Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến quyết định mua nhà của GenZ

  • 31 Tháng mười hai, 2023
  • Giới thiệu

    Định nghĩa suy thoái kinh tế

    Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế ở một quốc gia, một khu vực. Việc suy thoái ở đây có thể kể đến chỉ số GDP hay tổng sản phẩm quốc nội giảm trong một thời gian dài. Thời gian để xác định tình hình suy thoái là hai quý trong một năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. 

    Như vậy, về cơ bản suy thoái kinh tế là sự sụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước kéo dài trong nhiều tháng. Sự suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài thì được đánh giá là khủng hoảng hay suy sụp nền kinh tế.

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z
    Suy thoái kinh tế là gì?

    Suy thoái kinh tế thường có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

    Khủng bố hoặc xung đột quân sự: Các sự kiện này có thể gây ra sự rối loạn và thiệt hại lớn cho nền kinh tế của một quốc gia.

    Khủng hoảng tài chính: Một khủng hoảng tài chính có thể bắt nguồn từ nợ xấu, quá mức tín dụng, hoặc các vấn đề liên quan đến thị trường tài chính.

    Sụp đổ của thị trường bất động sản: Một thị trường bất động sản suy thoái có thể gây ra tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn bộ.

    Tăng giá năng suất thấp: Nếu năng suất trong nền kinh tế giảm sút, nó có thể gây ra suy thoái kinh tế.

    Sự suy giảm trong tiêu dùng và đầu tư: Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đầu tư, nền kinh tế có thể giảm sút.

    Suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đối với người lao động và cộng đồng lao động nói chung. 

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z

    Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng. Số liệu cho thấy, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) gọi chung là Millennials-Z hiện chiếm tới 47% dân số cả nước (45 triệu người) và đang trở thành nhân tố chính đóng góp vào sự thay đổi của thị trường nhà ở trong tương lai.

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Nền kinh tế thế giới đang đối mặt suy thoái sau đại dịch

    Đại dịch Covid-19 kéo dài 2 năm, tiếp đến là cuộc khủng hoảng lãi suất, lạm phát phi mã ở những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và đầu tư của các nước trên thế giới. Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy giảm giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm, tiêu dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ. Cấu trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19. Tổng giá trị vốn FDI toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm khoảng 40% so với năm 2019. Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương khoảng 400 triệu lao động toàn thời gian.

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z 

       Đánh giá tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và dự báo 2023 của các tổ chức quốc tế

    Những biến động ở nền kinh tế thế giới cùng với những bất ổn về chính trị trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, khiến nền kinh tế Việt Nam suy giảm nặng nề.

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z
    Tốc độ tăng trường GDP Quý II của một số quốc gia
    • Doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn trong và ngoài nước, tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 cùng những biến động về địa chính trị thế giới. 

    Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 9/2021 có đến 95% doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; 80% doanh nghiệp phải tăng chi phí đầu vào do dịch; 54,2% doanh nghiệp tăng chi phí do giá nguyên vật liệu tăng; 49,5% doanh nghiệp tăng chi phí về logistics; đặc biệt có đến 33,4% doanh nghiệp thiếu lao động và 40,8% doanh nghiệp thiếu nguyên vật liệu sản xuất.

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z
    Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế

    Cũng theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường nhiều hơn

    • GDP giảm

    Nước ta phải vật lộn với những đợt giãn cách kéo dài tại các trung tâm kinh tế của đất nước, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng lân cận khiến cho GDP giảm hơn 6% trong quý 3/2021. Hệ quả là GDP của nước ta năm 2021 ước tính chỉ tăng trưởng 2,58%, thấp hơn 4,2 điểm phần trăm so với dự báo của Ngân hàng Thế giới đưa ra hồi tháng 12 năm 2020.

    Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72% (quý I đạt 3,28%; quý II đạt 4,14%), đều gần như thấp nhất so với cùng kỳ 11 năm vừa qua, chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2020 là năm ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và thấp hơn 2,48 điểm phần trăm so với kế hoạch. 

    • Sức mua và tiêu dùng giảm

    Khó khăn về kinh tế dẫn đến nguồn thu nhập giảm khiến cho sức mua và sức tiêu dùng của người dân cũng giảm. Đã 3 năm sau đại dịch Covid, sức mua yếu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp” và “bất ổn kinh tế – chính trị trên thế giới” vẫn được xem là 2 rào cản lớn nhất trong những tháng cuối năm nay với lần lượt 77,3% và 72,7% số doanh nghiệp lựa chọn.  

    suy thoái kinh tế và quyết định mua nhà của gen Z

    Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cuối năm 2023 giảm chỉ còn 2,7% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm, so với mức 6,1% (so cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2022. Đơn hàng sụt giảm, vấn đề thị trường tiêu thụ khó khăn đã góp phần làm tăng lượng hàng tồn kho ngoài dự kiến, gây áp lực không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Sau đại dịch, xu hướng tiêu dùng của người dân cũng thay đổi đáng kể. 39% người tiêu dùng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã mua các sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe. Còn Báo cáo “Dấu chân thương hiệu” mà Kantar vừa mới phát hành chỉ sự thay đổi lớn về lực lượng người tiêu dùng chính – Gen Z (thế hệ được sinh từ năm 1995) và dần tiếp cận với Gen Alpha (sinh từ năm 2010) cũng khiến danh mục trong giỏ hàng tiêu dùng có nhiều sự thay đổi.

    Sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với GenZ

    Tình hình việc làm

    Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sự giảm thu nhập cùng với nguồn thu không ổn định sau đại dịch Covid-19 đã tạo ra một tình hình kinh tế và xã hội đầy thách thức. Dịch bệnh đã tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề, gây ra tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu và làm gia tăng áp lực cho người lao động trên khắp thế giới.Một trong những hậu quả lớn nhất của đại dịch là tăng cao tỷ lệ thất nghiệp

    Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung – cầu về nguồn lao động. Tháng 4-2020, khoảng trên 30 triệu người lao động Việt Nam (tương đương khoảng 50% lực lượng lao động) bị ảnh hưởng trong đợt giãn cách cao điểm. Theo Bộ Lao động và Thương binh xã hội, trong quý II-2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng 33%, thu nhập bình quân của người lao động tính theo mức trung bình giảm 5%. Tháng 6-2021, tỷ lệ lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp giảm 1,4% so với tháng 5-2021 và giảm 1% so với cùng thời điểm năm 2020.

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Sự thay đổi thị trường lao động

     

    Việc tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người lao động, tái cơ cấu nguồn thu nhập và kích thích sự phục hồi kinh tế trở nên quan trọng để xây dựng một tương lai ổn định và bền vững.

    Nguồn thu nhập hạn chế

    Lương thấp và khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn sau đại dịch Covid-19 đang làm gia tăng áp lực tài chính đối với nhiều người dân.

    Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Trong đó, 69,2% bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây. 

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân giảm

    Khó khăn trong việc tiếp cận vay vốn là một vấn đề khác mà nhiều người đang phải đối mặt. Ngân hàng và tổ chức tài chính trở nên thận trọng hơn trong việc cấp vay, đặt ra nhiều điều kiện và yêu cầu đảm bảo tài chính. Đối với những người có thu nhập thấp, ít có tài sản đảm bảo, hoặc không có lịch sử tín dụng tốt, việc đạt được khoản vay trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này tạo ra một vòng lặp khó khăn, khi người lao động cần tài chính để đối mặt với các khó khăn nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc đạt được sự hỗ trợ tài chính cần thiết.

    Thách thức về chi phí sinh hoạt

    Sự thiếu hụt về nguồn cung dẫn đến chi phí sinh hoạt của người dân tăng lên. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là giá cả thị trường. Sau đại dịch, nhiều quốc gia và khu vực đã chứng kiến sự tăng giá trong nhiều mặt hàng và dịch vụ, từ thực phẩm, năng lượng đến nhà ở. Giá cả thị trường tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt hàng ngày của người dân tăng lên, gây khó khăn trong việc duy trì một cuộc sống ổn định. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói và thậm chí gia tăng tình trạng thiếu đói với tốc độ chóng mặt. 

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Chi phí sinh hoạt ở một số quốc gia ở Đông Nam Á

    Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn từ năm 2012-2022

    Năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. 

    Khối lượng tiêu dùng gạo, thịt các loại và rau bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ

    Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến quyết định mua nhà của GenZ

    Suy thoái kinh tế, một hậu quả không tránh khỏi của đại dịch Covid-19, đã tạo nên một loạt thách thức đối với quyết định mua nhà của thế hệ Gen Z. Trong bối cảnh này, khả năng tài chính giảm sút và những khó khăn trong việc tích lũy tiền mua nhà đang làm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi ở của họ

    Khả năng tài chính giảm sút và lựa chọn thuê nhà

    Khả năng tài chính giảm sút là một trong những vấn đề nổi bật nhất khiến Gen Z gặp khó khăn trong việc mua nhà. Thất nghiệp tăng cao và giảm lương làm giảm thu nhập của nhiều người trẻ, làm suy giảm khả năng tiếp cận và chi trả cho một căn nhà. 

    Khó khăn trong việc tích lũy tiền mua nhà là một thách thức lớn khác. Gen Z thường đặt ra nhiều ưu tiên cho chi phí sinh hoạt hàng ngày và chi tiêu giáo dục. Nhu cầu đối với giáo dục và sự đầu tư vào bản thân có thể làm cho việc tích lũy tiền mua nhà trở nên ít ưu tiên hơn đối với nhiều người trẻ.

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Thách thức về khả năng tài chính

    Chi phí sinh hoạt cao cũng là một yếu tố quyết định trong quyết định mua nhà của Gen Z. Với chi phí sinh hoạt tăng lên, nhiều người trẻ có thể chọn giữ lại tiền để chi trả cho các chi phí hàng ngày, chứ không phải để đầu tư vào một căn nhà. Nhu cầu ngày càng lớn cho sự thoải mái và tiện ích hàng ngày có thể khiến cho việc mua nhà trở nên ít ưu tiên hơn đối với một số người Gen Z.

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Lựa chọn mua nhà hay thuê nhà?

    Thách thức về vay vốn

    Thách thức về vay vốn đối với thế hệ Gen Z trong bối cảnh suy thoái kinh tế và đại dịch Covid-19 đang trở thành một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến khả năng sở hữu nhà của họ. Lãi suất cao và khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chí vay, cùng với thiếu kinh nghiệm về tài chính và vay mượn, tạo ra một tình hình khó khăn cho những người trẻ này.

    Với suy thoái kinh tế, các tổ chức tài chính trở nên cẩn trọng hơn trong việc cấp vay và áp dụng các tiêu chí chấp nhận thấp hơn. Điều này làm tăng cảm giác khó khăn và lo lắng cho những người trẻ đang tìm kiếm sự độc lập và ổn định với việc sở hữu nhà.

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ
    Thách thức về vay vốn

    Lãi suất cho vay mua bất động sản tại Techcombank trong 6 tháng đầu là 8,5%/năm, trong 1 năm đầu là 9%/năm. ACB cho vay mua nhà với lãi suất trong năm đầu tiên khoảng 8%/năm; lãi suất thả nổi từ năm thứ 2 được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với biên độ 3%. PvcomBank áp dụng mức lãi suất cho vay mua nhà 9%/năm trong 6 tháng đầu hoặc 10%/năm trong 12 tháng đầu, thời gian vay tối đa 25 năm với nhiều phương án trả nợ, cho phép ân hạn nợ gốc. Đặc biệt, tại SeABank, mức lãi suất cho vay mua nhà áp dụng từ nay đến cuối năm 2023 chỉ từ 4,9%/năm, với thời gian cho vay lên đến 35 năm và không giới hạn về hạn mức. Hết thời hạn ưu đãi, mức lãi suất khoảng 11 – 12%/năm…

    Thiếu kinh nghiệm về tài chính và vay mượn là một thách thức khác mà Gen Z đang phải đối mặt. . Điều này có thể dẫn đến việc họ phải đối mặt với lãi suất cao hơn và điều kiện vay khắc nghiệt, tăng khả năng khó khăn trong quá trình mua nhà.

    Phản ứng và xu hướng mới trong việc mua nhà của GenZ

    • Tìm kiếm những lựa chọn nhà ở sinh hoạt: Thuê nhà, thuê nhà chung, ưu tiên những quy hoạch nhỏ hơn

    Hướng đến việc chọn ra một môi trường sống phù hợp, gen Z không còn quan niệm mua nhà là để mua cả gia tài cho các thế hệ con cháu sau đó, nên cũng có thể thấy được nhiều người trẻ muốn thay đổi vị trí nơi ở của mình. Họ thường có xu hướng lựa chọn những căn nhà nhỏ hơn, ở chung cư hay thuê nhà để phù hợp với điều kiện tài chính. 

    Thay vì chú trọng vào việc sở hữu một căn nhà lớn, nhiều người trẻ quan tâm đến việc thuê nhà, thuê nhà chung, hoặc ưu tiên những quy hoạch nhỏ hơn, chẳng hạn như căn hộ dịch vụ. Điều này mang lại sự linh hoạt trong lối sống và giúp họ dễ dàng chuyển đổi giữa các địa điểm sinh sống mà không gặp nhiều rắc rối.

    • Ưu tiên những ngôi nhà có hiện đại, đa năng, mang lại nhiều tiện ích và bền vững 

    GenZ khi mua nhà ngày nay rất quan tâm đến các tiện ích nhà ở. GenZ rất quan tâm đến tiềm năng của loại hình nhà ở mà họ sẽ sử dụng, Họ thường hướng đến một không gian sống đầy đủ các tính năng cơ bản, diện tích không cần quá lớn và có vị trí tiện lợi với khả năng kết nối cao.

    Bên cạnh đó là căn nhà cần có đầy đủ các tiện ích giải trí ở gần khu vực mình sinh sống là một mối quan tâm lớn của các bạn trẻ, bên cạnh đó họ cũng mong muốn có nơi ở gần các tiện ích hệ thống y tế – giáo dục.

    Đa phần GenZ ngày nay sẽ lựa chọn phong cách tối giản, đa năng và hướng tới sử dụng những nội thất, vật liệu xây dựng bền vững, thân thiện với môi trường. 

    Sau đại dịch COVID19, làm việc theo hình thức “remote” – làm việc từ xa đang dần trở thành xu hướng được các bạn trẻ lựa chọn với tính linh hoạt của mình, nên nhà ở có vị trí phù hợp cho công việc năng động sẽ trở thành loại hình nhà ở được gen Z lựa chọn nhiều hơn. 

    suy thái kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của GenZ

    Kết luận

    Như vậy, có thể thấy được, GenZ đang là những người nắm giữ tương lai và xu hướng tiêu dùng của ngành bất động sản. Những thay đổi về tâm lý khi mua nhà của GenZ đòi hỏi thị trường bất động sản cũng phải điều chỉnh cho kịp thời để phù hợp với xu hướng mua nhà hiện nay. 

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến quyết định mua nhà của GenZ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến quyết định mua nhà của GenZ“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về Phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web www.senvangdata.com.vn 

     

     

    ———————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nguyễn Thị Minh Ánh

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : senvangdata, phát triển dự án, đơn vị nghiên cứu thị trường, đơn vị tư vấn phát triển dự án, gen Z bất động sản, bất động sản, quy hoạch vùng, GenZ mua nhà, R&D, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP