Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long

  • 20 Tháng năm, 2024
  • Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), còn được biết đến với tên gọi miền Tây Nam Bộ, là một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn nằm ở cực Nam của Việt Nam. Vùng nổi tiếng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, những cánh đồng lúa bát ngát, và là một trong những vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp lớn vào sản lượng lúa gạo, trái cây và thủy sản của Việt Nam. Chi tiết quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nêu cụ thể trong Quyết định 287/QĐ-TTg, ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bài viết dưới đây Sen Vàng Group phân tích báo cáo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    TỔNG QUAN| VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

    Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo và không gian biển của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

    Bản đồ phạm vi ranh giới quy hoạch vùng ĐBSCL (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    MỤC TIÊU QUY HOẠCH

    Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc; bảo đảm ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh.

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| CƠ CẤU KINH TẾ

    Tổng sản phẩm GRDP của vùng ĐBSCL năm 2023 ước tính tăng 6,6% so với cùng kỳ, và chỉ thấp hơn tốc độ tăng 8,6% của năm 2022 trong giai đoạn 2020-2023. Trong đó, Hậu Giang dẫn đầu trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt 12,3% và xếp hạng 2/63 của cả nước, tiếp đến là Trà Vinh (8,3%). Nổi bật, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là 1 trong 2 vùng kinh tế mà tất cả địa phương đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, cùng với Tây Nguyên ở cả năm 2022 và 2023.

    Tốc độ tăng trưởng GRDP vùng ĐBSCL và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 (Nguồn: Niên giám TK và báo cáo KTXH các tỉnh ĐBSCL – Sen Vàng tổng hợp)

    Về cơ cấu kinh tế vùng năm 2023, ước tính khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 29,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,3%; khu vực dịch vụ chiếm 37,6% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 30,7%; 27,2%; 36,8%). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp của vùng ĐBSCL năm 2023 ước tăng 6,5% so với năm trước. Trong đó, Trà Vinh dẫn đầu với mức tăng thêm toàn ngành công nghiệp là 14,5%, đứng thứ hai là Kiên Giang (13,3%). Đáng chú ý, Vĩnh Long và Sóc Trăng ghi nhận chỉ số sản xuất công nghiệp ở mức âm.

    Chỉ số Sản xuất Công nghiệp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và vùng ĐBSCL năm 2023 (Nguồn: Niên giám TK và báo cáo KTXH các tỉnh ĐBSCL – Sen Vàng tổng hợp)

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    Tổng thu ngân sách Nhà nước của vùng ĐBSCL năm 2023 ước đạt 121,5 nghìn tỷ đồng và tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 192,6 nghìn tỷ đồng. Trong vùng, Long An dẫn đầu về cả mức thu và chi ngân sách khi chiếm tỷ trọng lần lượt là 17% và 12%.

    Tổng thu và chi ngân sách Nhà nước của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Thu ngân sách khu vực ĐBSCL (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| XUẤT NHẬP KHẨU

    Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL năm 2023 ước đạt 35,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 24,2 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2022 và duy trì được xu hướng tăng liên tục của giai đoạn 2019-2022. Trong vùng ĐBSCL, Long An và Tiền Giang là hai địa phương dẫn đầu khu vực về cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu Long An năm 2023 đạt mức 6.871 triệu USD và 4.326 triệu USD, chiếm tỷ trọng lần lượt là 38% và 28% của khu vực. Kế đến, Tiền Giang ghi nhận mức kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt 5.456 triệu USD và 2.685 triệu USD, có tỷ trọng lần lượt là 22% và 24% của vùng ĐBSCL.

    Kim ngạch Xuất, Nhập khẩu của vùng ĐBSCL và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 (Nguồn: NGTK và báo cáo KTXH các tỉnh ĐBSCL).

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| ĐẦU TƯ FDI

    Trong năm 2023, vùng ĐBSCL ghi nhận 139 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký trên 741 triệu USD, tăng 56% về số dự án nhưng giảm 21% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Long An dẫn đầu vùng khi thu hút 118 dự án FDI mới với tổng vốn trên 603 triệu USD. Kế đến, Tiền Giang thu hút 6 dự án với tổng vốn đăng ký trên 15 triệu USD. Luỹ kế đến cuối năm 2023, toàn vùng ĐBSCL có 1.982 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên 35,8 tỷ USD, chiếm 5% số dự án và 7% tổng vốn đăng ký của cả nước, xếp thứ 4/6 vùng kinh tế về cả số dự án và vốn đăng ký. Dẫn đầu trong vùng là Long An khi chiếm hơn 70% số dự án và 38% tổng vốn đăng ký.

    Số dự án FDI được cấp phép trong năm tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2018 – 2022 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực vùng ĐBSCL đến 12/2022 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ

    Sơ đồ hành lang kinh tế vùng ĐBSCL (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An

    Định hướng đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa dọc các tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Mỹ An (Đồng Tháp) – Đức Hòa (Long An), tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ – Bến Lức (Long An) và khu vực dọc hành lang vận tải thủy nội địa Tp. HCM – Cần Thơ; tăng cường liên kết phát triển kinh tế – xã hội giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Tp. HCM và vùng ĐNB.

    Hành lang dọc sông Tiền – sông Hậu

    Là hành lang kinh tế, không gian văn hoá, hàng lang đa dạng sinh học, không gian cảnh quan sông nước có tính nhận diện, đặc trưng của vùng; định hướng phát triển cụm liên kết về lúa gạo, thủy sản và trái cây gắn với các đô thị sinh thái hai bên sông nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa và hiện đại hóa nông nghiệp; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của vùng TNB. Định hướng dài hạn trở thành vùng đô thị chiến lược đối trọng với vùng Tp. HCM, với tiềm năng lớn và kết nối, giao thương quốc tế về đường thủy nội địa và hàng hải.

    Hành lang kinh tế ven biển qua các tỉnh ven biển từ Long An, Cà Mau đến Kiên Giang

    Là hành lang có nhiều tiềm năng giao thương bằng đường thủy và chiến lược quốc phòng của Việt Nam tại biển Đông. Định hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo, cụm liên kết về thuỷ sản, nghề biển, du lịch và đô thị biển đảo.

    Hành lang biên giới từ Long An đến Kiên Giang

    Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỘNG LỰC

    Vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phát triển Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL; là trung tâm của vùng về dịch vụ, thương mại, du lịch, logistic, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL; là cửa ngõ kết nối vùng với quốc tế; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông giữa thành phố Cần Thơ và các địa phương trong vùng nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ có chất lượng cao tương đương trình độ của khu vực, quốc tế.

    Sơ đồ vị thế, vai trò của TP. Cần thơ – trung tâm phía Nam và cực tăng trưởng vùng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phát triển khu vực tứ giác trung tâm của vùng bao gồm các đô thị: Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Vĩnh Long; là điểm hội tụ của các hành lang phát triển, hành lang vận tải quan trọng của vùng.

    Sơ đồ vị thế, vai trò của “Tứ giác huyền diệu”: Trung tâm động lực vùng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với hệ thống các đô thị loại I có vai trò trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành của vùng, tiểu vùng.

    Phát triển Phú Quốc gắn kết với hệ thống đô thị ven biển, đô thị đảo để trở thành một cực phát triển kinh tế biển quan trọng trong không gian biển quốc gia.

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LIÊN TỈNH

    Về cơ chế phối hợp liên tỉnh, bốn sáng kiến liên kết tiểu vùng đã được hình thành ở vùng ĐBSCL, bao gồm: tiểu vùng Đồng Tháp Mười (gồm: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp); tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm: Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang); tiểu vùng bán đảo Cà Mau (gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Sóc Trăng); và tiểu vùng Duyên hải phía Đông (gồm: Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh). Bốn tiểu vùng này được hình thành dựa trên các yếu tố tự nhiên và đặc thù văn hóa, xã hội, không gian văn hóa của miền Tây Nam Bộ. Các tỉnh trong mỗi tiểu vùng đã ký kết biên bản ghi nhớ, xác định khung liên kết/tầm nhìn chiến lược của tiểu vùng. Trong tương lai các sáng kiến liên kết tiểu vùng này cần được tiếp tục và tăng cường, đặc biệt là trong: (i) quy hoạch nhằm bố trí không gian phát triển và sản xuất; (ii) liên kết xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực; (iii) xây dựng thể chế, chính sách; (iv) quản lý tài nguyên (bao gồm tài nguyên nước); (v) thu hút đầu tư; (vi) phát triển kết cấu hạ tầng; (vii) thiết lập hệ thống thông tin vùng; và (viii) xây dựng chương trình, dự án chung của tiểu vùng.

    Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng vùng ĐBSCL (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

    Trong thời kỳ đến năm 2030, tiếp tục phát triển các khu kinh tế trong vùng gắn với các đô thị trọng điểm tại các tiểu vùng, gồm: Phú Quốc (khu kinh tế Phú Quốc), Duyên Hải (khu kinh tế Định An), Năm Căn (khu kinh tế Năm Căn), Tân Châu, Tịnh Biên (khu kinh tế cửa khẩu An Giang), Hà Tiên (khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên), Hồng Ngự (khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp) và Kiến Tường (khu kinh tế cửa khẩu Long An).

    Cải tạo nâng cấp và đổi mới các khu công nghiệp hiện có; khuyến khích thành lập mới, mở rộng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong phạm vi các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực. Ưu tiên phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp tại hành lang đô thị – công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và khu vực tứ giác trung tâm.

    Chú trọng nâng cao tính tập trung và tăng mật độ; phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin; công nghiệp điện chú trọng phát triển năng lượng tái tạo; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, hệ thống logistic, hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị có vai trò là trung tâm của vùng, tiểu vùng.

     

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : khóa học bất động sản, Công trình xanh, chiến lược kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, truyền thông bất động sản, quy hoạch đbscl, r&d bất động sản, quy hoạch, đbscl, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, bất động sản đbscl,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!