Thách thức phát triển vùng Tây Nguyên

  • 4 Tháng mười hai, 2023
  • Tây Nguyên, vùng đất đầy ắp những đỉnh núi và rừng xanh, đang đứng trước những thách thức đồng thời mang theo những cơ hội hứa hẹn. Sự tăng đột ngột của dân số, đặc biệt là ở các khu đô thị, đặt ra những vấn đề khác nhau về quản lý tài nguyên và hạ tầng. Mở đầu hành trình phát triển, vùng Tây Nguyên đang đối mặt với những thách thức đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong quản lý, đồng thời làm tăng nhu cầu về bất động sản. Trước những khó khăn, cần có sự đồng lòng và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan để khám phá và phát huy những tiềm năng tiềm tàng, đưa vùng Tây Nguyên lên tầm cao mới trong hành trình phát triển toàn diện.

    7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển vùng Tây Nguyên. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển vùng Tây Nguyên. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Chất lượng đô thị không đều

    Tây Nguyên là vùng núi có nhiều đặc trưng khác biệt bởi diện tích đất tự nhiên rộng, dân số ít, hệ thống giao thông hạn chế nên đô thị phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các cao nguyên Pleiku, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Viên và Di Linh, phân bố dọc theo trục quốc lộ, tỉnh lộ, đặc biệt tập trung dọc QL14 (đường Hồ Chí Minh – trục chính Bắc Nam của vùng Tây Nguyên), còn vùng giáp ranh biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia số lượng đô thị rất ít. 

    Mặc dù đô thị trung tâm vùng, trung tâm tiểu vùng cũng như chức năng chuyên ngành cấp vùng được hình thành tương đối rõ nét (trong đó TP Pleiku, Kon Tum là đô thị trung tâm tiểu vùng Bắc Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng và tiểu vùng Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Lạt là đô thị trung tâm tiểu vùng Nam Tây Nguyên), toàn vùng hiện có 63 đô thị nhưng chất lượng đô thị không đều. Các đô thị trung tâm vùng, tỉnh, trung tâm tiểu vùng được ưu tiên đầu tư nên cơ sở hạ tầng tốt, cảnh quan đẹp, có bản sắc, còn lại các đô thị khác, nhất là đô thị trung tâm huyện quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, hệ thống hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông, cấp thoát nước còn thiếu và lạc hậu…

    Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện kiến trúc - Hội kiến trúc sư Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Viện kiến trúc – Hội kiến trúc sư Việt Nam. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tây Nguyên hiện có hơn 35.000 km đường giao thông, tỷ lệ cứng hóa đạt trên 50%. Điều này đã góp phần phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

    Theo Bộ GTVT, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông khu vực Tây Nguyên trong 10 năm tới cần khoảng 156.000 tỷ đồng. Ngoài việc đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ hiện có, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương huy động các nguồn lực hình thành hệ thống đường bộ cao tốc có năng lực vận tải lớn, tốc độ cao, an toàn để kết nối Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và cả khu vực tam giác phát triển Lào, Việt Nam, Campuchia.

    Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển cho các địa phương vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình Mục tiêu quốc gia là trên 11.730 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người đồng bào dân tộc thiểu số tăng lên hơn 2 lần so với năm 2020 và số xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm trên 60%.

    Quản lý, sử dụng đất đai, di cư tự do vẫn là những vấn đề “nóng”

    Vùng Tây Nguyên có khoảng 52.940 hộ thiếu đất sản xuất, với diện tích khoảng 24.075 ha, trong đó, tỉnh Đắc Lắc có khoảng 19.198 hộ (bằng 36,3% của toàn vùng), với diện tích khoảng 6.590 ha; tỉnh Gia Lai khoảng 12.986 hộ (bằng 22,48% của toàn vùng), với diện tích khoảng 4.920 ha. Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các địa phương cho thấy, tại địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên, diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường đang bị lấn chiếm, đang có tranh chấp khoảng 199.290 ha, chiếm 7,3 % tổng diện tích đang quản lý, sử dụng….

    Mặc dù toàn vùng có tiềm năng lớn về đất đai; các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương có nhiều nỗ lực giải quyết, nhưng do tính chất phức tạp của các vụ việc, nguồn gốc đất đai và chất lượng hồ sơ lưu trữ không bảo đảm, nên tiến độ xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án phát triển KT-XH, chuyển đổi cây trồng… còn chậm, gặp nhiều vướng mắc. Đáng chú ý, một vụ việc nổi cộm liên quan đến hợp đồng giao khoán đất và vườn cây, nguồn gốc đất, đòi lại đất, giao chồng lấn đất, chiếm giữ đất trái phép; giải tỏa, đền bù, ổn định sản xuất và đời sống cho đồng bào DTTS thuộc một số dự án, công trình thủy điện…, chưa được giải quyết thấu đáo, dứt điểm, dễ dẫn đến phát sinh “điểm nóng” về ANTT.

    Những năm qua, tỉnh có nhiều giải pháp khuyến khích, mời gọi đầu tư. Một số lĩnh vực được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, như: Phát triển đô thị, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp…, đặc biệt các dự án năng lượng tái tạo, với 24 dự án điện mặt trời (tổng số vốn đăng ký đề xuất khoảng 50.000 tỷ đồng), cùng hàng chục doanh nghiệp đã đến khảo sát xây dựng các nhà máy điện gió. Tuy nhiên để các dự án thành hiện thực thì còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là việc giải quyết quỹ đất, vì nhiều địa điểm dự kiến triển khai dự án là đất có tranh chấp, lấn chiếm, đất của nông-lâm trường…

    Miền Trung-Tây Nguyên có hơn 8.700 dự án điện mặt trời mái nhà. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Miền Trung-Tây Nguyên có hơn 8.700 dự án điện mặt trời mái nhà. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu đất sản xuất, nhất là ở vùng đồng bào DTTS là do tình trạng di cư tự do diễn ra phức tạp. Ví như tại tỉnh Đắk Nông, đầu năm 2018 có hơn 157.000 hộ di dân tự do đến địa bàn tỉnh, vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, khiến nạn phá rừng, lấn chiếm đất làm nương rẫy diễn ra rất nghiêm trọng.

    Tham khảo: Báo cáo thị trường tỉnh Đắk Nông.

    Các Khó Khăn Nặng Nề Đối Mặt Cây Trồng Chủ Lực, Sự Chậm Trễ Trong Phát Triển Nông Thôn Mới

    Vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng là “thủ phủ” của cà phê, cao su, hồ tiêu… Nhiều địa phương, doanh nghiệp trong vùng từng “ăn nên làm ra” nhờ những loại cây này. Những năm trước, chúng tôi từng đến các địa phương trong vùng, chứng kiến nhiều hộ gia đình, làng, xã… triệu phú, tỷ phú nhờ cà phê, cao su, hồ tiêu. Các tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng có diện tích cà phê nhiều nhất, với hơn 360.000ha. Thời điểm cuối năm 2016, giá cà phê nhân xô hạt khoảng 45.000 đồng/kg, thì tháng 1-2020 giảm còn 31.000 đồng/kg và hiện nay là dưới 30.000 đồng/kg.

    Tây Nguyên – Mảnh đất của những vườn cà phê. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tây Nguyên – Mảnh đất của những vườn cà phê. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Do một số loại cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên phát triển “nóng”, vượt xa so với quy hoạch chung, dẫn đến giá cả “tụt dốc”, cây chủ lực bị “mất thế”. Cùng với đó, sản phẩm nông-lâm sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, trong khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn; một diện tích đáng kể cây trồng bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt, hoặc năng suất sụt giảm mạnh, khiến không ít địa phương, nhà vườn, người dân, doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao, thậm chí vỡ nợ, phá sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập. Cùng với đó, một số chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, nhiều địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn loay hoay trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thách thức phát triển vùng Tây Nguyên” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Thách thức phát triển vùng Tây Nguyên“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Tây Nguyên, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com.

    report-img

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    R&D bất động sản: Điều cần biết để tối ưu hóa danh mục đầu tư

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên:

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Đắk Nông

    Xem thêm các video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Bích Ngọc về phát triển dự án tại: Kênh đầu tư Sen Vàng

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : khó khăn, thách thức, phát triển vùng, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, Bản tin quy hoạch Tây Nguyên, senvanggroup, senvangdata, vùng tây nguyên, tây nguyên, kinh tế xã hội tây nguyên, bất động sản vùng tây nguyên,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!