• product_cart
    0

So sánh thị trường Bất động sản Hải Phòng – Đà Nẵng – Bà Rịa – Vũng Tàu – Bình Dương

  • 28 Tháng 3, 2025
  •  

    Dựa trên chương trình nghiên cứu “20 tỉnh thành tiềm năng phát triển bất động sản 2024-2025”, Sen Vàng Group lựa chọn so sánh thị trường bất động sản của bốn địa phương này nhằm đánh giá sự khác biệt và tiềm năng phát triển của từng khu vực. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là tổng hợp, thu thập và phân tích dữ liệu, tập trung vào năm yếu tố chính để đưa ra những nhận định khách quan, giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về xu hướng thị trường.

    Trong bối cảnh đô thị hóa trở thành từ khóa trọng tâm của thập kỷ tới, thị trường bất động sản tại các đô thị động lực như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương đang thu hút sự quan tâm lớn. Đây là bốn địa phương đại diện cho ba vùng kinh tế Bắc – Trung – Nam, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của thị trường bất động sản Việt Nam. 

    I. So sánh tiềm năng phát triển Kinh tế – Xã hội – Quy hoạch

    1. Điều kiện tự nhiên – xã hội

    • Hải Phòng có bờ biển dài nhất (125km), là trung tâm kinh tế biển quan trọng nhờ lợi thế cảng biển lớn.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu có 72 km bờ biển, phát triển mạnh về du lịch biển và logistics.
    • Đà Nẵng sở hữu 37 km bờ biển, là thành phố du lịch, dịch vụ và trung tâm kinh tế miền Trung.
    • Hà Nội. Bình Dương không có bờ biển, tập trung vào công nghiệp và logistics nội địa.
    • TP. Hồ Chí Minh có bờ biển ngắn (17km), nhưng vẫn quan trọng nhờ cảng biển.

    • TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có dân số lớn nhất, đóng vai trò trung tâm kinh tế – đô thị hóa mạnh.
    • Bình Dương có tỷ lệ nhập cư cao nhất (28,10%), phản ánh sức hút lao động mạnh.
    • Hải Phòng có dân số thấp nhưng vẫn duy trì lực lượng lao động đáng kể và đô thị hóa ổn định.
    • Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu có dân số thấp nhưng chất lượng lao động cao, phù hợp phát triển dịch vụ và du lịch.
    • Hà Nội dẫn đầu về chất lượng lao động qua đào tạo (50,80%), giúp thu hút nhân lực chất lượng cao.

    Tóm lại, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế về cảng biển và du lịch, trong khi Bình Dương phát triển mạnh về công nghiệp và logistics nội địa.

    2.  Điều kiện kinh tế

    • GRDP & tăng trưởng:
      • Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng GRDP ấn tượng (11,01%), khẳng định vai trò trung tâm công nghiệp và logistics.
      • Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GRDP (11,72%), nhờ lợi thế cảng biển và công nghiệp dầu khí.
        Bình Dương có GRDP đạt 520.205 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định (7,48%).
      • Đà Nẵng có GRDP thấp hơn nhưng vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định (7,51%), phù hợp với định hướng du lịch và dịch vụ.

    • Thu nhập bình quân & xuất nhập khẩu:
      • Bà Rịa – Vũng Tàu có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (10,52 triệu đồng/tháng), nhờ lợi thế công nghiệp dầu khí.
      • Bình Dương có thu nhập bình quân cao (8,29 triệu đồng/tháng), phản ánh sức hút lao động mạnh mẽ.
      • Hải Phòng dẫn đầu kim ngạch xuất nhập khẩu (49,497 tỷ USD), nhấn mạnh vai trò trung tâm logistics.
    • Môi trường kinh doanh & đầu tư
      • Hải Phòng có chỉ số PCI cao nhất (70,34 điểm) trong nhóm, thể hiện chất lượng điều hành kinh tế tốt.
      • Bình Dương có mức FDI tích lũy cao (42,483 triệu USD), nhờ thu hút mạnh đầu tư công nghiệp.
      • Đà Nẵng có doanh thu du lịch ấn tượng (4.170,54 tỷ đồng), chứng minh vai trò trung tâm du lịch miền Trung

    • Thu ngân sách và cơ cấu nguồn thu
      • Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu và dầu khí, với thu ngân sách chủ yếu từ hai nguồn này.
      • Bình Dương và Đà Nẵng có mức thu ngân sách thấp hơn nhưng ổn định, với tỷ trọng thu nội địa cao.
      • Xu hướng 2025: Các tỉnh thành có xu hướng tăng tỷ trọng thu nội địa để giảm phụ thuộc vào dầu khí và xuất nhập khẩu.

    1. Nhận định chung
    • Hải Phòng và Bình Dương có lợi thế về công nghiệp, logistics và thu hút đầu tư FDI mạnh.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu dẫn đầu về tăng trưởng GRDP và thu nhập, nhờ ngành công nghiệp dầu khí.
    • Đà Nẵng tập trung vào du lịch và dịch vụ, có triển vọng ổn định trong dài hạn.

    • Khu kinh tế và khu thương mại tự do (FTZ)
      • Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu các khu thương mại tự do (FTZ), đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh kinh tế.
      • Hà Nội và Bình Dương chưa có khu FTZ, hạn chế về lợi thế thu hút doanh nghiệp logistics và hoạt động xuất nhập khẩu.
      • Bình Dương có khu WTC Gateway, đóng vai trò là trung tâm thương mại và giao thương quốc tế.

    Tác động:

    • Kinh tế – xã hội: Các khu FTZ giúp thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
    • Bất động sản: Gia tăng nhu cầu phát triển bất động sản công nghiệp, logistics và thương mại tại các khu vực có FTZ.

    • Hải Phòng: Có sân bay quốc tế Cát Bi và dự kiến phát triển sân bay quốc tế Tiên Lãng (12 triệu khách/năm).
    • Đà Nẵng: Sở hữu sân bay quốc tế Đà Nẵng, công suất 10 triệu khách/năm, dự kiến tăng lên 25-30 triệu khách/năm vào năm 2050.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu: Không có sân bay quốc tế, khoảng cách đến sân bay Long Thành là 49,5 km. Đề xuất bỏ sân bay Gò Găng để xây cao tốc.
    • Bình Dương: Có sân bay Phú Giáo (quân sự, dự trữ).

    Tác động:

    • Các khu vực có sân bay quốc tế sẽ thu hút mạnh đầu tư, phát triển du lịch và logistic, từ đó tạo động lực cho thị trường bất động sản tăng trưởng.
    • Việc mở rộng và nâng cấp sân bay tại Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương trong ngắn hạn.

    • Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu sở hữu cảng biển loại đặc biệt, là hai cảng quan trọng nhất của Việt Nam, đóng vai trò trung tâm logistics, công nghiệp và xuất nhập khẩu.
    • TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng có cảng biển loại I, hỗ trợ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
    • Bình Dương có cảng loại III, hạn chế về quy mô và tầm ảnh hưởng.
    • Hà Nội không có cảng biển, phụ thuộc vào hệ thống logistics đường bộ, đường sắt và hàng không.

    Tác động:

    • Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế lớn trong thu hút đầu tư bất động sản công nghiệp, logistics và thương mại nhờ hệ thống cảng biển đặc biệt.
    • TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tiếp tục phát triển logistics và giao thương qua cảng loại I.
    • Hà Nội và Bình Dương không có cảng biển, phát triển theo hướng tập trung vào logistics nội địa, đường sắt và giao thông liên vùng.

    • Hải Phòng nằm trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có tổng chiều dài 141km. Đây là tuyến huyết mạch kết nối cảng biển lớn với các trung tâm kinh tế phía Bắc, thúc đẩy xuất nhập khẩu và công nghiệp logistics.
    • Đà Nẵng gắn liền với hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng (70km), kết nối với khu vực Đông – Tây Tiểu vùng sông Mê Kông, mở rộng giao thương với Myanmar, Lào và Thái Lan, góp phần phát triển du lịch và logistics.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc hành lang kinh tế Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, đóng vai trò là cửa ngõ giao thương cảng biển quan trọng phía Nam.
    • Bình Dương không có cảng biển trực tiếp nhưng phát triển mạnh mẽ nhờ hệ thống logistics đường bộ và hàng không, giúp liên kết vùng hiệu quả.

    Tác động:

    • Hạ tầng phát triển giúp tăng giá đất, đặc biệt gần cảng biển, khu công nghiệp.
    • Doanh nghiệp đổ vốn vào khu công nghiệp, đô thị, kéo theo nhu cầu nhà ở, văn phòng.
    • Logistics, kho bãi, khu chế xuất phát triển → mặt bằng kinh doanh, đất công nghiệp hút khách.

    • Hải Phòng: Nằm trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế, kết nối với cảng biển quan trọng.
    • Đà Nẵng: Liên kết với hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng, đóng vai trò chiến lược trong kết nối thương mại và đầu tư giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu: Thuộc hành lang kinh tế Mộc Bài – TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, là đầu mối giao thông quan trọng kết nối với cảng biển và khu công nghiệp lớn.
    • Bình Dương: Dù không có tuyến hành lang kinh tế cụ thể đề cập, nhưng có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    • TP.HCM đón 44 triệu lượt khách, doanh thu 190.000 tỷ đồng, là điểm đến MICE hàng đầu châu Á.
    • Hà Nội thu hút 28 triệu lượt khách, doanh thu 110.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước.
    • Hải Phòng: Cát Bà là điểm du lịch nổi bật, góp phần vào doanh thu ngành.
    • Đà Nẵng: Thành phố du lịch trọng điểm miền Trung, hút khách quốc tế.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu: Côn Đảo lọt top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam, du lịch biển phát triển mạnh.

    Tác động:

    • Giá trị bất động sản ven biển, nghỉ dưỡng tăng.
    • Đẩy mạnh đầu tư khách sạn, resort, shophouse.
    • Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phát triển mạnh.

    3. Định hướng quy hoạch:

    • Định hướng đô thị và phát triển hạ tầng
      • Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đều có chiến lược phát triển mạnh mẽ với mục tiêu nâng cấp đô thị và mở rộng quy mô kinh tế.
      • Hải Phòng và Đà Nẵng hiện là thành phố trực thuộc Trung ương, giữ vai trò động lực kinh tế khu vực.
      • Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong lộ trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với các kế hoạch đáp ứng tiêu chí đô thị loại I.
    • Dự án trọng điểm và chính sách nhà ở xã hội
      • Bình Dương dẫn đầu về số lượng nhà ở xã hội, với kế hoạch xây dựng 86.900 căn. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 69.700 căn.
      • Các địa phương như Hải Phòng, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có các dự án nhà ở xã hội nhưng số lượng thấp hơn (12.500 – 33.500 căn).
      • Các dự án giao thông trọng điểm được tập trung đầu tư, trong đó TP. Hồ Chí Minh (5 dự án) và Hà Nội (6 dự án) có sự đầu tư mạnh mẽ nhất, trong khi các tỉnh khác có từ 1-3 dự án.
    • Xu hướng phát triển đến năm 2030
      • Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đều được quy hoạch để phát triển theo hướng đô thị hiện đại, tập trung vào hạ tầng, công nghiệp và dịch vụ.
      • Trong đó, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đang trên lộ trình đạt tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
      • Quy hoạch chung cho thấy xu hướng phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp đặc thù như dầu khí, xuất nhập khẩu.

    => Tổng quan, quy hoạch chung của các tỉnh này hướng đến việc nâng cấp đô thị, đầu tư mạnh vào hạ tầng và nhà ở, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường bất động sản trong tương lai.

    • Hải Phòng: Thuộc vùng động lực phía Bắc (Tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), tập trung phát triển kinh tế dọc theo hành lang quốc lộ 5 và 18, đóng vai trò kết nối khu vực và quốc tế.
    • Đà Nẵng: Là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung (Thừa Thiên – Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi), định hướng trở thành trung tâm dịch vụ, logistics, du lịch biển và công nghiệp công nghệ cao.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển mạnh về công nghiệp cảng biển, du lịch biển và dầu khí.
    • Bình Dương: Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung phát triển đô thị công nghiệp, logistics và hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM.

    II. So sánh thị trường bất động sản

    Đọc thêm: TOP 20 TỈNH , THÀNH CÓ NHIỀU ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2024-2025

    Danh sách 20 tỉnh thành có nhiều động lực phát triển trong năm 2024-2025 được đưa ra thông qua quá trình sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và các chỉ số, thực tế so sánh các tiêu chí và tổng hợp các tiêu chí, so sánh liên quan đến bất động sản.

    • Bình Dương có số lượng khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) lớn nhất, đặc biệt là trong quy hoạch 2031-2050 với 48 KCN và tổng diện tích hơn 25.000 ha.
    • Hà Nội có số lượng CCN đang hoạt động lớn nhất (158 CCN vào năm 2020) nhưng diện tích quy hoạch KCN thấp hơn Bình Dương.
    • Hải Phòng có sự gia tăng mạnh về quy hoạch KCN giai đoạn 2021-2030 với diện tích lớn (6.102 ha), đứng thứ hai sau Bình Dương về quy mô trong giai đoạn 2031-2050.
    • Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích quy hoạch KCN lớn (7.210 ha giai đoạn 2021-2030) nhưng CCN phát triển chậm hơn so với các tỉnh khác.
    • Đà Nẵng có số lượng KCN và CCN thấp nhất trong nhóm, với quy hoạch mở rộng ở mức khiêm tốn so với các tỉnh công nghiệp trọng điểm khác

    Bình Dương có số lượng các doanh nghiệp lớn lọt TOP VN500 trung bình giai đoạn 2020 – 2024 là 30 doanh nghiệp,  chỉ sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, và cũng là tỉnh có số lượng các CĐT Bất động sản lớn nhiều nhất trong 4 tỉnh so sánh

    Bình Dương có quỹ đất khu công nghiệp lớn nhất, tạo lợi thế thu hút đầu tư. Hà Nội và TP. HCM có nguồn cung bất động sản đa dạng, trong khi Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung phát triển du lịch và công nghiệp.

    • TP. HCM và Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về số lượng dự án căn hộ chung cư, tuy nhiên, cả hai thành phố đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh so với năm 2022, phản ánh xu hướng thận trọng của thị trường và những điều chỉnh trong chính sách phát triển bất động sản.
    • Các tỉnh vệ tinh như Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu duy trì nguồn cung nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với hai đô thị trung tâm, cho thấy thị trường có sự phân hóa và tập trung vào những khu vực có nhu cầu thực sự.
    • Xu hướng phát triển phân khúc chung cư tại các tỉnh như Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thanh Hóa vẫn còn khá khiêm tốn, phản ánh nhu cầu và khả năng hấp thụ chưa cao tại các thị trường này.
    • Tổng thể, thị trường chung cư đang trong giai đoạn điều chỉnh, với việc siết chặt tín dụng, kiểm soát pháp lý và chuyển hướng sang các mô hình phát triển bền vững hơn thay vì mở rộng ồ ạt như giai đoạn trước.

    • Năm 2024 được xem là điểm “giao mùa” của thị trường địa ốc. Rất nhiều kỳ vọng về giá cũng như sức cầu ở các phân khúc được “đặt cược” vào đầu năm 2025.
    • Trong các dự báo mới đây, hầu hết chuyên gia trong ngành đều nhấn mạnh, phân khúc chung cư và đất nền dự báo dẫn đầu về thanh khoản và tiềm năng sinh lời trong năm 2025.
    • Giá chung cư được dự báo tiếp tục tăng trên dưới 10% trong năm 2025

    Thị trường bất động sản đang chứng kiến những chuyển động đầy kỳ vọng và thận trọng. Sau một giai đoạn điều chỉnh, năm 2024 được xem như điểm giao mùa quan trọng, nơi các chuyên gia đang nhìn về những tín hiệu hồi phục.

    Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là hai trung tâm dẫn dắt thị trường, với những biến động mạnh mẽ về số lượng căn hộ và mức giá. Những con số cho thấy sự tăng trưởng không đồng đều: giá chung cư tăng gần gấp đôi so với năm 2021, nhưng số lượng căn mở bán cũng có những bước nhảy đáng chú ý.

    Các chuyên gia nhận định rằng năm 2025 sẽ là năm của sự phục hồi. Thị trường đang chờ đợi một làn sóng thanh khoản mới, với kỳ vọng giá cả sẽ tăng nhẹ và ổn định. Điều này cho thấy sự thận trọng nhưng vẫn đầy lạc quan của giới đầu tư và chuyên gia bất động sản.

    Các thị trường vệ tinh như Hải Phòng vẫn còn khá khiêm tốn, cho thấy sự chênh lệch và tiềm năng phát triển của từng khu vực. Sự phát triển không đồng đều này mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho những nhà đầu tư và người mua nhà trong thời gian tới.

    Giai đoạn 2021-2025, số lượng nhà ở thương mại phân bổ không đồng đều giữa các địa phương. Bình Dương dẫn đầu với 715.877 căn, tiếp theo là Hà Nội (222.783 căn) và TP. Hồ Chí Minh (135.898 căn), phản ánh nhu cầu nhà ở cao và tốc độ đô thị hóa mạnh. Trong khi đó, Hải Phòng (30.066 căn), Đà Nẵng (26.850 căn) và Bà Rịa – Vũng Tàu (hơn 10.000 căn) có số lượng thấp hơn đáng kể. Nhìn chung, Bình Dương, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là ba thị trường phát triển mạnh nhất.

    Thị trường chung cư Hà Nội đang trải qua cơn sốt giá mạnh nhất trong 8 năm, với mức trung bình vượt 70 triệu đồng/m². Tây Hồ Tây là tâm điểm, có dự án chào bán tới 260 triệu đồng/m². Top 12 dự án hàng đầu phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt, từ The Grand Hanoi (750 triệu/m²) đến Sunshine Golden River (128 triệu/m²). Giá tăng không chỉ do cung cầu mà còn phản ánh sự phát triển đô thị và niềm tin nhà đầu tư. Với mức cao kỷ lục 48 triệu đồng/m², thị trường chung cư Hà Nội đang bùng nổ mạnh mẽ.

    Tiềm năng phát triển bất động sản TP. Hà Nội trong tương lai rất lớn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng, tốc độ đô thị hóa và nhu cầu nhà ở ngày càng tăng. Các dự án giao thông trọng điểm như tuyến metro và các tuyến đường kết nối giữa các khu vực trong và ngoài thành phố sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận và phát triển các khu vực ngoại thành, mở ra cơ hội mới cho các dự án nhà ở và thương mại. 

    Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số, đặc biệt là lớp trung lưu và chuyên gia nước ngoài, sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là các khu căn hộ cao cấp và khu đô thị hiện đại. Các khu vực như Tây Hồ Tây, Bắc Từ Liêm, Hà Đông và Thanh Xuân sẽ tiếp tục là những điểm nóng về phát triển bất động sản, với các dự án lớn từ các chủ đầu tư uy tín. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và cải cách môi trường pháp lý sẽ giúp cân bằng thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp thu nhập thấp. Với những yếu tố này, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn trong tương lai.

    Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh trong tương lai có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên, sự phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những đột phá lớn, với các dự án giao thông công cộng như metro, cao tốc và cầu đường, sẽ cải thiện kết nối giữa các khu vực trong và ngoài thành phố. Điều này mở rộng cơ hội cho các khu vực ngoại thành, đặc biệt là Quận 2, Quận 7 và khu vực phía Tây, đồng thời gia tăng giá trị bất động sản tại các khu vực này. 

    Thứ hai, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính và công nghệ của Việt Nam, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở cao cấp, văn phòng và các dự án phát triển đô thị. 

    Thứ ba, sự gia tăng dân số, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và chuyên gia nước ngoài, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nhà ở tại các khu vực trung tâm và các khu đô thị mới. Các khu vực như Quận 2, Quận 7 và Quận 9, đặc biệt là Thủ Đức, sẽ tiếp tục là những điểm nóng về phát triển bất động sản trong những năm tới. Cuối cùng, các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và cải cách môi trường pháp lý sẽ giúp tạo ra các dự án nhà ở giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thu nhập thấp, góp phần cân bằng thị trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Với những yếu tố này, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định, đồng thời có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới.

    Thị trường bất động sản Hải Phòng 2024 ghi nhận nhiều chuyển động tích cực và kỳ vọng. Số lượng tin đăng mua bán tăng mạnh từ tháng 3, đạt đỉnh vào cuối năm, phản ánh sự phục hồi của thị trường. Các phân khúc nhà ở, chung cư, đất nền đều có tín hiệu khả quan, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm. Nhờ kinh tế vĩ mô ổn định và chính sách hỗ trợ, thị trường phát triển bền vững. Hải Phòng đang trong giai đoạn chuyển mình, với bất động sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương.

    Thị trường bất động sản Bình Dương bước vào giai đoạn điều chỉnh với mức độ quan tâm giảm mạnh. Dù GDP tăng 6,82% và FDI tăng 11,6%, hầu hết phân khúc đều suy giảm, đặc biệt tại Tân Uyên (-23%), Dĩ An (-20%) và Thuận An (-15%). Biệt thự, nhà phố giảm 11-14%, trong khi chung cư cho thuê sụt tới 41%. Sự điều chỉnh này phản ánh thị trường bão hòa, thay đổi kỳ vọng đầu tư và áp lực nguồn cung, đòi hỏi chiến lược linh hoạt từ các chuyên gia bất động sản.

    Mặc dù thị trường bất động sản Bình Dương đang điều chỉnh, tiềm năng phát triển trong tương lai vẫn rất lớn nhờ vào vị trí chiến lược và sự kết nối giao thông thuận lợi với TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lớn. Sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị mới sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu nhà ở cho công nhân và chuyên gia. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa, sẽ thúc đẩy nhu cầu nhà ở, đặc biệt là phân khúc giá rẻ và trung cấp. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI sẽ tạo môi trường thuận lợi để thị trường bất động sản Bình Dương phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

    Giai đoạn 2021-2025, thị trường bất động sản Đà Nẵng phát triển với 43 dự án nhà ở thương mại, trong đó chung cư chiếm ưu thế với 51.300 căn, so với 13.078 căn đất nền. Các dự án tập trung chủ yếu tại Liên Chiểu, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn – những khu vực tiềm năng. Quy hoạch cho thấy nguồn cung lan tỏa, với Thanh Khê, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn là điểm nóng, phản ánh chiến lược đô thị hóa và nhu cầu thực tế của thị trường. 

    Tiềm năng phát triển bất động sản Đà Nẵng trong tương lai rất lớn nhờ vào một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên, vị trí chiến lược của thành phố bên bờ biển miền Trung tạo lợi thế về du lịch, thương mại và kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án mở rộng cảng, sân bay và đường cao tốc, sẽ tăng cường kết nối giữa Đà Nẵng và các khu vực khác, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

    Ngoài ra, Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch và nghỉ dưỡng, với các khu resort, khách sạn và biệt thự cao cấp. Điều này mở ra cơ hội lớn cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án bất động sản gắn liền với du lịch, đặc biệt ở các khu vực ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    Với sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng phát triển, nhu cầu nhà ở tăng cao, và sự phát triển du lịch, Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một điểm nóng của thị trường bất động sản trong khu vực miền Trung trong giai đoạn tới.

    Thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển mạnh với 82 dự án, tổng diện tích 1.643 ha, trong đó nhà ở riêng lẻ chiếm 14.555 căn và chung cư 4.997 căn. Thành phố Bà Rịa và Thị xã Phú Mỹ là những điểm nóng, phản ánh nhu cầu nhà ở cao. Phân bổ dự án không đồng đều, với Thị xã Phú Mỹ dẫn đầu (766 dự án) và Huyện Châu Đức (435 dự án), cho thấy sự chênh lệch về sức hút đầu tư. Bà Rịa – Vũng Tàu đang khẳng định vị thế với sự phát triển tại các trung tâm đô thị và khu công nghiệp. 

    Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng phát triển bất động sản lớn nhờ vào vị trí chiến lược gần TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lớn, kết nối thuận lợi với cảng Cái Mép – Thị Vải. Sự đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông và các dự án kết nối sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở tăng cao từ sự phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và du lịch nghỉ dưỡng sẽ là động lực chính. Chính sách hỗ trợ từ chính phủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong tương lai. 

    NHẬN ĐỊNH CHUNG:

    Theo ông Lưu Quang Tiến – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI): Thị trường BĐS Việt Nam đang dần bước qua giai đoạn sơ khai. Các thị trường chủ lực như TP.HCM & Hà Nội đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bài bản, một số khu vực đã đạt đến điểm bão hòa. Theo đó, đây là giai đoạn các thị trường “second-tier” như các địa phương trên sẽ phát triển bứt tốc với lợi thế về vị trí địa lý, được cộng hưởng lợi thế từ các đô thị lõi, CSHT được đầu tư bài bản, đồng bộ từ đầu. Bên cạnh đó, việc các địa phương trên hầu hết đã công bố các Quy hoạch phát triển KT-VH-XH tầm nhìn đến 2030 hoặc 2050 sẽ giúp cho các Chủ đầu tư có cơ sở để định hướng các chiến lược phát triển dự án theo hướng đồng bộ hóa với định hướng của địa phương.

    Mỗi địa phương đều có các điểm mạnh, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, sắp tới việc sáp nhập tỉnh thành sẽ giúp các địa phương trên được tạo nhiều cơ chế để cộng hưởng với các vùng đô thị lõi theo hướng tối ưu hóa, chuyên môn hóa thế mạnh từng địa phương, khắc phục các hạn chế của nhau thay vì phát triển độc lập, cục bộ như trước đây.

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :

    Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van

    Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/

    Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata

    Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup

    Hotline liên hệ: 0948.48.48.59

    Email: info@senvanggroup.com

    ————————————————————————–

    © Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng

    © Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup

    #senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,

    #công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án

    #chủ_đầu_tư_bất_động_sản

    #R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản

    #phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản

    #tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản

    #thị_trường_bất_động_sản_2024

    #MA_dự_án_Bất_động_sản

    Thẻ : bà rịa - vũng tàu, so sánh, hải phòng, tiềm năng xã hội, Công trình xanh, điều kiện tự nhiên, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, sen vàng group, truyền thông bất động sản, senvangdata, bất động sản, phát triển bền vững, thị trường bất động sản, tiềm năng kinh tế, BĐS, Đà Nẵng, quy hoạch, khóa học bất động sản, tiềm năng phát triển bất động sản, bình dương, R and D bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP