Tóm tắt quy hoạch du lịch Tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 16 Tháng 2, 2025
  • Tỉnh Yên Bái, nằm ở trung tâm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, sở hữu nhiều tiềm năng du lịch phong phú với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa đa dạng. Nhằm khai thác hiệu quả những lợi thế này, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch du lịch tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu phát triển du lịch bền vững, gắn kết bảo tồn văn hóa với bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ tầng du lịch, đưa Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực và cả nước.

    Bản đồ du lịch tỉnh Yên Bái. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ du lịch tỉnh Yên Bái. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    1. Tổng quan tỉnh Yên Bái

    Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.

     Tổng quan vị trí địa lý tỉnh Yên Bái. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Yên Bái
     Tổng quan vị trí địa lý tỉnh Yên Bái. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Yên Bái

    Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội

    Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, là nơi quần cư của 30 dân tộc, trong đó có 13 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời. Người Kinh chiếm 42,71%, còn lại là các dân tộc khác (Tày, Thái, Dao, Mông, Mường…) chiếm 57,29% với truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và nhiều nét độc đáo.  

     Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Yên Bái
     Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Yên Bái

    Về kinh tế, tính đến hết tháng 9/2024, trong 46 chỉ tiêu chủ yếu, 26 chỉ tiêu có số liệu đánh giá, trong đó 5 chỉ tiêu (và 5 chỉ tiêu thành phần) vượt kế hoạch, 12 chỉ tiêu đạt từ 75% trở lên, 4 chỉ tiêu đạt từ 50% đến dưới 75%, đảm bảo tiến độ.

    GRDP tăng 7,15%, xếp thứ 9/14 trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, thứ 30/63 cả nước. Nông, lâm, thủy sản tăng 5,34% (thứ 2/14 vùng), công nghiệp – xây dựng tăng 8,23% (thứ 10/14 vùng).

    Một số chỉ tiêu kinh tế nổi bật: sản xuất công nghiệp tăng 9,9%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,3%, bán lẻ và dịch vụ tăng 12,5%, du lịch tăng 13,7%, giải ngân vốn đầu tư công đạt 54,9% (cao hơn mức 47% toàn quốc).

    Tổng thu ngân sách (đến 11/10/2024) đạt 2.500 tỷ đồng, bằng 72,5% dự toán Trung ương, 42,6% dự toán tỉnh.

    Chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái năm 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Yên Bái năm 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Năm 2025, thành phố Yên Bái đã xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh cơ cấu lại nền kinh tế địa phương. Tất cả các nhiệm vụ, giải pháp đều tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 

    Đọc thêm: 18 Tỉnh Thành Kỳ Vọng Tăng Trưởng GRDP ≥10% năm 2025: Đâu Là Những Động Lực Chính

    2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Yên Bái

    Những năm gần đây, du lịch sinh thái tại Việt Nam không ngừng phát triển với nhiều loại hình phù hợp với đặc trưng của từng địa phương. Yên Bái là một trong những tỉnh sở hữu tiềm năng du lịch phong phú nhờ vị trí thuận lợi trên tuyến du lịch quốc gia Hà Nội – Lào Cai, hệ thống giao thông thuận tiện và nền kinh tế ổn định. Tỉnh còn nổi bật với sự đa dạng văn hóa của hơn 30 dân tộc anh em, trong đó có người Mông, Thái, Tày, Dao, Cao Lan,… với những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Ngoài lợi thế về văn hóa, địa hình Yên Bái đặc trưng bởi sự đan xen giữa núi đất và núi đá, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với hệ thống sông suối, hang động và thảm thực vật phong phú. Điều này mang đến nhiều cơ hội để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, từ khám phá thiên nhiên đến trải nghiệm văn hóa bản địa.

    Trong những năm gần đây, du lịch tỉnh Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Từ năm 2020 đến năm 2023, lượng khách du lịch đến Yên Bái tăng từ 760.000 lượt lên 2.088.000 lượt, tương ứng mức tăng 174,7%. Doanh thu du lịch cũng tăng từ 475 tỷ đồng năm 2020 lên 1.721 tỷ đồng năm 2023, tăng 262,3%. 

    Tỉnh đã chú trọng phát triển các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, khai thác hiệu quả tiềm năng tự nhiên và văn hóa bản địa. Các điểm đến nổi bật bao gồm hồ Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, suối khoáng nóng Trạm Tấu và các khu nghỉ dưỡng như Le Champ Tú Lệ Resort. 

    Trong 8 tháng đầu năm 2024, Yên Bái đã đón 1.602.003 lượt khách, đạt 94,24% kế hoạch năm và tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch ước đạt 1.317 tỷ đồng, đạt 87,8% kế hoạch năm và tăng 27% so với cùng kỳ. 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Để tiếp tục thúc đẩy du lịch, tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu phát triển du lịch xanh, bản sắc và hấp dẫn, trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng, phát triển các tuyến và sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, hướng tới trở thành điểm đến hàng đầu khu vực Tây Bắc. 

    Tuy nhiên, du lịch Yên Bái vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, cần tiếp tục đầu tư và quảng bá để khai thác hết tiềm năng, đưa du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

    3. Mục tiêu quy hoạch du lịch tỉnh Điện Biên

    Ngày 18/9/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1086/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng, hướng đến phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, bền vững và mang bản sắc riêng.

    Mục tiêu và định hướng phát triển

    Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng Yên Bái thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu khu vực Tây Bắc, với thương hiệu “điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng”. Các định hướng trọng tâm bao gồm:

    • Phát triển du lịch xanh, bền vững, gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
    • Hoàn thiện hạ tầng du lịch, nâng cấp hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch.
    • Mở rộng các tuyến du lịch và đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế.
    Các loại hình du lịch ưu tiên phát triển. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Các loại hình du lịch ưu tiên phát triển. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Quy hoạch xác định các loại hình du lịch chủ đạo nhằm tận dụng lợi thế về thiên nhiên và văn hóa địa phương:

    • Du lịch sinh thái, trải nghiệm: Khai thác các khu sinh thái tự nhiên, như hồ Thác Bà, rừng nguyên sinh, và các vùng cảnh quan đặc sắc.
    • Du lịch nghỉ dưỡng: Phát triển các khu du lịch suối khoáng nóng như Trạm Tấu, kết hợp chăm sóc sức khỏe và phục hồi thể chất.
    • Du lịch văn hóa – lịch sử – tín ngưỡng: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của hơn 30 dân tộc tại Yên Bái.
    • Du lịch cộng đồng: Khuyến khích mô hình homestay, phát triển làng du lịch văn hóa tại các khu vực Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu…
    • Du lịch gắn với nông nghiệp: Kết hợp du lịch với hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo trải nghiệm thực tế cho du khách.
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đầu tư hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch

    • Xây dựng sân gôn tại khu vực hồ Thác Bà (huyện Lục Yên, Yên Bình) và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp sân gôn tại hồ Đầm Hậu (huyện Trấn Yên).
    • Bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái, khám phá tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải.
    • Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nhằm bảo tồn giá trị văn hóa và thu hút du khách.

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Yên Bái hướng đến trở thành trung tâm du lịch bền vững, với hệ sinh thái đa dạng, sản phẩm du lịch chất lượng cao và hạ tầng hiện đại. Tỉnh sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển du lịch thông minh và nâng cao vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam.

    4. Định hướng không gian phát triển du lịch

    4.1. Phát triển vùng liên huyện phía Tây

    Vùng liên huyện phía Tây bao gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải được quy hoạch với các mục tiêu phát triển bao trùm. Các ngành kinh tế sẽ phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, bao gồm:

    • Công nghiệp xanh, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, từng bước hình thành các cụm ngành công nghiệp trong khu vực.
    • Thương mại và dịch vụ văn minh, hiện đại, tạo ra các tiện ích và sản phẩm chất lượng cao.
    • Nông nghiệp, lâm nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, là nền tảng phát triển các hệ thống trung tâm tiểu vùng hiện đại.
    • Du lịch đặc sắc, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa đặc trưng của từng khu vực, tạo mối liên kết du lịch giữa các vùng, bổ trợ cho các vùng du lịch lớn của tỉnh.
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    4.2. Phát triển vùng liên huyện phía Đông

    Vùng liên huyện phía Đông, gồm huyện Yên Bình và Lục Yên, có định hướng phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn của vùng, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn với khu vực hồ Thác Bà. Ngoài du lịch, vùng này còn hướng tới phát triển các ngành công nghiệp:

    • Trung tâm công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây dựng, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
    • Du lịch sinh thái trở thành yếu tố chủ lực, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, cùng với hệ thống đô thị du lịch sinh thái, góp phần nâng cao giá trị của khu vực.
    • Nông, lâm nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, làm nền tảng cho phát triển hệ thống trung tâm tiểu vùng.
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    4.3. Phát triển vùng thành phố Yên Bái

    Vùng thành phố Yên Bái, bao gồm thành phố Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên, sẽ phát triển du lịch như ngành mũi nhọn, tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm. Các mục tiêu phát triển bao gồm:

    • Khai thác hệ sinh thái rừng và các giá trị văn hóa đặc sắc, với mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.
    • Thương mại và dịch vụ văn minh, hiện đại, phục vụ nhu cầu du khách và người dân.
    • Nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, với khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng vào các vùng chuyên canh đặc sản.
    • Công nghiệp chế biến và khai khoáng, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tác động đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Phương án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

    Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là yếu tố trọng tâm trong quy hoạch. Các giải pháp đã được đề ra bao gồm:

    • Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, hiệu quả.
    • Phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
    • Các giải pháp huy động vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
    • Quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý hành chính nhà nước.

     

            Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch Tỉnh Yên Bái giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.

     

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : du lịch yên bái, Yên Bái, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Quy hoạch du lịch, Công trình xanh, tỉnh Yên Bái, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, quy hoạch 63 tỉnh thành, truyền thông bất động sản, tiềm năng phát triển du lịch, r&d bất động sản, định hướng phát triển du lịch, senvangdata, vùng du lịch Sen Vàng Group, phát triển bền vững,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP