Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trường sống. Cùng với nước và không khí, đất có tầm quan trọng đặc biệt xem xét dưới góc độ môi trường. Đồng thời đây là một tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất. Bài viết dưới đây sẽ đưa thêm thông tin rõ hơn về tài nguyên đất Việt Nam.
Tài nguyên đất của hành tinh chúng ta được hiểu là toàn bộ lớp vỏ trái đất cùng bề mặt phủ bề ngoài của nó, mà ở đó thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người có thể sinh sống được.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian.
Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất gồm: các hạt khoáng (40-45%), các chất mùn hữu cơ (~5%), không khí (20-25%) và nước (25-35%).
Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản của đất:
Đất đồi chè Mộc Châu, Sơn La – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33,105 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ.
Bình quân đất tự nhiên theo đầu người rất thấp: 0.38 ha/người, đứng thứ 203 trong 218 nước trên thế giới (Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0.11 ha/người.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Do điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm của tài nguyên đất Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất. Các loại hình thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng:
Hà Giang – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Có thể khái quát một số thực trạng đất ở nước ta như sau:
– Việt Nam có vốn đất ít, với chỉ số bình quân đất đai tính theo đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/10 chỉ số đất bình quân đầu người của thế giới, thậm chí có xu hướng ngày càng giảm.
– Đất đai chưa được khai thác đầy đủ. So với tiềm năng, đất nông nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 70%, đất lâm nghiệp 50%. Trong khi đó, tốc độ khai hoang chậm, diện tích đưa vào sử dụng thấp hơn diện tích đất hoang hoá ở lại và chuyển sang mục đích phỉ nông, lâm nghiệp. Hiệu quả sử dụng đất thấp, tình trạng ô nhiễm và thoái hoá đất là nghiêm trọng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
– Sự phân bố đất đai và dân cư chưa được điều tiết hợp lí, dân cư tập trung rất đông ở các khu đô thị lớn, trong khi đó, người dân từ các vùng nông thôn vẫn tiếp tục đổ về thành phố.
– Ngoài ra, cùng với sự phát triển của việc tăng dân số tự nhiên và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nhu cầu về đất cho các mục đích chuyên dùng ngày càng tăng như giao thông, xây dựng nhà ở, thành thị…
Như vậy, đất đang phải chịu nhiều các tác động tiêu cực khác nhau. Với thực trạng đó, chúng ta cần phải tiến hành rất nhiều các giải pháp hữu hiệu để duy trì, tôn tạo và phát triển tài nguyên đất xét dưới góc độ môi trường. Đất có khả năng tự lập lại cân bằng hay tự điều chỉnh trước các tác động ngoại cảnh. Tuy nhiên, sự tự điều chỉnh này cũng chỉ có giới hạn nhất định. Nếu tác động ngoại cảnh vượt quá giới hạn đó, hệ sinh thái đất sẽ mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phì và giảm tính năng sản xuất. Trong khi đó, có rất nhiều các tác nhân xấu đã và đang trực tiếp gây hại tới nguồn tài nguyên này.
Nguồn: Sen Vàng Group – BTV Phương Anh
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP