Bắc Kạn – một địa phương với những cảnh đẹp tuyệt diệu được ví như “hòn ngọc” sáng nằm giữa núi rừng Đông Bắc. Nơi đây nhận được sự ưu ái của thiên nhiên với rất nhiều điều kiện tuyệt vời, cả về con người và cảnh vật. Với sự tiềm năng của mình, tỉnh đã thu hút sự đầu tư rất lớn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu thông tin tổng quan của tỉnh Bắc Kạn trước khi lựa chọn đầu tư bất động sản vào khu vực này.
Tổng quan vị trí tỉnh Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng – trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc. Tỉnh Bắc Kạn phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Có lợi thế nằm ở vị trí chiến lược kết nối các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn đã giúp Bắc Kạn một phần rất lớn trong việc mở rộng giao thương, đi lại với các tỉnh khác trong vùng.
Hình ảnh thành phố Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở vị trí này, thời tiết Bắc Kạn có sự phân hóa theo mùa rõ rệt. Ngoài ra đất đai tương đối màu mỡ giúp cho Bắc Kạn là địa phương thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và phục hồi rừng.
Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc, tài nguyên rừng của tỉnh cũng khá đa dạng và phong phú. Đây là lợi thế vô cùng mạnh mẽ để phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, cũng như phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, tạo ra các sản phẩm tập trung phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Tổng quan tỉnh Bắc Kạn có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.
Bảng thể hiện diện tích, tổng dân số, mật độ dân số, số dân thành thị, tỷ lệ tăng dân số, tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, lực lượng lao động trên 15 tuổi so với tổng địa phương (Niên giám thống kê 2020)
Dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2020 là 316.5 nghìn người – thuộc loại thấp so với các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ (đứng thứ 6/9 tỉnh). Mật độ dân số của Bắc Kạn cũng thuộc loại thấp nhất trong khu vực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đứng 7/9 tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc sinh sống gồm: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay; trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
Lực lượng lao động trên 15 tuổi của tỉnh đang chiếm ưu thế lớn trên tổng số dân cho thấy tiềm năng lao động của tỉnh vẫn đang ở mức rất khả quan.
Bảng thể hiện diện tích, dân số, mật độ dân số tại các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Kạn (Niên giám thống kê 2020)
Về cơ bản tổng quan nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn phát triển cơ bản ổn định, đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2020 và cao hơn dự kiến bình quân của cả nước.
Biểu đồ thể hiện GRDP tỉnh Bắc Kạn (2017-2021) (Nguồn:Sen Vàng tổng hợp)
Từ số liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng GRDP của Bắc Kạn vẫn giữ ở mức ổn định, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể: Tổng giá trị gia tăng GRDP năm 2021 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 7,768 tỷ đồng, tăng 4.01% so với năm 2020; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành ước 13,531 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 41.8 triệu đồng.
Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế Bắc Kạn(2021) và biểu đồ thể hiện định hướng cơ cấu kinh tế Bắc Kạn(2030) ( Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu kinh tế năm 2021 so với năm 2030 có sự thay đổi rõ rệt, đó là việc phát triển đồng đều tất cả các ngành nghề. Trong đó, tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông, lâm sản và dược liệu. Xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để phát triển du lịch và dịch vụ. Cho thấy tỉnh đã biết chú trọng vào khai thác tiềm năng vốn có, giúp cho tỉnh ngày càng phát triển về mọi mặt.
Nhờ kết cấu hạ tầng giao thông được cải thiện, từ đầu năm 2021 đến nay, thu hút đầu tư vào Bắc Kạn đang tăng nhanh. Tỉnh dần trở thành điểm sáng trong thị trường nói chung và trong thị trường bất động sản nói riêng.
Một số doanh nghiệp đầu tư tại Bắc Kạn (Nguồn:Sen vàng tổng hợp)
Những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn Bắc Kạn làm nơi đầu tư như: FLC Group, APEC, Vingroup, OFT,…
Bảng thể hiện số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện của tỉnh Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đến hết năm 2020, có 103/108 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã (đạt 95.3%). Hiện nay, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 8/8 trung tâm y tế huyện, thành phố thực hiện được trung bình 75% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn (Nguồn:Sen Vàng tổng hợp)
Về cơ bản chất lượng y tế nói chung đảm bảo về số lượng và chất lượng để phục vụ người dân. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh chưa có bệnh viện tuyến trung ương.
Biểu đồ thể hiện số số trường học tại tỉnh Bắc Kạn(2019)(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Chất lượng giáo dục trong địa bàn Tỉnh Bắc Kạn hiện đang ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của tỉnh hiện nay trong việc phát triển giáo dục là cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học vẫn còn rất thiếu và chưa đồng bộ. Tuy đã được nâng lên qua từng năm nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước…
Hình ảnh một vài trường học tại Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Bảng thể hiện tên các ngành nghề lâu đời tại Bắc Kạn(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có nghề truyền thống và làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định. Tuy nhiên vẫn có 03 nghề và 32 điểm có tiềm năng phát triển thành nghề truyền thống,làng nghề.
Một số đặc trưng trong văn hoá của Bắc Kạn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên địa bàn tỉnh có 291 di sản văn hóa phi vật thể, 16 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 152 di tích lịch sử đã được kiểm kê, trong đó có nhiều di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh,.. Đặc biệt, di sản Then đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra còn có 51 lễ hội truyền thống: “Nghi lễ cấp sắc của người Dao”, “Lễ hội Lồng tồng Ba Bể”,… Tỉnh cũng có nhiều đặc sản nổi tiếng: tôm chua ba bể, thịt lợn gác bếp, khâu nhục, xôi Đăm đeng,… Tất cả đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của Bắc Kạn, thu hút rất đông du khách đến thăm quan, thưởng thức.
Biểu đồ thể hiện số lượt khách du lịch tới Bắc Kạn(lượt)(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Giai đoạn 2016 – 2019, Bắc Kạn đón hơn 1.8 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt hơn 980 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 8.4%, đóng góp của du lịch đạt khoảng 1.7% GRDP toàn tỉnh. Tuy bị chững lại 2 năm do tình hình dịch Covid-19 nhưng đến năm nay lượt khách du lịch đã tăng mạnh mẽ, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế toàn tỉnh, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người. Góp phần khai thác tiềm lực về du lịch vốn có của Bắc Kạn.
Hình ảnh một số địa điểm du lịch tại Bắc Kạn(Nguồn:Sen Vàng tổng hợp)
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp, các địa điểm du lịch nổi tiếng có thể kể đến như: Bản Pác Ngòi, hồ sinh thái Bản Chang, động Hua Ma, động Nàng Tiên,…
Trên đây là bài thông tin tổng quan về tỉnh Bắc Kạn do Sen Vàng Group cung cấp. Mong rằng những thông tin ở trên có thể giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát nhất về tiềm năng của tỉnh trước khi đưa ra quyết định đầu tư bất động sản tại khu vực này. Ngoài ra, để đọc thêm các bài viết tổng quan về thị trường các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập website https://senvangdata.com.vn/.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Phạm Đắc Triều
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP