơ sở, tăng bình quân 6,5%/năm. Lao động kinh doanh thương mại dịch vụ khoảng 130 nghìn người, tăng bình quân 9,2%/năm
– Trên địa bàn tỉnh hiện có 140 chợ, trong đó: Chợ hạng I là 04 chợ, chợ hạng II là 10 chợ, chợ hạng III là 126 chợ (chợ thành thị là 47 chợ, chợ đầu mối là 01 chợ, chợ nông thôn là 93 chợ).
– 06 trung tâm thương mại, tập trung tại thành phố Thái Nguyên, các trung tâm thương mại đang hoạt động hiệu quả, mang lại diện mạo mới cho phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn.
– 26 siêu thị, các cửa hàng tự chọn chủ yếu tập trung tại thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và trung tâm các huyện.
Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống giao thông liên kết vùng tương đối thuận lợi thông qua hệ thống giao thông đường bộ là chủ yếu, ngoài ra còn hệ thống giao thông đường thuỷ và đường sắt (không có đường hàng không). Tính đến cuối năm 2020, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.823,8km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm: 01 tuyến cao tốc tổng chiều dài 38,58km; 07 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài 276,54km; 20 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 374,61km; 159,44km đường đô thị; 742,63km đường huyện và 3.232,0km đường xã
Hệ thống giao thông đường sắt hiện trạng có tuyến đường sắt Đông Anh – Quán Triều giúp Thái Nguyên kết nối với Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên hạ tầng kém, do vậy trong nhiều năm trở lại đây không phát huy hiệu quả, tỷ lệ vận chuyển hàng hoá và hành khách thấp. Tuyến Kép – Lưu Xá, toàn tuyến dài 57km, đoạn tuyến chạy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 25km với khổ đường 1.435mm; Rmin – 300m. Tuyến được xây dựng khá lâu, chất lượng đã xuống cấp, hiện tại đã ngưng sử dụng, do hoạt động không hiệu quả.
Thái Nguyên kết nối với khu vực bằng đường thuỷ thông qua cụm cảng Đa Phúc. Tuyến đi theo sông Cầu bắt đầu từ ngã ba Lác tại khúc giao giữa sông Cầu và sông Thái Bình tới cảng Đa Phúc với chiều dài 87km. Từ cụm cảng Đa Phúc kết nối với hệ thống giao thông đường thuỷ quốc gia đi qua các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh từ đây kết nối với mạng lưới đường thuỷ quốc gia.
Sau giai đoạn dịch Covid 2020 và 2021, Ngành Du lịch Thái Nguyên bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ đầu năm 2022. Sang năm 2023 càng thể hiện rõ nét hơn, được tổ chức trở lại sau 3 năm giãn cách. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút trên 1,7 triệu lượt khách đến tham quan, tăng 1,7 lần với cùng kỳ năm 2022.
Xem thêm: Báo cáo thị trường tỉnh Thái Nguyên
Sau giai đoạn dịch Covid 2020 và 2021, Ngành Du lịch Thái Nguyên bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ đầu năm 2022. Sang năm 2023 càng thể hiện rõ nét hơn, được tổ chức trở lại sau 3 năm giãn cách. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút trên 1,7 triệu lượt khách đến tham quan, tăng 1,7 lần với cùng kỳ năm 2022.
Toàn tỉnh đã có 283 di tích được lập hồ sơ khoa học và quyết định xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Trong đó có 1 khu di tích quốc gia đặc biệt gồm 13 điểm, 52 di tích quốc gia, 218 di tích cấp tỉnh.
Tính đến tháng 10/2022 Thái Nguyên có 269 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận.
– Đến năm 2025:
+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 10%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón được 3.250.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 3.150.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 100.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng/năm.
+ Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.
+ Công nhận ít nhất 5 điểm du lịch cấp tỉnh, xây dựng ít nhất 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn; xây dựng, hình thành các tuyến điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng – giải trí khu vực Hồ Núi Cốc; nghiên cứu, hình thành, khai thác sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm, du lịch thể thao; hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ có sức hấp dẫn cao như sân golf, phố đêm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đông, nông nghiệp, nông thôn.
+ Thu hút đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư 5.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 2 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; nâng cấp cải tạo các tuyến đường bộ kết nối đến các điểm du lịch chính; triển khai các dự án kết nối giao thông liên tỉnh đã được phê duyệt; khai thác hiệu quả Cổng du lịch thông minh.
+ Tạo việc làm cho 16.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 7.000 người; 50% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
– Đến năm 2030:
+ Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân trên 12%/năm; các khu, điểm du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch đón 5.600.000 lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa đạt 5.300.000 lượt và khách du lịch quốc tế đạt 300.000 lượt. Tổng thu từ du lịch đạt 6.600 tỷ đồng.
+ Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt công nhận Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc; thu hút đầu tư sản phẩm du lịch hang động mạo hiểm – thể thao trở thành sản phẩm độc lập, có sức hấp dẫn cao; tỉnh Thái Nguyên phấn đấu trở thành điểm đến về du lịch nghi dưỡng – vui chơi giải trí, cộng đồng – sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, về nguồn.
+ Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối các khu, điểm du lịch; thu hút đầu tư 7.200 phòng lưu trú du lịch đạt chuẩn trong đó có ít nhất 4 khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên; lồng ghép các nguồn lực và thu hút đầu tư ít nhất 3 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống du lịch thông minh.
+ Tạo việc làm cho 24.000 lao động trong đó lao động trực tiếp là 10.000 người; 75% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP