Quy hoạch thành phố Thủ Đức tầm nhìn đến năm 2040

  • 20 Tháng năm, 2024
  • Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố trực thuộc, được thành lập từ việc sáp nhập ba quận: Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức. Vị trí địa lý của Thủ Đức rất thuận lợi, giáp ranh với các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, tạo nên một cửa ngõ quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu Quy hoạch thành phố Thủ Đức, tầm nhìn đến năm 2040.

    Vị trí và phạm vi quy hoạch thành phố Thủ Đức (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    MỤC TIÊU

    Phát triển thành phố Thủ Đức theo định hướng đô thị sáng tạo, tương tác cao, trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của Tp.HCM để phát triển kinh tế – xã hội – môi trường, trên cơ sở kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và hợp tác phát triển.

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| TỔNG QUAN KINH TẾ

    Tính đến tháng 7/2022, thành lập, Tp Thủ Đức đã đóng góp 30% GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) cho TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của cả nước. Đáng nói, mức GRDP bình quân đầu người của thành phố Thủ Đức đã đạt 18.997 USD – cao nhất cả nước, con số này thậm chí gấp 3 lần đơn vị xếp thứ 2.

    GDP theo đầu người năm 2020 của thành phố Thủ Đức (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đến năm 2023, giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ thực hiện đạt 73.034,68 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ (64.748,20 tỷ đồng), đạt 101,09% kế hoạch năm 2023. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp là 32.339,80 tỷ đồng, tăng 8,39% so với cùng kỳ, đạt 100,90% kế hoạch. Về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 2.532,015/2.579,003 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 98,2% kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước hơn 11.000 tỷ đồng, đạt 61,16% so với dự toán.

    Tính đến năm 2023, TP Thủ Đức hiện có hơn 140 dự án – tổng vốn đầu tư lên tới hơn 7 tỷ đô la Mỹ với sự góp mặt của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, Jabil, Nidec,.. 

    ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRUNG TÂM

    Hệ thống trung tâm và trung tâm thứ cấp tại Tp. Thủ Đức (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Kiến tạo các trung tâm đô thị chính và thứ cấp nhằm phát triển tương đối đồng đều toàn đô thị Thủ Đức: với một đô thị quy mô 3 triệu dân sau năm 2040, Tp. Thủ Đức sẽ cần phát triển một trung tâm chính và hai trung tâm thứ cấp nhằm cung cấp được đầy đủ hạ tầng dịch vụ, kinh tế, việc làm (các trung tâm đa chức năng có bao gồm nhà ở, trong đó thương mại, dịch vụ là những chức năng chính), đồng thời tạo ra các động lực phát triển trải khắp thành phố. Các trung tâm đề xuất hiện hữu bao gồm: 

    Trung tâm chính ở Thủ Thiêm – Thảo Điền – An Phú (trung tâm của TP. Hồ chí minh, đồng thời là trung tâm của Thủ Đức). 

    2 trung tâm thứ cấp là: 

    • Khu vực Trường Thọ, kết nối với khu Rạch Chiếc về phía Nam và khu chợ Thủ Đức về phía Bắc, kết hợp các yếu tố mới và cũ. 
    • Khu vực thứ 2 là khu Đô thị Sông nước Long Phước – khu trung tâm phát triển mới phía Đông của Tp. Hồ Chí Minh, có kết nối tốt với sân bay mới (Long Thành) và các khu công nghiệp, đô thị của Đồng Nai. 

    Đây sẽ là 3 động lực phát triển chính cho toàn Tp. Thủ Đức, đảm bảo việc định hướng phát triển tương đối cân bằng trong các khu vực của thành phố. 

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI 8 KHU VỰC ĐẶC TRƯNG 

    8 phân vùng phát triển theo 8 khu vực đặc trưng của Tp. Thủ Đức (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phân vùng số 1  

    Là khu đô thị Trung Tâm của Thành phố Thủ Đức và Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm bán đảo Thủ Thiêm, khu đô thị mới Thảo Điền, An Phú; nằm giáp với sông Sài Gòn về phía Tây và phía Nam, đường Mai Chí Thọ về phía Đông.

    Định hướng

    Phát triển Khu vực Thủ Thiêm thành khu đô thị thương mại, tài chính.

    Xây dựng một khu trung chuyển lớn, kết hợp tuyến giao của các đường giao thông công cộng khác nhau và tuyến đường sắt cao tốc, biến Khu vực số 1 trở thành điểm nhấn giao thông liên vùng quan trọng. 

    Phân vùng số 2 

    Là Khu vực Hiệp Bình – Khu đô thị cửa ngõ về phía Tây Bắc của Tp. Thủ Đức kết nối với tỉnh Bình Dương, nằm giáp với sông Sài Gòn về phía Tây và Tây Nam, đường Tô Ngọc Vân về phía Đông; gồm các khu vực tiêu biểu như Vạn Phước, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Phú 

    Định hướng

    Định hướng phát triển nâng cao giá trị lịch sử và văn hóa của cộng đồng hiện hữu bằng cách kết nối với mạng lưới không gian mở và bờ sông, quy hoạch thêm công viên, giữ lại và nâng cấp các khu dân cư hiện có. Phát triển thêm các khu đô thị mới quanh Công viên Tam Phú để tăng giá trị đất và tạo ra một công viên đô thị chất lượng cao. Cung cấp các tuyến phố xanh theo hướng Đông – Tây và Bắc – Nam, kết nối công viên với các cộng đồng dân cư.

    Tuyến xe điện đô thị (LRT) mới chạy theo hướng Bắc – Nam dọc theo rìa phía Đông của khu vực này, tạo cơ hội cho các dự án phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD – Transit Oriented Development) lớn và lõi đô thị có chức năng phức hợp. 

    Phân vùng số 3 

    Là khu đô thị Ven sông phía Tây Nam của Thành phố, với sông Sài Gòn về phía Nam và phía Tây, giáp với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây về phía Bắc; bao gồm các khu tiêu biểu như Thạnh Mỹ Lợi và cảng Cát Lái 

    Định hướng 

    Phát triển Khu đô thị thương mại dịch vụ, cảng, và công nghiệp kết nối thuận lợi với các khu động lực phát triển khác của Tp. Hồ Chí Minh, với trọng tâm là: khu đô thị mới ven sông Sài Gòn tại khu vực đường 103-TML kéo dài (tại khu vực này không bố trí đường cơ giới đi ven sông mà bố trí các dãy phố đô thị tiếp cận trực tiếp với không gian ven sông); Khu vực cuối đường Trương Văn Bang giáp đường Võ Chí Công – Khu vực có quỹ đất để phát triển và thuận lợi kết nối giao thông, trở thành khu đô thị trung tâm khu vực với tổ chức không gian thuận lợi cho giao lưu công cộng và phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại. 

    Khu vực cảng Cát Lái sẽ được bổ sung hỗn hợp các chức năng thành khu đô thị dịch vụ logistic và cảng Cát Lái để tạo sự hài hòa, sôi động cho khu công nghiệp cảng, giảm việc quy hoạch và thiết kế đơn năng. 

    Quy hoạch tuyến đường liên cảng kết nối với vành đai 3 và cao tốc Long Thành – Dầu Giây để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn. Quy hoạch xây dựng hệ thống đường sắt hàng hóa kết nối cảng Cát Lái với hệ thống đường sắt quốc gia và quy hoạch phát huy hệ thống đường thuỷ, giảm thiểu áp lực cho giao thông đường bộ.

    Phân vùng số 4 

    Bao gồm 2 khu vực phát triển mới là Khu vực cảng cũ Trường Thọ và khu đô thị thể thao – sức khỏe Rạch Chiếc, nằm giáp với sông Sài Gòn, đối diện bán đảo Thanh Đa về phía Tây

    Định hướng

    Phát triển khu vực cảng ở khu Trường Thọ theo mô hình thành phố thông minh, tận dụng vị trí nằm ven sông Sài Gòn và gần khu Thảo Điền và các lõi đô thị khác cho việc kiến tạo nơi chốn. 

    Phát triển khu vực Trường Thọ thành khu đô thị trung tâm hiện đại với hệ thống hạ tầng bền vững, công nghệ xây dựng và vật liệu sinh thái, không gian công cộng kết hợp với hệ thống dữ liệu 4.0,

    Phân vùng số 5  

    Khu vực Linh Trung và khu vực trung tâm của quận Thủ Đức cũ, giáp với Đại học Quốc Gia và thành phố Dĩ An về phía Bắc, giáp với xa lộ Hà Nội về phía Nam 

    Định hướng 

    Thúc đẩy nền công nghiệp sáng tạo tại khu Linh Trung và phát triển khu vực này với hiệu quả cao hơn, gắn với hệ thống giao thông công cộng và tuyến đường kết nối liên vùng. 

    Triển khai trục đường giao thông công cộng Đông – Tây kết hợp với hệ thống MRT hiện hữu sẽ tăng cường kết nối đến các khu vực khác của Tp. Hồ Chí Minh và mạng lưới giao thông kết nối vùng. 

    Sơ đồ bố trí mạng lưới kết nối giao thông cho khu Linh Trung (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phân vùng số 6 

    Bao gồm khu công nghệ cao TP. HCM, và các khu dân cư lân cận, nằm về phía Bắc của đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây

    Định hướng 

    Hạt nhân của khu vực này là Khu công nghệ cao Tp.HCM. 

    Định hướng tạo lập các không gian cho hợp tác sản xuất, phát triển quy mô các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ để giao tiếp với các ngành công nghiệp lớn và các cơ sở sản xuất hiện có trong khu vực. 

    Trục phát triển đa chức năng kết nối các cụm nghiên cứu mới và các ngành công nghiệp quy mô nhỏ lân cận.

    Phân vùng số 7 

    Khu đô Thị sinh thái Long Phước – Tam Đa – Bao gồm khu vực Long Phước, được bao bởi sông Đồng Nai về phía Đông và sông Tắc về phía Tây, là khu vực cửa ngõ kết nối với Đồng Nai; và các khu vực phát triển bên kia bờ sông Tắc, cùng với khu Tam Đa, nằm về phía Nam của rạch Chiếc

    Định hướng 

    Phát triển đô thị sinh thái Long Phước – Tam Đa 

    Quy hoạch Khu đô thị công nghệ cao số 2 kết nối với khu công nghệ cao (số 1) Tp.HCM. Hai đầu cầu này được kết nối bởi trục đô thị hỗn hợp trung tâm phát triển mới khai tác giá trị cảnh quan ven sông Tắc và hạ tầng giao thông công cộng. 

    Xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ kết nối khu vực Long Phước với các điểm đến trong vùng, đặc biệt là với sân bay Long Thành và Tp. Hồ Chí Minh. Đường MRT và BRT mới chạy dọc trục phát triển đô thị mới, tạo dựng nên một khu vực phát triển kết nối tốt, có sức hấp dẫn dân cư và người lao động chất lượng cao.

    Định hướng phát triển phân vùng số 7 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phân vùng số 8 

    Khu đô thị Xanh Long Bình – Bao gồm khu vực phía Bắc của Rạch Chiếc, phía Đông của Rạch Gò Công, và phía Nam của xa lộ Hà nội, với các khu vực đặc trưng là sân gôn Long Bình, công viên Suối Tiên, và công viên văn hoá- lịch sử

    Định hướng 

    Kéo dài tuyến metro số 1 qua khu depo và tổ chức thêm 1 ga mới tiếp xúc với phía Nam của Khu công viên Văn hoá – lịch sử và kết nối với các khu đô thị trong khu vực. 

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI 10 KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM SÁNG TẠO

    10 trọng điểm phát triển – trọng điểm sáng tạo tại Tp. Thủ Đức (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trung tâm tài chính Thủ Thiêm 

    Thúc đẩy công nghệ truyền thông tiên tiến, kết nối với Quận 1 và không gian cho việc hợp tác nghiên cứu và phát triển. Mở rộng trung tâm Công nghệ tài chính hiện hữu và khu vực công cộng tại Khu thương mại Tp. Hồ Chí Minh. 

    Chức năng và tiềm năng kết nối của khu vực Thủ Thiên (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đô thị Cảng và thương mại dịch vụ Cát Lái – Trương Văn Bang 

    Tiếp tục xây dựng khu đô thị thương mại dịch vụ tại khu vực xung quanh ngã giao của đường Trương Văn Bang và đường Võ Chí Công. Phát triển các tuyến đường giao thông, đường sắt hàng hóa để phục vụ các hoạt động cảng, Kết nối cảng Cát Lái với các khu cảng quan trọng khác của khu vực, như cảng Cái Mép – Thị Vải. Phát triển khu phía Bắc và phía Tây của cảng Cát Lái thành khu đô thị với tính chất hòa hợp với đặc trưng cảng biển. 

    Khu tổ hợp dịch vụ thể thao Rạch Chiếc 

    Thúc đẩy kết nối giao thông thuận lợi với sân bay, quy hoạch các chức năng dịch vụ. Kết nối với trung tâm công nghệ tài chính, khu tài chính và các khu đại học mang lại đầu tư và tài trợ để phát triển sự phát triển xung quanh biểu tượng thể thao toàn cầu này. 

    Khu đô thị tương lai Trường Thọ 

    Phát triển khu vực với công nghệ xây dựng tiên tiến, giao thông và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, trở thành kiểu mẫu cho đô thị đáng sống và kết nối thuận tiện. Phát triển khu Trường Thọ thành đô thị mới với công nghệ tiên tiến, hạ tầng bền vững, giao thông và thông tin hiện đại, và không gian công cộng kết hợp hệ thống dữ liệu 4.0, tập trung vào sáng tạo nghệ thuật và giải trí. Thúc đẩy xây dựng hạ tầng giao thông thuận tiện, ưu tiên người đi bộ, và chuyển đổi khu công nghiệp ven sông thành không gian mở. 

    Mặt bằng khu đô thị Trường Thọ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Khu vực đô thị Công viên Tam Phú 

    Hình thành một khu đô thị đa dạng gắn với Công viên Tam Phú và trở thành khu trung tâm giao lưu cộng cộng, sinh thái, văn hoá và kinh tế của khu đô thị lịch sử. Giữ lại cải tạo và nâng cấp, khuyến khích tái phát triển các khu dân cư hiện hữu trong hạm vi quy hoạch khu công viên trước đây. Bổ sung một số khu vực đô thị phát triển mới xung quanh khu Công viên Tam Phú.

    Khu vực Linh Trung 

    Tiếp tục phát triển ngành logistics, tập trung phát triển các hoạt động logistics công nghệ cao. Chuyển đổi một phần khu công nghiệp hiện hữu thành khu đô thị đa chức năng, nghiên cứu, giáo dục, dịch vụ để phù hợp với định hướng phát triển của các khu vực lân cận và của toàn Tp. Thủ Đức. 

    Trung tâm sản xuất tự động – Khu công nghệ cao TP.HCM 

    Mở rộng quy mô sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo và kinh tế trình độ cao. Sử dụng nền tảng công nghiệp công nghệ cao hiện có tại Khu công nghệ cao TP.HCM để thúc đẩy sản phẩm sáng tạo và kết nối với khu vực xung quanh. Phát triển không gian hợp tác sản xuất, nghiên cứu, và tạo mẫu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối với ngành công nghiệp lớn. Tiếp tục đầu tư cải tiến các phương pháp sản xuất công nghiệp.

    Khu vực khu Công viên Văn hoá lịch sử (CVVHLS) và khu vực lân cận 

    Phát triển khu vực thành trung tâm văn hóa, giải trí và du lịch hấp dẫn quốc tế, khai thác giá trị lịch sử, sinh thái sông Đồng Nai và vùng đồi, kết nối với trung tâm đô thị và công nghiệp của Đồng Nai và Bình Dương.

    Khu công nghệ cao số 2 

    Xây dựng môi trường sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ cao, trung tâm y tế công nghệ cao. Phát triển Khu đô thị công nghệ cao số 2 kết nối với khu công nghệ cao Tp.HCM (số 1) và kết nối với các khu đô thị lân cận. Quy hoạch hệ thống không gian mở gắn với hệ thống mặt nước. Xây dựng đường sắt tốc độ cao kết nối khu vực Long Phước với các điểm đến trong vùng, đặc biệt là với sân bay Long Thành và Tp. Hồ Chí Minh. Đường MRT và BRT mới chạy dọc trục phát triển đô thị mới.

    Trung tâm công nghệ sinh thái Long Phước – Tam Đa 

    Phát triển khu phố mới tích hợp hệ thống tự nhiên, kỹ thuật tiên tiến và hạ tầng thích ứng, thúc đẩy phát triển môi trường khu vực. Cụ thể là tập trung phát triển công nghệ sinh thái và phát triển đô thị với các cấu trúc quan tâm đến khả năng chung sống tự nhiên và đảm bảo tiện nghi với nước, đảm bảo khả năng thoát nước tự nhiên, hỗ trợ thoát nước, phát huy giá trị của giao thông thuỷ. 

    Minh họa phân bố các chức năng chính của khu sinh thái Tam Đa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM LOGISTICS

    Theo Quyết định 4432/QĐ-UBND, ngày 2/12/2020 về phê duyệt Đề án Phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và căn cứ theo điều kiện hiện trạng, trên địa bàn TP. Thủ Đức sẽ bao gồm 4 trung tâm logistics được quy hoạch tại các khu vực cảng hàng hóa, khu công nghiệp bao gồm: 

    Trung tâm Logistics Long Bình

    Trung tâm logistics Long Bình bao gồm ICD Long Bình được di dời từ ICD Trường Thọ được quy hoạch thành cụm cảng trung chuyển có tính chất là trung tâm tiếp nhận. Tập trung phát triển các hoạt động về lưu trữ, sơ chế nguyên liệu, đóng gói, dán nhãn, phân phối hàng hóa phục vụ hoạt động và khai thác các cảng biển Nhóm 5 và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 

    Trung tâm Logistics Cát Lái

    Trung tâm logistics Cát Lái được quy hoạch theo mô hình trung tâm thương mại – logistics phục vụ hàng xuất nhập khẩu và chuỗi cung ứng quốc tế, với mục tiêu phục vụ cho các ngành công nghiệp dịch vụ cao cấp của cả khu vực phía Nam. Tập trung phát triển mạnh các dịch vụ cốt lõi của một TT logistics gồm mảng giao nhận, dịch vụ kho hàng, dịch vụ bãi và mảng dịch vụ giá trị gia tăng, logistics cho công nghiệp – thương mại quốc tế.

    Trung tâm Logistics Linh Trung 

    Trung tâm logistics Linh Trung được định hướng phát triển với chứng năng thành trung tâm xuất nhập khẩu kết hợp với phát triển ga cảng hàng không nối dài, phân phối nguồn hàng xuất nhập khẩu hàng không từ các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Tập trung phát triển mảng dịch vụ giao nhận như dịch vụ chia tách, gom hàng. 

    Trung tâm Logistics Khu Công Nghệ Cao 

    Trung tâm logistics Khu Công Nghệ Cao tập trung phát triển thêm dịch vụ thủ tục thông qua xuất nhập khẩu, tổ chức vận tải đa phương thức, dịch vụ kho hàng ngoại quan, dịch vụ kho CFS, dịch vụ bãi kiểm hóa hàng xuất nhập khẩu và công nghệ thông tin, phần mềm trong logisitcs. 

     

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch thành phố Thủ Đức tầm nhìn đến năm 2040” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : quy hoạch, tin quy hoạch,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!