Sóc Trăng, vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, nằm tại trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong bản đồ du lịch Việt Nam. Với vẻ đẹp nguyên sơ của những cánh đồng lúa xanh mướt, hệ thống chùa chiền độc đáo và những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, Sóc Trăng không chỉ là điểm đến của những người yêu thiên nhiên mà còn của những ai muốn khám phá nét đẹp văn hóa Nam Bộ. Để tận dụng tối đa tiềm năng này, tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra Quy hoạch Du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch du lịch của tỉnh Sóc Trăng, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở phía Nam Việt Nam. Tỉnh này có vị trí chiến lược khi tiếp giáp với nhiều tỉnh khác và có bờ biển dài gần 72 km. Sóc Trăng nổi tiếng với các di sản văn hóa phong phú và nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt là cây lúa và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh lỵ là thành phố Sóc Trăng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 60 km về hướng Đông Nam.
Vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Địa hình tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Dân số tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Đến năm 2030, hệ thống đô thị của tỉnh có 30 đô thị, cấp từ thị trấn trở lên: 1 đô thị loại I, 3 đô thị loại III, 6 đô thị loại IV và 20 đô thị loại V. Trong đó 16 đô thị được nâng cấp và thành lập, gồm: TP. Sóc Trăng từ cấp III lên cấp I, TX Ngã Năm cấp IV lên cấp III, TX. Trần Đề lên cấp III (cả huyện). Các đô thị từ cấp V lên cấp IV là Kế Sách, An Lạc Thôn, Phú Lộc, Đại Ngãi, Châu Thành; Thành lập mới 9 thị trấn đô thị cấp V.
Dân số tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Tỷ lệ tăng dân số của Sóc Trăng là -0.32% năm 2020, thấp nhất trong các tỉnh được so sánh, mức độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức rất thấp.
Năm 2021, GRDP của tỉnh đạt 57 120 tỉ đồng, tăng 1.18% tuy thấp hơn so với mức tăng của năm 2020 nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 47.8 triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2025 có sự chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ giảm nhẹ, tỷ trọng khu công nghiệp và xây dựng tăng nhẹ so với năm 2021
Cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
GRDP bình quân đầu người tỉnh Sóc Trăng năm 2021 đứng thứ 11/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long với 47.8 triệu/người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021 là 1.18%, đứng thứ 3 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và tiếp tục đà tăng trưởng trong đầu năm 2022.
Chỉ số FDI tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Thu chi ngân sách tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Thu chi ngân sách tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Xem thêm: Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Tài nguyên du lịch của tỉnh khá phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn, Sóc Trăng có tiềm năng lớn về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời 2021-2030. Hạn chế lớn nhất đến khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch trong tỉnh hiện nay là KCHT du lịch phát triển còn chậm, đặc biệt là hạ tầng các khu, điểm du lịch; thiếu các khu vui chơi, thể thao giải trí hiện đại để kết hợp với các khu, điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử tạo sức hấp dẫn.
– Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sông nước: Sóc Trăng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Địa bàn tỉnh có chế độ bán nhật triều gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân và đem lại sự thú vị cho du khách. Sóc Trăng có sông Hậu chảy qua các huyện: Kế Sách, Long Phú, Trần Đề và Cù Lao Dung, đổ ra Biển Đông qua Cửa Trần Đề và cửa Định An. Mạng lưới kênh rạch có mật độ dày của sông Hậu, thêm vào là sông Mỹ Thanh tạo điều kiện tốt để phát triển giao thông thủy phục và các tour – tuyến du lịch sông nước. Hiện tại, tỉnh đã xây dựng bến tàu cao tốc Trần Đề – Côn Đảo, tạo tour – tuyến du lịch với tần suất 3 lần/ngày, thu hút một lượng lớn du khách vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL. Ngoài ra, Sóc Trăng có thể phát triển hệ thống bến tàu du lịch nội tỉnh và liên tỉnh theo hướng kết nối tuyến du lịch đường sông từ Trần Đề – Cần Thơ – Long Xuyên – Châu Đốc. Nếu cảng biển Trần Đề được xây dựng thì có thể phát triển định hướng thành cảng quốc tế kết nối với tuyến du lịch Trần Đề – Phú Quốc – Vũng Tàu – TP.HCM – Đà Nẵng và kết nối với Campuchia – Thái Lan,….
– Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp: Tỉnh Sóc Trăng có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo. Điều kiện đó tạo thuận lợi cho sinh hoạt của cư dân và SXNN. Đồng thời, Tỉnh có quỹ đất nông nghiệp lớn, có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc trồng lúa nước, các cây ngắn ngày, đặc biệt là các loại đặc sản như lúa chất lượng cao (ST24, ST 25), tỏi, hành tím và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Những bãi triều rộng lớn, nhiều sông rạch, tạo cho Sóc Trăng thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, cho phép phát triển loại hình du lịch trải nghiệm.
– Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn: Tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc địa bàn 2 huyện Kế Sách và Cù Lao Dung. Huyện Kế Sách có nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây ăn trái, nổi tiếng là nhãn, bưởi, xoài, dừa dứa,…Đó là tiềm năng phát triển loại du lịch sinh thái miệt vườn. Tiềm năng lớn nhất tập trung tại Cồn Mỹ Phước. Tại Cù Lao Dung, tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn Cù Lao Dung nằm ở xã An Thạnh Nhất và An Thạnh Nam (phía Bắc cù lao). Cây trái nơi đây có rất nhiều chủng loại với hương vị đặc trưng, ngon ngọt như: xoài, nhãn, bưởi, cam, quýt, mãng cầu, sapô, măng cụt, dâu, mận, ổi, ….
– Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng:
Sóc Trăng hiện có 10.631 ha rừng, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển, với các loại cây chính là: bần, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng ngập mặn tập trung ở Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung, đóng vai trò quan trọng trong chống xói mòn, mặn hoá, cát hoá đất ven biển, bảo vệ cân bằng sinh thái các vùng cửa sông đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, rừng tràm với diện tích hàng ngàn ha trên hệ sinh thái phèn ở Thị xã Ngã Năm và Mỹ Tú cũng có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái. Các tài nguyên này hiện mới chỉ ở dạng tiềm năng, cần được khai thác hiệu quả trong thời gian tới.
– Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển:
Sóc Trăng có 72 km đường bờ biển với 3 cửa sông lớn, nên rất thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp như: khai thác hải sản, lâm nghiệp, công nghiệp hướng biển, dịch vụ biển (cảng cá, cảng biển, xuất nhập khẩu, vận tải biển) và du lịch biển. Vùng biển Sóc Trăng tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, diện tích bãi triều rộng lớn có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản với qui mô diện tích 70- 80 ngàn ha, hỗ trợ tốt cho phát triển du lịch. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái biển của Sóc Trăng tập trung tại Cù Lao Dung, Trần Đề và Thị xã Vĩnh Châu. Nơi đây có các khu rừng ngập mặn ven biển, với các loại cây chính là: bần, giá, vẹt, đước, dừa nước và nhiều loại thủy sản. Các địa điểm tiềm năng lớn là: Bãi biển Hồ Bể (thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Bãi biển Mỏ Ó (thuộc xã Trung bình, huyện Trần Đề), Khu sinh thái biển Cù Lao Dung.
– Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa: Tiềm năng du lịch văn hóa Sóc Trăng khá lớn, tập trung chủ đạo tại thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và huyện Châu Thành.
Trong thời kỳ 2011-2020, tỉnh đã quy hoạch, đầu tư và thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch của tỉnh với các sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch cảnh quan sông nước như Khu du lịch văn hóa lễ hội thành phố Sóc Trăng và TX. Vĩnh Châu, Khu du lịch sinh thái Cù lao Dung, Khu du lịch sông nước TX. Ngã Năm. Thị trường chính của tỉnh Sóc Trăng là khách du lịch từ thành phố HCM, Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang. Khách du lịch đến chủ yếu là để giao lưu buôn bán tại Chợ Nổi, tham gia lễ hội, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, đến với mục đích tâm linh, kết hợp khi đi công vụ và hội nghị.
Các giá trị tìm kiếm chủ yếu của du khách là nghỉ dưỡng, tham quan miệt vườn, trải nghiệm sông nước, cảm thụ văn hóa, ngắm cảnh quan thiên nhiên. Thời điểm du lịch phổ biến là: kỳ nghỉ hè của ngành giáo dục – đào tạo (tháng 6 – tháng 8), các dịp lễ (30/4, 1/5, 2/9, tết dương lịch), dịp cuối tuần, đặc biệt là dịp Lễ hội Ooc Om Boc – Đua ghe Ngo (tháng 10 hàng năm). Thời gian lưu trú trung bình 1 ngày.
Tỷ lệ khách quốc tế thấp do chất lượng các dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm du lịch của Sóc Trăng chưa cao. Thị trường chính là khách du lịch Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Mỹ, Úc…. Mục đích du lịch chủ yếu của khách quốc tế là ngắm cảnh quan sông nước, miệt vườn, tìm hiểu lịch sử và văn hóa địa phương. Thời gian lưu trú trung bình 1,2 ngày.
Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Phát triển du lịch dựa trên các thế mạnh về du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái miệt vườn và sinh thái biển. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và bản sắc văn hóa dân tộc Kinh – Khmer – Hoa; nâng cao chất lượng các tuyến du lịch, đẩy mạnh liên kết hoạt động du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch chủ lực và sản phẩm du lịch bổ sung, kết nối trong tỉnh với các địa phương trong vùng.
Phát triển du lịch bền vững, toàn diện, vừa phát triển sản phẩm du lịch và vừa bảo tồn, tôn tạo các khu du lịch. Trong giai đoạn 2021-2030, ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng phát triển theo hướng: Phát triển 9 sản phẩm du lịch chủ lực, 6 sản phẩm bổ sung và 3 điểm dừng chân gồm:
Mười sản phẩm chủ lực:
– Du lịch văn hóa tâm linh thành phố Sóc Trăng.
– Du lịch văn hóa lễ hội – ẩm thực thành phố Sóc Trăng.
– Du lịch văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên huyện Châu Thành.
– Du lịch sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước huyện Kế Sách.
– Du lịch sinh thái biển Cù Lao Dung.
– Du lịch sinh thái biển Hồ Bể Vĩnh Châu.
– Điểm du lịch Tân Huê Viên Châu Thành.
– Du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp văn hóa về nguồn tại Khu Căn cứ Tỉnh ủy huyện Mỹ Tú.
– Du lịch văn hóa thương hồ chợ nổi Ngã Năm.
– Du lịch sinh thái biển Mỏ Ó, huyện Trần Đề
06 sản phẩm du lịch bổ sung:
– Du lịch cộng đồng cồn Phong Nẫm huyện Kế Sách.
– Du lịch văn hóa cộng đồng tại xã Phú Tân và xã Phú Tâm huyện Châu Thành.
– Du lịch sinh thái, tâm linh vườn cò Sáu Xom huyện Mỹ Xuyên.
– Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại xã An Thạnh I và An Thạnh Tây huyện Cù Lao Dung.
– Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn Mỹ Xuyên – Trần Đề.
– Du lịch điện gió Vĩnh Châu – Trần Đề – Cù Lao Dung.
04 điểm dừng chân trên địa bàn các huyện: Thạnh Trị, Kế Sách, Trần Đề, Mỹ Tú.
Về không gian du lịch: Phát triển du lịch của tỉnh theo 04 cụm du lịch, gồm: i) Cụm du lịch đô thị thành phố Sóc Trăng, trong đó tập trung phát triển 03 sản phẩm du lịch: Du lịch văn hóa lễ hội; Du lịch văn hóa lễ hội – ẩm thực – mua sắm; du lịch kết hợp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng. ii) Cụm Châu Thành – Mỹ Tú – Ngã Năm – Thạnh Trị: du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; iii) Cụm Du lịch Mỹ Xuyên – Trần Đề – Vĩnh Châu: du lịch sinh thái và du lịch văn hóa lễ hội; iv) Cụm Du lịch Cù Lao Dung – Kế Sách Long Phú: du lịch sinh thái miệt vườn và sinh thái biển.
Xem thêm:
Thông tin quy hoạch vùng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Thông tin tổng quan tỉnh Sóc Trăng
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP