Cách Hà Nội khoảng 80km, Phú Thọ sở hữu vị trí trung tâm tiểu vùng Tây – Đông – Bắc, đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các vùng đồng bằng với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Nhiều nút giao thông quan trọng của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển trong khu vực cũng hội tụ tại địa phương này.
Vị thế đặc biệt, giàu tiềm năng, nhiều thế mạnh, Phú Thọ tiến tới mục tiêu, từ nay đến năm 2035, trở thành tỉnh phát triển hàng đầu trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Giới chuyên gia nhận định, bất động sản Phú Thọ cũng sẽ “tăng hạng” theo tiến trình trên. Thời điểm hiện tại sẽ là cơ hội xuống tiền tốt nhất của những nhà đầu tư có sẵn nguồn vốn, hướng tới mục tiêu sinh lời trong dài hạn. Qua bài viết sau đây, Sen Vàng sẽ tổng hợp Những tiêu chỉ nổi bất thúc đẩy phát triển bất động sản Phú Thọ.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Phú Thọ ước đạt 6.043,6 triệu USD, tăng 86,3% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 75,6% kế hoạch năm, đưa Phú Thọ đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 3/14 tỉnh miền núi phía bắc về giá trị kim ngạch xuất khẩu (sau tỉnh Bắc Giang và tỉnh Thái Nguyên).
Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm có 70% là của doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp FDI; 30% là doanh nghiệp nội địa. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Mỹ, HongKong, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Canada, Italy và Anh.
Sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu tăng cao tập trung vào một số ngành trọng điểm sản xuất linh kiện điện tử. Điển hình như Công ty TNHH Hanyang Digitech – Khu Công nghiệp Phú Hà kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 tỷ USD; Công ty TNHH công nghệ Namuga Phú Thọ – Khu Công nghiệp Thụy Vân kim ngạch xuất khẩu đạt 238 triệu USD. Bên cạnh đó, ngành sản phẩm platstics như vải bạt, bao bì PP, PE tương đối ổn định, trong đó Công ty TNHH Tarpia Vi Na kim ngạch xuất khẩu đạt 11,8 triệu USD; Công ty TNHH JM Plastics Việt Nam kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 11,2 triệu USD/5 tháng đầu năm; Công ty Cổ phần KAPSTEX Vina…
2.IIP
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,3% so cùng kỳ, đứng thứ 03/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 02/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đã đưa vào hoạt động, thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn về chế biến, chế tạo, sản xuất năng lượng mới… là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới: dự án pin năng lượng mặt trời VSUN (200 triệu USD); nhà máy sản xuất gạch Granite, ngói tráng men (1.646 tỉ đồng); nhà máy sản xuất viên gỗ nén MH Việt Nam (378 tỷ đồng); nhà máy sản xuất đồ nội thất dân dụng MEHOMES (300 tỉ đồng)…
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước tăng ở 44 địa phương và giảm ở 19 địa phương trên cả nước.
Trong đó, Phú Thọ đứng thứ 3 trong top 10 tỉnh/thành có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao so với cả nước.
Cụ thể, một số địa phương có chỉ số công nghiệp đạt mức tăng cao, gồm: Tuyên Quang tăng 21,4%; Quảng Trị tăng 14,6; Phú Thọ tăng 14,4; Hải Dương tăng 14,2%; Thái Bình tăng 14,2%; Hậu Giang tăng 13,3%; Kon Tum tăng 12,2%; Hải Phòng tăng 12%; Bắc Giang tăng 11,2%; An Giang tăng 10,4%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. |
Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm của tỉnh Phú Thọ, tính chung 2 tháng, IIP của tỉnh tăng 27,3% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,3%; nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí giảm 2,5%; nhóm ngành khai khoáng tăng 29,9%; nhóm ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 36,6%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 2 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ bao gồm: Dung lượng ắc quy tăng 98,5%; cao lanh tăng 25,4%; bia hơi, bia đóng lon tăng 23,4%; gạch lát tăng 6,9%; nước máy tăng 4,4%; phân supe photphat (P2O5) tăng 2,3%; xi măng tăng 2%.
Các doanh nghiệp công nghiệp trong địa bàn đã khắc phục khó khăn, chủ động về nguyên, nhiên, vật liệu. Cùng với đó là đẩy mạnh mở rộng đối tác kinh doanh, hoạt động sản xuất đi vào ổn định đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của toàn ngành.
So với tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng mạnh ở một số ngành: In, sao chép bản ghi các loại tăng 77,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 35,9%.
Ngược lại, sản xuất giảm, thậm chí giảm sâu ở các ngành: Sản xuất đồ uống giảm 42,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế), sản xuất 3 sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 11,2%.
3.PCI
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022. Phú Thọ đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng PCI năm 2022.
Phú Thọ đứng thứ 24 trên Bảng xếp hạng PCI năm 2022
Phú Thọ có tổng điểm đánh giá là 66,30 điểm. Trong 10 chỉ số thành phần, Phú Thọ có 2 chỉ số nằm trong TOP10 là “Đào tạo lao động” xếp thứ 8 và “Tính năng động của chính quyền tỉnh” xếp thứ 10 cả nước.
Một thay đổi lớn của báo cáo PCI 2022 là lần đầu tiên công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
Báo cáo PCI năm 2022 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ 11.872 doanh nghiệp, trong đó có 10.590 doanh nghiệp tư nhân và 1.282 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả PCI năm 2022 cho thấy, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp lần lượt là các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế được đánh giá cao trong bảng xếp hạng.
4.FDI
Đến hết năm 2022, Phú Thọ đã có gần 190 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,9 tỷ USD. Phú Thọ đã có những đối tác đầu tư đến từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Ấn Độ…
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút FDI là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Không chỉ đơn thuần là nguồn vốn, đầu tư FDI còn mang đến những công nghệ, kỹ thuật cao, phương thức quản lý tiên tiến. Thông qua tiếp nhận dòng vốn FDI, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn có điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với các thay đổi trên thị trường thế giới…
5.Tỷ Lệ Lao Động Qua Đào Tạo
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Thọ về công tác giải quyết việc làm, trong năm 2022, số lao động có việc làm tăng thêm là 18.050 người, đạt 112,8% kế hoạch năm (bằng 115,36% so với cùng kỳ); đưa 2.410 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 120,5 % kế hoạch năm (bằng 207,7% so với cùng kỳ). Toàn tỉnh cho vay 225 dự án từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 372 lao động; doanh số cho vay đạt 19.354 triệu đồng, dư nợ đến ngày 30/12/2022 ước đạt 72.521 triệu đồng. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị mức 2,94%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 70,7%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28,5%.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 860.000 lao động trong độ tuổi (từ 15 tuổi trở lên) chiếm 57% dân số. Trong đó, lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 847,2 nghìn người, tăng bình quân 0,5%/năm, lao động lao động nữ chiếm 50%; lao động làm việc trong các doanh nghiệp 160.231 lao động. Toàn tỉnh có 5.774 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút trên 158,4 ngàn lao động, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước 15 đơn vị với trên 6,7 ngàn lao động; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 140 đơn vị với trên 73,1 ngàn lao động; doanh nghiệp ngoài Nhà nước 5.619 đơn vị với trên 78,6 ngàn lao động.
Năm 2022, các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tương đối ổn định. Các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được đẩy mạnh và phát huy tác dụng, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện.
6.Doanh Thu Du Lịch Lữ Hành
Kết quả năm 2022: Tổng doanh thu du lịch đạt 2.650 tỷ đồng (ước đạt 106% kế hoạch năm, tăng 137% so với năm 2021). Khách lưu trú: 685.000 lượt khách (ước đạt 105% kế hoạch năm, tăng 125% so với năm 2021), trong đó khách quốc tế: 7.500 lượt (ước đạt 115% kế hoạch năm, tăng 88% so với năm 2021). Số ngày khách: 725.000 ngày khách (ước đạt 104% kế hoạch năm), trong đó ngày khách quốc tế là: 11.250 ngày khách (ước đạt 113% kế hoạch năm). Các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch đã quan tâm đến công tác xây dựng và làm mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường quảng bá, liên kết để thu hút khách du lịch, tour khách du lịch quốc tế đường sông đã trở lại tham quan du lịch Phú Thọ 3 tour/tháng, tour du lịch học đường “ Trở về nguồn cội” tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thưởng thức Show diễn tại Nhà biểu diễn nghệ thuật được công bố và khai thác thu hút đông đảo đối tượng khách học sinh, sinh viên và để lại cảm nhận tốt đẹp; Nhà hàng Sen Vàng, Siêu thị Du lịch Nông nghiệp OCOP Phú Thọ tại chợ Trung tâm TP.Việt Trì đón và phục vụ hàng chục ngàn lượt khách từ các tour du lịch của các đơn vị lữ hành miền Trung và miền Nam; những ngày nghỉ cuối tuần và dịp nghỉ lễ công suất sử dụng phòng ở các khu điểm du lịch như Thanh Thủy, Vườn QG Xuân Sơn đạt trên 90%… là những minh họa rõ nét cho sự phục hồi và từng bước phát triển của du lịch Phú Thọ.
7.GRDP
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 của Phú Thọ ước đạt 89.398 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010, tăng trưởng GRDP đạt 48.212 tỉ đồng, tăng 7,97% so với năm 2021.
Bảng ước tính số liệu giá trị tăng thêm, GRDP năm 2002 của tỉnh
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ ước tăng 7,97% (so với năm 2021), đứng thứ 43 cả nước và đứng thứ 10 so với các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong mức tăng trưởng gần 8% của nền kinh tế của tỉnh như sau: Khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,40 điểm phần trăm; tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,56 phần trăm; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,34 điểm phần trăm.
Xem chi tiết tại: Báo cáo thị trường Tỉnh Phú Thọ
Trên đây là những thông tin tổng quan về “7 tiêu chỉ nổi bất thúc đẩy phát triển bất động sản Phú Thọ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về thị trường Bình Dương để cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ chuyển đổi số doanh nghiệp BĐS-Sức bật hiệu quả và đột phá
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP