Nằm dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, Quảng Nam sở hữu tiềm năng du lịch vô cùng to lớn với những di sản văn hóa thế giới, những bãi biển hoang sơ và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, vạch ra chiến lược phát triển du lịch bài bản, đồng bộ và hiệu quả, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.
Quảng Nam là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 759 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 971 km về phía Nam. Nằm ở vị trí:
Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng.
Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Do vậy, cảnh quan và nhiệt độ có sự phân bố theo từng vùng của tỉnh.
Ngoài ra, hệ thống sông ngòi Quảng Nam với tổng chiều dài hơn 900 km, nối liền miền xuôi và miền ngược, thuận lợi cho giao lưu kinh tế bằng đường thủy giữa các địa phương, giữa Hội An, Vĩnh Điện, Tam Kỳ và Đà Nẵng, tạo nên lợi thế trao đổi buôn bán trong tỉnh thông qua đường thủy từ nhiều thế kỷ trước.
Theo số liệu thống kê của Viện Địa chất khoáng sản, ở Quảng Nam chưa được điều tra đầy đủ về tiềm năng khoáng sản. Tuy nhiên theo đánh giá chung nguồn tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam là một tiềm năng đang được khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh với nhiều loại đa dạng và phong phú. Trong đó đáng kể là than đá ở Nông Sơn có trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp ở khu vực Bắc và Đông Bắc tỉnh,…
Tổng quan về dân số tỉnh Quảng Nam là 1,505 nghìn người (tính đến cuối năm 2020), trong đó khu vực thành thị có trên 394 nghìn người chiếm khoảng 26.2%. Dân tộc thiểu số có 140.6 nghìn người chiếm khoảng 9.4% tổng dân số toàn tỉnh, gồm dân tộc Cơ tu, Xơ Đăng, Gié Triêng, Cor…
Quy mô dân số Quảng Nam thuộc diện lớn so với cả nước, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố, thứ 3 trong khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung (sau Thanh Hoá, Nghệ An). Có thể thấy, Quảng Nam có quy mô dân số lớn và mật độ dân số thấp. Tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên với tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo chỉ xếp thứ 5 trong bảng so sánh.
Có thể thấy dân cư phân bố không đều giữa các thành phố thị xã và các huyện. Trong đó thị xã Điện Bàn có quy mô dân số lớn nhất dân số toàn tỉnh tuy nhiên mật độ dân số lớn nhất của tỉnh là Thành phố Hội An. Cơ cấu dân số tại tỉnh Quảng Nam cũng có sự chênh lệch giàu nghèo khá lớn giữa từng địa phương của tỉnh.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của Quảng Nam xếp thứ 19 trên cả nước. Quảng Nam dù tụt thứ hạng nhưng điểm số đánh giá lại tăng 0.52 điểm (năm 2020 đạt 65.72 điểm). Có 6 chỉ số thành phần tăng điểm (tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự).
Số liệu từ UBND tỉnh Quảng Nam cho thấy, đến cuối năm 2021, cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp của tỉnh chiếm 14.1%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34.7%, trong đó công nghiệp chiếm 28.4%; khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 32.8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 18.4%.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quảng Nam ở mức khá cao 67.6 triệu đồng/năm xếp thứ 3/8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong đó, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính cả năm đạt hơn 69.6 nghìn tỷ đồng, tăng trên 5% so với năm trước (6 tháng đầu năm 2021: +11.4%; 6 tháng cuối năm: -0.8%). Xếp vị trí thứ 31/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng.
Quy mô nền kinh tế hơn 102,654 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 18/63 tỉnh, thành phố về quy mô GRDP. Ngoài ra, Quảng Nam xếp vị trí thứ 2 tại khu vực Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung về tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế. Có thể thấy, trong đà phục hồi sản xuất kể trên, mặc dù trước đó từ năm 2020 nền kinh tế có sự chững lại do dịch bệnh, thế nhưng từ những tháng đầu năm 2021, nền sản xuất đã có dấu hiệu khởi sắc và dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.
Thu hút đầu tư FDI lũy kế đến năm 2020 của tỉnh Quảng Nam có 221 dự án với 6,058.36 triệu USD, xếp thứ 2/8 về tổng số vốn đầu tư FDI trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Để thấy được sức hút to lớn của tỉnh đối với các nhà đầu tư không chỉ nội địa mà còn cả quốc tế.
Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, bao gồm 23 tuyến đường tỉnh.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Quảng Nam
Tuyến đường ven biển Võ Chí Công ( Đường 129)
Dự án hoàn thiện đường ven biển Võ Chí Công ( Đường 129) đoạn thành phố Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam với tổng mức đầu tư 2,056.76 tỷ đồng.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Quảng Nam
QUY HOẠCH|HẠ TẦNG GIAO THÔNG|ĐƯỜNG THUỶ
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG THUỶ| TRỌNG ĐIỂM
Quy hoạch phát triển cảng biển Chu Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Quảng Nam
Đường sắt qua tỉnh Quảng Nam thuộc tuyến đường sắt Thống Nhất, là tuyến đường sắt quan trọng trong việc phát triển kinh tế giữa 2 miền Nam Bắc. Tuyến có khổ đường 1,000 mm, chạy qua tỉnh Quảng Nam 85km. Độ dốc tuyến thuộc tỉnh Quảng Nam là 40/00, 50/00, 60/00. Tuyến có nhiều đoạn nền thấp, mái ta luy bị sạt lở, thoát nước kém.
QUY HOẠCH| HẠ TẦNG GIAO THÔNG| ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Cảng hàng không Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam với 2,006 ha, nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Quảng Nam
Du lịch
Tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức 62 sự kiện trong năm du lịch quốc gia 2022, kỳ vọng đón 4.2 triệu lượt khách, doanh thu 6,000 tỷ đồng. TP Hội An đang ghi nhận lượng khách tăng mạnh sau hai năm ảnh hưởng dịch Covid-19. Mỗi ngày Tết, thành phố di sản đón khoảng 10,000 lượt khách và đến cuối tháng hai, ngày cuối tuần có vài nghìn người tham quan, xua tan cảnh vắng vẻ suốt cả năm qua.
Quảng Nam nổi tiếng với rất nhiều những di tích văn hóa-lịch sử nổi tiếng như Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Chùa Cầu,…
Du lịch biển Quảng Nam là lựa chọn của nhiều du khách mỗi khi cần thư giãn, xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Quảng Nam đã trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với các lễ hội khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu như Lễ Cầu Bông, Lễ vía Bà Thu Bồn, Lễ vía Bà Thiên Hậu, Lễ cũng tổ Minh Hải, Lễ tế cá Ông, Giỗ tổ nghề Yến, Lễ hội làng gốm Thanh Hà, Lễ hội đêm rằm phố cổ Hội An, Lễ hội trung thu Hội An, Lễ Vu Lan, Lễ rước Long Chu, Lễ hội tế Nguyên Tiêu Hội An, Lễ giỗ tổ làng Mộc Kim Bồng… đây cũng là dịp để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Nam
Có thể nói, ẩm thực Quảng Nam là một trong những nét văn hóa đa dạng nhất tại Việt Nam hiện nay. Ẩm thực truyền thống của xứ Quảng là sự giao thoa giữa văn hóa Chăm – Việt, phương Đông – phương Tây. Các món ăn đặc sản Quảng Nam sẽ được tóm gọn với cụm từ “đầy đặn và đậm vị”, khi ăn là phải ăn cho no, nêm nếm gia vị phải thật đậm mới thỏa mãn khẩu vị. Điều đó cũng gần giống như tính cách của mỗi người dân xứ Quảng vậy rất bộc trực, mạnh mẽ và thẳng thắn.
Quảng Nam có nhiều lợi thế về văn hóa cộng đồng, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm đời sống văn hóa, sinh hoạt của người dân từ vùng đồng bằng, ven biển đến vùng sâu trong đất liền, nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số anh em. Du lịch làng nghề Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển với những làng nghề hấp dẫn
Đại dịch COVID-19 kéo dài đã khiến tiến trình phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Nghị quyết 13 ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy (khóa XXII) về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 gặp nhiều thách thức.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, nhất là trong giai đoạn 2020 – 2022. Rủi ro phi truyền thống này đã khiến lượng khách du lịch bị sụt giảm nặng nề trong thời gian dài.
Theo UBND tỉnh, dự kiến đến năm 2025, tổng lượt khách đến Quảng Nam sẽ đạt khoảng 8 triệu lượt, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết 13 đề ra (12 triệu lượt khách); trong đó, khách quốc tế khoảng 4,2 triệu lượt khách (tỷ lệ 52,5%), cơ bản đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (chiếm 50%).
Dự kiến đến năm 2030, tổng lượt khách đạt khoảng 12 triệu lượt khách, không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (18 triệu lượt khách); trong đó khách quốc tế khoảng 6,6 triệu lượt khách, tỷ lệ 55%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (chiếm 50%).
Một chỉ tiêu quan trọng khác của Nghị quyết 13 đề ra khả năng rất cao cũng không đạt là thu nhập xã hội từ du lịch. Năm 2023 chỉ số này đạt 18.683 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt 20.000 tỷ đồng, không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (26.000 tỷ đồng). Đến năm 2030 dự kiến đạt 30.000 tỷ đồng và cũng không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (45.000 tỷ đồng).
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lao động trực tiếp trong ngành du lịch năm 2023 khoảng 11.000 người, sụt giảm so với thời điểm 2019. Dự kiến đến năm 2025 đạt 15.000 người, không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 23.000 người.
Đến năm 2030 là 20.000 người, chỉ đạt một nửa chỉ tiêu nghị quyết đề ra là 40.000 người. Kinh tế du lịch lao đao trong thời gian dài kéo theo nguồn lực đầu tư ở lĩnh vực này, trong đó có lưu trú du lịch cũng trầm lắng trong giai đoạn ngắn hạn.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, du lịch Quảng Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu trong giai đoạn 2021-2023:
Dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2021 – 2023, Quảng Nam đã quan tâm xúc tiến đầu tư và thu hút được 116 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 15.900 tỷ đồng; 13 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký hơn 84 triệu USD.
Một số dự án trong lĩnh vực du lịch tiêu biểu như Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An (vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng); Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Nam Hội An (vốn đầu tư 4 tỷ USD), Four Seasons Resort The Nam Hai (vốn đầu tư 35 triệu USD)…
Giai đoạn 2021 – 2023, cơ quan quản lý công nhận thêm 1 khu du lịch và 6 điểm du lịch, nâng tổng số các khu, điểm du lịch được công nhận trên địa bàn tỉnh lên 1 khu du lịch và 20 điểm du lịch.
Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở VH-TT&DL cho rằng, dù gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung nhưng 3 năm qua du lịch Quảng Nam đã đạt nhiều thành tựu về công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá, xúc tiến du lịch; đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho phát triển du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, thời gian tới Quảng Nam sẽ tiếp tục tập trung đầu tư phát triển du lịch theo định hướng kết hợp phía bắc, phía nam, phía tây của tỉnh, liên kết phát triển du lịch với TP.Đà Nẵng, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận.
Qua đó nhằm hình thành các tuyến/tour vòng tròn du lịch trong tỉnh và tỉnh Quảng Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng liên kết. Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030; xây dựng và thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch đêm”. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch xanh tỉnh Quảng Nam đến năm 2025.
Ông Hồ Quang Bửu cho biết thêm, Quảng Nam cũng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31 ngày 31/7/2023 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TP.Hội An theo định hướng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch đến năm 2030.
Lập quy hoạch xây dựng cảnh quan ven sông Cổ Cò và quy hoạch xây dựng dọc sông Trường Giang. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch giai đoạn 2024 – 2025 (đặc biệt ưu tiên thu hút các đơn vị có thương hiệu du lịch lớn trong nước và trên thế giới)…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP