Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025: Tương lai phát triển rực rỡ

  • 19 Tháng bảy, 2024
  • Vượt qua những con đường gồ ghề, những mái nhà tạm bợ, Kiên Giang đang từng bước tiến tới mục tiêu hiện thực hóa giấc mơ về một mái ấm an cư cho người dân. Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 như một bản nhạc trầm hùng, ngân vang khát vọng về một tương lai tươi sáng, nơi mỗi người dân đều có cơ hội sở hữu một ngôi nhà vững chắc, che chắn yêu thương. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tóm tắt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030: Tương lai phát triển rực rỡ.

    Toàn cảnh thành phố Rạch Giá – Kiên Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Toàn cảnh thành phố Rạch Giá – Kiên Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tổng quan

    Vị trí địa lý

    Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.

    Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23’50 – 10°32’30 vĩ Bắc và từ 104°26’40 – 105°32’40 kinh Đông, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu.

    • Phía bắc giáp tỉnh Kampot của Campuchia, đường biên giới dài 56.8 km
    • Phía nam giáp tỉnh Cà Mau
    • Phía tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km
    • Phía đông giáp tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ.

    Kiên Giang là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.

    Dân số

    Kiên Giang là tỉnh có dân số đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố.

    Dân cư của tỉnh Kiên Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở TP. Rạch Giá và Huyện Giồng Riềng, trong đó TP. Rạch Giá có mật độ dân cư cao nhất. Huyện đảo Kiên Hải có dân số thấp nhất và Huyện Giang Thành là khu vực có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh.

    Kinh tế

    • GRDP: Quy mô nền kinh tế đạt gần 130.000 tỷ đồng, tiếp tục đứng thứ 2 trong vùng. GRDP bình quân đầu người đạt 73,74 triệu đồng. Sản lượng lúa cả năm đạt 4,55 triệu tấn, vượt 3,54% kế hoạch. Tỉnh thu hút 8,06 triệu lượt khách du lịch, dự kiến hết năm 2023 thu hút hơn 8,5 triệu lượt khách, vượt 2,8% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ.

    • Thu NSNN: Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý I/2024 của UBND tỉnh Kiên Giang cho thấy, tính đến ngày 25/3/2024 tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 5.004 tỷ đồng, tăng 24,44% (so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa 4.967,41 tỷ đồng, đạt 29,49% dự toán, tăng 24,42%, chiếm 99,26% trong tổng thu ngân sách của tỉnh.

    PCI:

    • FDI: Tỉnh đã thu hút trên 749 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 588.725,61 tỷ đồng. Hiện có hơn 371 dự án đã đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 111.024,537 tỷ đồng, trong đó có 54 dự án FDI đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.761.773.200 USD, vốn thực hiện chiếm trên 31%.

    Năm 2021, với mức tăng trưởng 0.58%, Kiên Giang là một trong 6 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng dương, xếp thứ 6/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ hai vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau An Giang).  

    Năm 2021, trong tình hình diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống xã hội, nhưng tổng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 58.14 triệu đồng/người/năm, tăng 3.68% so với năm 2020 và đứng thứ 5/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. 

    Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40.39% năm 2015 xuống còn 32.74% năm 2020; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 18.11% lên 20.65% và dịch vụ tăng từ 41.5% lên 46.61%.

    Biểu đồ 4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2021 (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang)
    Biểu đồ 4: Cơ cấu kinh tế tỉnh Kiên Giang năm 2021 (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang)

    Thu ngân sách Kiên Giang năm 2021 đứng thứ 2 trong khu vực ĐBSCL cho thấy tỉnh hoạt động rất tốt trong lĩnh vực về thu chi ngân sách, đóng thuế và phát triển kinh tế nói chung. 

    Biểu đồ 5: Thu ngân sách khu vực ĐBCSL năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Biểu đồ 5: Thu ngân sách khu vực ĐBCSL năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế đến tháng 4/2022, Kiên Giang đứng thứ 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long  về thu hút đầu tư nước ngoài với với 62 dự án, vốn đầu tư 4.81 tỷ USD (chiếm 14.4% tổng vốn đầu tư đăng ký).

    Chỉ số PCI năm 2021 của Kiên Giang đạt 59.73 điểm, xếp hạng 60/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 2 hạng so năm 2020; đứng thứ 13 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thuộc nhóm tương đối thấp. 

    Biểu đồ 6: Xếp hạng PCI theo thời gian của Kiên Giang (Nguồn: PCI Việt Nam)
    Biểu đồ 6: Xếp hạng PCI theo thời gian của Kiên Giang (Nguồn: PCI Việt Nam)

    Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh và nhiều địa danh du lịch đã trở nên nổi tiếng như “Đảo Ngọc” Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương… Có thể khẳng định, du lịch biển, đảo đã trở thành một đặc sản, một sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.

    Biểu đồ 7: Lượt khách du lịch đến Kiên Giang giai đoạn 2017 - 2021 (Nguồn: Sở du lịch Kiên Giang)
    Biểu đồ 7: Lượt khách du lịch đến Kiên Giang giai đoạn 2017 – 2021 (Nguồn: Sở du lịch Kiên Giang)

    Kiên Giang còn là một trong những tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dòng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch khá lớn. Lũy kế đến đầu năm 2022, toàn tỉnh thu hút 327 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư trên 358,000 tỷ đồng. Riêng Phú Quốc có 283 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư trên 

    Tương lai, Kiên Giang đang hướng đến phát triển du lịch toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững.

    Mục tiêu phát triển nhà ở 

    Tỉnh Kiên Giang có 2 dự án nhà ở xã hội đang triển khai gồm nhà ở xã hội khu đô thị Tây Bắc TP. Rạch Giá (Kiên Giang), quy mô 1.011 căn, đã xây dựng xong 715 căn, bàn giao cho khách hàng 100 căn; dự án nhà ở xã hội khu du lịch sinh thái và dân cư Rạch Tràm, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) quy mô 1.327 căn.

    Tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến 2030 sẽ có tổng số căn nhà ở xã hội là 3.500 căn, trong đó: giai đoạn từ 2022-2025 là 1.700 căn, từ 2026 đến 2030 là 1.800 căn.

    Dự án nhà ở xã hội với qui mô 1 tầng trệt và 6 tầng lầu, tổng số 226 căn hộ, hiện tại đã bán được 226/226 căn hộ (100%). Đến nay đã có trên 95% hộ dân về sinh sống.

    Mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích sản nhà ở toàn tỉnh Kiên Giang đạt khoảng 46.855.748m2 sàn (tăng thêm 7.532.980m2 sàn). Trong đó, nhà ở xã hội khoảng 254.424m2 sàn; Nhà ở thương mại 1.375.165m2 sàn; Nhà ở do nhân dân tự xây dựng 5.894.191m2 sàn; Nhà ở công vụ khoảng 200m2 sàn.

    Dự báo đến năm 2025 nhu cầu đất ở tăng thêm khoảng 2.728,82ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 35,34ha; quỹ đất phát triển nhà ở công vụ khoảng 0,11ha; quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 763,98ha; còn lại khoảng 1.964,73ha phát triển nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.Tổng nhu cầu nguồn vốn để phát triển nhà ở đến năm 2025 là khoảng 62.352,06 tỷ đồng. Trong đó, nhà ở xã hội 1.824, 34 tỷ đồng; Nhà ở công vụ 1,43 tỷ đồng; Nhà ở thương mại 12.174,78 tỷ đồng; còn lại khoảng 48.351,50 tỷ đồng phát triển nhà ở riêng lẻ do dân tự xây dựng.

    Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt; trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác.

    Về phát triển nhà ở xã hội, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc thực hiện điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

    Tập trung nhiệm vụ trọng tâm về việc lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân.

    Triển khai, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2024 và trong cả giai đoạn của Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030″.

    Bên cạnh đó, rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở. Theo đó, xác định các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô phù hợp, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương đề xuất, xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản đối với những trường hợp phát sinh, vượt thẩm quyền.

    Ý nghĩa

    Kế hoạch góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở ngày càng tăng, đặc biệt cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Việc phát triển nhà ở sẽ tạo động lực cho các ngành công nghiệp liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất, dịch vụ bất động sản, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Kế hoạch khuyến khích xây dựng nhà ở theo hướng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

    Nhà ở ổn định sẽ góp phần tạo sự an tâm cho người dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe, giáo dục và hạnh phúc cho người dân Kiên Giang. Các chính sách hỗ trợ trong kế hoạch sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và thúc đẩy bình đẳng cho mọi người.

    Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Kiên Giang

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Kế hoạch phát triển nhà ở Tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025: Tương lai phát triển rực rỡ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.

     

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_vấn_chiếnlược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án 

    Thẻ : senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, phát triển nhà ở, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, kiên giang, sen vàng group,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!