Hòa Bình là một tỉnh thành thuộc miền Bắc, mang nhiều tiềm năng du lịch. Hằng năm Hòa Bình thu hút rất nhiều du khách từ trong nước lẫn nước ngoài. Ngành du lịch của Hòa Bình mang nhiều cơ hội và tiềm năng trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Để có thể phát huy hết được tiềm năng phát triển của ngành du lịch, ban lãnh đạo tỉnh đã đề ra một số các quy hoạch cho du lịch tỉnh. Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt quy hoạch du lịch du lịch tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng (cách thủ đô Hà Nội khoảng 75km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 90 km và cách cảng biển Hải Phòng khoảng 170 km), phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, Hòa Bình tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; đặc biệt có tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình và đường QL 6 chạy qua địa bàn tỉnh, khiến cho việc kết nối giữa Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực khá thuận lợi.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Dân số trung bình tỉnh Hoà Bình năm 2010 là 792.800 người tăng lên 824.325 người năm 2015, đến năm 2020 là 861.216 người (quy mô dân số lớn thứ 2 trong vùng Tây Bắc, sau tỉnh Sơn La), chiếm 6,76% dân số vùng TDMNBB và 0,88% dân số của cả nước. Trung bình cả giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng dân số của tỉnh không cao, trung bình chỉ tăng 0,83%/ năm, là mức tăng thấp nhất so với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước.
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên cao, năm 2010 là 597.478 người chiếm 75,4% dân số, năm 2015 là 554.975 người (67,0%) và đạt 531.015 (chiếm 61,7%) năm 2020. Lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, số lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm 12,41% (năm 2015) và 19,97% (năm 2020).
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Năm 2020, quy mô GRDP tỉnh Hòa Bình theo giá hiện hành là 51.962 tỷ đồng, theo giá so sánh là 29.351 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá so sánh 2010) của cả thời kỳ 2011 – 2020 đạt bình quân 5,9%/năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,3%/năm (riêng giai đoạn 2016-2019 đạt 6,9%/năm). Về tăng trưởng thời kỳ 2011 – 2020, CN – XD là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 6,9%/năm; dịch vụ tăng 5,9%/năm; NLTS tăng3,9%/năm.
Tăng trưởng GRDP theo ngành của tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011 – 2020. Nguồn: Senvangdata.com
Năm 2020, quy mô GRDP (giá hiện hành) tỉnh Hòa Bình xếp thứ 6 trong số 14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB, chiếm 7,7% GRDP toàn vùng. So với năm 2015, thứ hạng về quy mô GRDP của tỉnh trong vùng đã giảm từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 6, sau các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Hòa Bình (6,3%/năm) xếp thứ 6 trong vùng và còn thấp hơn so với mức trung bình của vùng (8,5%/năm). Về tăng trưởng theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, bình quân 17,5%/năm. Các khu vực khác có mức tăng trưởng thấp hơn tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh.
Tổng sản phẩm ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 có quy mô ổn định so với GRDP ngành dịch vụ. Năm 2011, tổng sản phẩm (theo giá hiện hành) ngành du lịch Hòa Bình đạt 274 tỷ đồng (chiếm 5,21% GRDP dịch vụ) và đạt mức 911 tỷ đồng vào năm 2020 (tương ứng chiếm 5,99% GRDP dịch vụ). Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch tỉnh Hòa Bình trong cả giai đoạn 2011 – 2020 đạt 18,20%/năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 36,08%/năm, còn giai đoạn 2016 – 2020 giảm chỉ còn 2,68%/năm do những tác động tiêu cực từ đại dịch toàn cầu SARS-CoV-2.
Trong giai đoạn 2011 – 2020, doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Hòa Bình không ngừng gia tăng, từ 490 tỷ đồng vào năm 2011 lên 831 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt mức 1.886 tỷ đồng vào năm 2020. Mức tăng trưởng trung bình của giai đoạn này đạt 18,65%/năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 19,5%/năm, còn giai đoạn 2016 – 2020 đạt 17,81%/năm.
Nguồn: Senvangdata.com
Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có sự gia tăng về quy mô, đã có sự đầu tư nhất định nhằm phù hợp với văn hóa địa phương, đồng thời được nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn; song phân bố không đồng đều giữa thành phố Hòa Bình và các huyện, dịch vụ còn đơn giản.
Nắm bắt được xu hướng nghỉ dưỡng và vui chơi của du khách, các cơ sở vui chơi, giải trí và các trung tâm dịch vụ thể dục – thể thao của tỉnh Hòa Bình đã dần bổ sung, nâng cấp thêm một số sản phẩm du lịch như sân golf, dù lượn, chèo thuyền kayak, chèo bè mảng, các màn biểu diễn nghệ thuật chiêng Mường, diễn xướng, các hoạt động trải nghiệm cùng cư dân bản địa… giúp tăng thêm trải nghiệm cho du khách, đa dạng hóa các sản cũng như tạo ra nét đặc sắc riêng có cho du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch nhìn chung vẫn còn thiếu về số lượng và đơn điệu, nghèo nàn về chất lượng nên chưa đáp ứng được kỳ vọng của du khách. Trên địa bàn tỉnh còn thiếu vắng các hoạt động của nền kinh tế ban đêm.
Nguồn: Senvangdata.com
Khắc phục triệt để 04 hạn chế trong phát triển du lịch của thời kỳ quy
hoạch 2011-2020 gồm: (1) Nâng cấp hạ tầng đường bộ đến các khu du lịch lớn; bổ
sung và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải phục vụ du lịch; (2) Phát triển thêm các
cơ sở lưu trú, gia tăng sự lựa chọn cơ sở lưu trú cho du khách; (3) Tăng cường quảng
bá đặc sản địa phương và dịch vụ ăn uống cho du khách tại các điểm du lịch; (4) Bổ
sung các hoạt động giữ chân du khách lâu hơn tại tỉnh; khuyến khích và phát triển
các công ty lữ hành chuyên nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
(1) Phát triển các sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình
(2) Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số
(3) Phát triển du lịch tâm linh
(4) Đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp
(5) Mở rộng xây dựng sân golf để đưa Hòa Bình trở thành “thủ phủ golf” của miền Bắc
Thung lũng nhỏ Ba Khan, một khoảng trời yên bình tại Hòa Bình, là điểm đến lý tưởng để thả hồn vào lòng thiên nhiên. Nằm kề bên hồ Hòa Bình, thung lũng này tràn ngập cảnh sắc hữu tình với núi non trùng điệp và làn nước trong xanh. Ba Khan mở ra không gian bình yên, tách biệt từ ồn ào đô thị, nơi du khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp thuần khiết và trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Khu du lịch Bản Lác là điểm đến hấp dẫn để tìm hiểu văn hóa độc đáo của người Thái. Nơi đây, du khách có thể khám phá cuộc sống truyền thống qua những ngôi nhà sàn đặc trưng, thưởng thức ẩm thực độc đáo, tham gia vào các hoạt động văn hóa như múa hát và nghệ thuật thủ công. Bản Lác mang đến trải nghiệm văn hóa phong phú, chân thực và đầy màu sắc.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Đèo Thung Khe, một trong những cung đường huyền bí nhất tại Hòa Bình, nổi bật với cảnh quan ngoạn mục và khí hậu đặc trưng. Đứng trên đỉnh đèo, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp, cùng với đám mây bồng bềnh như chốn bồng lai. Đèo Thung Khe không chỉ là thách thức với các tay lái mạo hiểm mà còn là điểm ngắm cảnh tuyệt vời, mang lại cảm giác yên bình và hùng tráng.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Cột cờ Mai Châu, biểu tượng tự hào của thung lũngMai Châu, Hòa Bình, cung cấp tầm nhìn bao la hùng vĩ. Từ đỉnh cột cờ, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh làng bản thanh bình, những ruộng bậc thang xanh mướt và dãy núi trập trùng ấn tượng. Đây là điểm dừng chân lý tưởng để cảm nhận sự yên bình, hòa mình vào thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cuộc sống nông thôn Việt Nam.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Động Đá Bạc, một viên ngọc ẩn mình giữa núi đá hùng vĩ của Hòa Bình, là điểm đến hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên kỳ ảo. Hình thành từ hàng triệu năm, động này chứa đựng những khối thạch nhũ ấn tượng và cảnh quan đá vôi độc đáo. Đây là nơi lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá và phiêu lưu, mang đến cái nhìn sâu sắc về quá trình hình thành địa chất và vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên.
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Xem thêm: QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án.
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP