Thông tin tổng quan tỉnh Đồng Tháp

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Đồng Tháp một vùng đất trù phú với nhiều cảnh đẹp tự nhiên và cảnh quan sinh thái mang đặc trưng miền sông nước. Bên cạnh đó, những năm gần đây tỉnh đang đi đầu trong việc quy hoạch và phát triển về kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng. Với các định hướng mang tính bền vững, đột phá nó giúp cho thị trường Bất động sản ở đây giống như “viên ngọc sinh lời” trong giới đầu tư. Ngay sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin tổng quan về tỉnh Đồng Tháp trước khi quyết định tham gia vào thị trường bất động sản tại khu vực này. 

    Đồng Tháp nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh duy nhất có địa bàn ở cả hai bờ sông Tiền, cách TP. Hồ Chí Minh 165km về phía Tây Nam. Tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi:

    Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, Đồng Tháp có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Những đặc điểm về khí hậu cũng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. 

    Tuy nhiên, đất đai Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững, lại tương đối thấp, nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng lại gây khó khăn cho các công trình xây dựng.

    Với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và khí hậu thuận lợi như vậy Đồng Tháp có điều kiện giao lưu kinh tế – xã hội với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và mở rộng giao lưu với các tỉnh của Campuchia.

    Năm 2021, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1601.3 nghìn người, ở mức khá cao, xếp thứ 5 trong tổng số 13 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, mật độ dân số tỉnh Đồng Tháp ở mức trung bình, đứng thứ 6/13 tỉnh thuộc vùng. Nguồn lao động cơ bản cho sự phát triển của tỉnh, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ở mức khá cao so với các tỉnh trong quy hoạch vùng.

    Thống kê dân số các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: Niên giám thống kê 2021)

    Tỷ suất nhập cư của Đồng Tháp năm 2021 là 1.8‰, đứng thứ 7/13 trong các tỉnh quy hoạch vùng. Tỷ suất xuất cư của Đồng Tháp năm 2021 là 25.5‰, đứng thứ 2/13 trong các tỉnh quy hoạch vùng, cho thấy đặc điểm thu hút lao động kém, tương tự như một số tỉnh lân cận khác thuộc ĐBSCL của tỉnh Đồng Tháp. 

    Tỷ lệ dân cư thành thị của Đồng Tháp ở mức thấp trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 9/13 trong các tỉnh được so sánh với mức độ đô thị hóa thấp. Trong khi đó, tỷ lệ dân cư nông thôn của Đồng Tháp chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn 4 lần tỷ lệ dân cư thành thị.

    Cơ cấu dân số tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Dân cư của tỉnh Đồng Tháp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 thành phố Sa Đéc và Cao Lãnh. Trong đó, TP. Sa Đéc có mật độ dân cư cao nhất và huyện Tam Nông có mật độ dân cư thấp nhất.

    GRDP bình quân đầu người tỉnh Đồng Tháp năm 2021 đứng thứ 8/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 54.47 triệu/người, tăng 0.12% rất ít so với năm 2020. Là một tỉnh phát triển khá, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế, GRDP bình quân đầu người của Đồng Tháp chưa đạt chỉ tiêu đề ra, quy mô kinh tế còn nhỏ.

    Đồng Tháp đưa mục tiêu kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể: Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn (giá năm 2010) tăng 7.5%, trong đó khu vực nông – lâm – thủy sản tăng 3.5%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 10.2%, khu vực thương mại – dịch vụ tăng 8.8%. GRDP/người đạt 92 triệu đồng (tương đương 3,434 USD) theo giá thực tế, huy động vốn đầu tư phát triển/GRDP là 26%/năm, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%, giá trị xuất khẩu hàng hoá (không tính hàng hoá tạm nhập tái xuất) là 1.6 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân từ 8 – 10%/năm.

    Biểu đồ GRDP bình quân đầu người tại Đồng Tháp 

    (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp)

    Năm 2021, cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngược với các năm trước: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1.24%, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm 0.86% và thương mại – dịch vụ giảm 0.52%. Tính theo giá so sánh năm 2010, khu vực công nghiệp – xây dựng giảm mạnh nhất, giảm 918 tỷ đồng, trong đó khu vực công nghiệp giảm 804 tỷ đồng.

    Năm 2022, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7.0%. Trong đó, khu vực 1 tăng 3.7%, khu vực 2 tăng 9% (công nghiệp tăng 9.2%, xây dựng tăng 8.03%), khu vực 3 tăng 8.7%.

    Đến năm 2030, Đồng Tháp phấn đấu đưa du lịch phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế quan trọng, khẳng định được thương hiệu du lịch và đóng góp quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế.

    Biểu đồ Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp năm 2021

    (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp)

    Năm 2021, chỉ số PCI của tỉnh Đồng Tháp là 70.53, xếp thứ 3 cả nước và xếp thứ nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các chỉ số thành phần nằm trong khoảng 6.4 – 8.3, trong đó chi phí thời gian và thiết chế pháp lý là 2 chỉ số có điểm cao nhất. Đây là năm thứ 14 tỉnh nằm trong Nhóm 05 và năm thứ 8 liên tiếp nằm trong Nhóm 03 tỉnh/thành phố “có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước” cho thấy các định hướng và phương pháp thiết lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

    Biểu đồ Xếp hạng PCI theo thời gian của Đồng Tháp 

    (Nguồn:PCI Việt Nam)

    Năm 2021, tổng kế hoạch vốn của tỉnh (kể cả vốn kéo dài chuyển sang) là hơn 4,938 tỷ đồng. Kết quả giải ngân đến ngày 31/12/2021 là 3,297 tỷ đồng, đạt 66.76% và cao hơn 5.29% so với cùng kỳ 2020.

    Nguyên nhân khiến cho tiến độ giải ngân chậm là do khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, nhà thầu thiếu năng lực, giá nguyên vật liệu tăng trong quá trình xây dựng, ảnh hưởng của dịch bệnh.

    Năm 2021 (tính đến ngày 24/12/2021), đã có 20 dự án được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 3,345 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 858.6 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2020 là 24 dự án, tổng vốn đầu tư 2,111 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1,045.2 tỷ đồng). 

    tổng quan tỉnh đồng tháp

    Biểu đồ Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực vùng ĐBSCL đến 31/12/2021

    (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 

    4.1. Y tế 

    Cơ sở y tế tại tỉnh Đồng Tháp bao gồm:

    • Bệnh viện: 13

    • Trung tâm y tế cấp huyện: 12

    • Trung tâm kiểm định: 4

    Một số bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân Dân Y, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Y học cổ truyền,.. và một số bệnh viện tư nhân: Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, Bệnh viện Quốc tế Phương Châu Sa Đéc, 1 bệnh viện quốc tế: Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa Hồng Ngự,     

    Năm 2021, ngành y tế tỉnh đạt các chỉ tiêu cơ bản về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số – kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90.29%, số giường bệnh đạt 29.06/1 vạn dân, số bác sĩ đạt 9.3/1 vạn dân. Thực hiện tốt hoạt động khám, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

    tổng quan tỉnh đồng tháp

    Cơ sở y tế tại tỉnh Đồng Tháp(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.2. Giáo dục

    Theo thống kê số lượng cơ sở giáo dục tỉnh Đồng Tháp năm 2021 gồm có:

    • Mẫu giáo: 188

    • Tiểu học: 268

    • Trung học cơ sở: 136

    • Trung học Phổ thông: 43

    • Đại học, cao đẳng: 4 

    Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 143/143 xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học. 12/12 huyện, thành phố có ít nhất 2 trường THPT. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt chỉ tiêu đề ra. Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm 2021, tỉnh có 14 học sinh đạt giải (xếp thứ 2 khu vực ĐBSCL). Trong năm học 2020 – 2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp tiểu học đạt 99.95%, cấp THCS đạt 99.65%, cấp THPT đạt 99.87%. 

    Sở GD&ĐT Đồng Tháp đã thực hiện hiệu quả việc sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập, nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, duy trì ổn định chất lượng giáo dục toàn diện.

    tổng quan tỉnh đồng tháp

    Cơ sở giáo dục tại tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.3. Làng nghề

    Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, hiện nay toàn tỉnh có 39 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Trong đó, có 21 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng như: chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ. Chính quyền các cấp cũng quan tâm, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ, duy trì bảo tồn làng nghề truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm để tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

    Phong trào bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch ở Đồng Tháp cũng đang được phát huy khá hiệu quả.

    tổng quan tỉnh đồng tháp

    Làng nghề nổi bật tại Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.4. Văn hóa 

    Đồng Tháp là vùng đất trong trung tâm vùng Đồng Tháp Mười, hình thành hệ thống di sản văn hóa độc đáo mang dấu ấn của thời mở cõi, khẩn hoang và giao lưu văn hóa khu vực của cộng đồng các dân tộc bản địa. Đây cũng là nơi có những lễ hội đặc sắc, mang đậm chất văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa của miền Tây sông nước.

    Đặc biệt, ẩm thực Đồng Tháp gây ấn tượng bởi  các món ăn từ sen đa dạng và đặc sắc như: chè nhãn sen, cá lóc nướng cuốn lá sen non, cơm hạt sen, chả giò sen, canh củ sen,… Ẩm thực nơi đây mang dấu ấn đặc trưng vùng Đồng Tháp Mười, không chỉ với những món ăn được chế biến từ sen mà còn có nhiều đặc sản địa phương như: nem Lai Vung, bánh phồng tôm Sa Giang, các loại sản phẩm bột Bích Chi,…

     

    tổng quan tỉnh đồng tháp

    Văn hóa đặc sắc của Đồng Tháp (Nguồn: Sen Vang tổng hợp)

    4.5. Du lịch 

    Mang vẻ đẹp mộc mạc của vùng sông nước Nam Bộ, Đồng Tháp với những nét đặc trưng về sinh thái, sự đa dạng về động thực vật, nơi đây đang ngày phát triển mạnh du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch xanh thân thiện với môi trường.

    Vườn quốc gia Tràm Chim (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Nổi bật nhất trong du lịch tỉnh Đồng Tháp là mô hình du lịch nông nghiệp và du lịch sinh thái. Sự phát triển du lịch nông nghiệp còn giúp kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nông sản, tạo thêm việc làm ở nông thôn, đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.

    Khu du lịch vườn sen Đồng Tháp Mười (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Với những tiềm năng sẵn có, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển cùng ngành du lịch được chú trọng đầu tư và quan tâm Đồng Tháp đang là vùng đất thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. 

    Trên đây là những thông tin tổng quan về thị trường tỉnh Đồng Tháp do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sơ bộ trước khi đưa ra phương án đầu tư sinh lời hợp lý vào thị trường bất động sản tại khu vực này. 

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Huyền Lan

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Đồng Tháp, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Đồng Tháp hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.
    Thẻ : tổng quan tỉnh đồng tháp, kinh tế xã hội đồng tháp, văn hóa đồng tháp, vùng kinh tế đồng tháp,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!