10 tiêu chí nổi bất thúc đẩy phát triển bất động sản Đà Nẵng

  • 22 Tháng ba, 2024
  • Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, việc,Thành phố Đà Nẵng, với vị trí nằm trong  khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, đã không ngừng nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển của mình. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu những con số nổi bật giúp địa phương này trở thành mảnh đất màu mỡ dành cho các chủ đầu tư.

    Tổng quan về thành phố Đà Nẵng

    Vị trí địa lý

    Đà Nẵng có vị trí địa lý:

    • Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế 
    • Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam
    • Phía Đông giáp biển Đông. 

    Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Các trung tâm kinh doanh – thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

    Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Đà Nẵng

    Kinh tế xã hội

    Quy mô nền kinh tế toàn thành phố theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 125.219 tỷ đồng, mở rộng hơn 17.381 tỷ đồng so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người năm 2022 (tính theo giá so sánh năm 2010) tăng 11,7% so với năm 2021. 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Đà Nẵng

    Dân số

    Đà Nẵng là một tỉnh có diện tích không quá lớn, nhưng mật độ dân số cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nguồn lao động mặc dù ở mức trung bình nhưng đều là nguồn lao động chất lượng cao, đã qua đào tạo, phù hợp để cung ứng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và logistics. 

     Nguồn: Senvangdata.com

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Đà Nẵng

    Cơ sở hạ tầng

    Thành phố có những lợi thế về các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với mặt bằng chung của cả nước. Quy mô kinh tế, mức độ thu hút thương mại và sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp là những chỉ báo tốt cho thấy thành phố hiện tại và tương lai là một trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

    Hệ thống các tuyến đường giao thông ở trong và ngoài thành phố hiện nay không ngừng được mở rộng cùng xây mới. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thông và du lịch mà còn tạo được cảnh quan đẹp. Từ đó làm thay đổi cơ bản diện mạo của một khu đô thị sầm uất bậc nhất tại khu vực miền Trung Việt Nam.

    Đà Nẵng có những lợi thế về các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng tương đối tốt.Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Top 10 chỉ số “lọt top” thúc đẩy phát triển bất động sản của Thành phố Đà Nẵng

    1. Tỷ lệ đô thị hóa dẫn đầu cả nước (năm 2022)

    Theo Thông tư 06/2018/TT-BXD, tỷ lệ đô thị hóa là số phần trăm dân sống trong khu vực nội thành, nội thị và thị trấn (thuộc địa giới hành chính phường, thị trấn) so với tổng dân số của một phạm vi vùng lãnh thổ (toàn quốc, các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị).

    Tống kê đến cuối năm 2022, Việt Nam đã có 888 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 35,7% năm 2015, đạt gần 40% năm 2020 và 41,5% năm 2022. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao.

    Đô thị và tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam qua các năm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Đà Nẵng là một đô thị trẻ có hạ tầng tốt, diện mạo ngày càng có nhiều thay đổi tích cực và tương đối hiện đại, không gian sống và làm việc được đánh giá cao ở khu vực và quốc tế; hạ tầng và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một thế mạnh, làm tiền đề xây dựng thành phố thông minh.

    Top 10 tỉnh, thành có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất Việt Nam. Nguồn: Senvangdata.com

    Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương với tỷ lệ đô thị hóa cao tới 87,45%, đây là một đô thị hạt nhân của Vùng, cả nước và quốc tế. Năm đô thị loại I còn lại và 6 đô thị loại II đều là trung tâm tỉnh lỵ, đóng vai trò là các đô thị động lực phát triển tại địa phương và kết nối Vùng.

    Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng – nút thắt trong phát triển đô thị trung tâm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Đà Nẵng hiện có tỷ lệ đô thị hóa lên đến 87,45%, cao gấp 2 lần bình quân của cả nước (42% vào năm 2022). Điều kiện hạ tầng kỹ thuật về sân bay, cảng biển, cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông đô thị được đầu tư tương đối hiện đại cho phép Đà Nẵng đảm nhận vai trò trung tâm đón và phân phối khách du lịch. Hạ tầng thương mại được đầu tư toàn diện, bước đầu đảm nhận vai trò trung tâm phát luồng bán buôn đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên…

    Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước (2022). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Theo định hướng phát triển không gian đô thị trong Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn thành phố được tổ chức theo 3 vùng đô thị đặc trưng và vùng sinh thái với 12 phân khu.

    Quy hoạch tổ chức không gian thành phố Đà Nẵng. Nguồn: Senvangdata,com

    Đối với Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt trong khoảng 15,56%-87,45%. Mức chênh lệch giữa các tỉnh, thành trong vùng khá cao. Trong đó thấp nhất là tỉnh Nghệ An với 15,56% chỉ bằng ⅓ so với cả nước (41,7%). Cao nhất là thành phố Đà Nẵng với 87,45% cao hơn gấp đôi so với cả nước. Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đây là một đô thị hạt nhân của Vùng, cả nước và quốc tế. 

    Tỷ lệ đô thị hóa thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Nguồn: Senvangdata.com.

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Đà Nẵng

    2. Lao động qua đào tạo (2020)

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Mặc dù số người lao động trên 15 tuổi của Đà Nẵng ở mức trung bình so với các tỉnh lân cận được so sánh, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo của Đà Nẵng ở mức cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.  

    Đà Nẵng là một tỉnh có diện tích không quá lớn, nhưng mật độ dân số cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nguồn lao động mặc dù ở mức trung bình nhưng đều là nguồn lao động chất lượng cao, đã qua đào tạo, phù hợp để cung ứng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và logistics. 

    Theo Cục Thống kê thành phố công bố kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở trên địa bàn thành phố, theo đó, dân số thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2019 là 1.134.310 người. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước đạt 56,1 triệu người, tăng 472,2 nghìn người so với quý trước và tăng 501,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2019 ước tính đạt 49,4 triệu người, tăng 278,7 nghìn người so với quý trước và tăng 442,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số người tham gia lực lượng lao động của quý 4/2019, có 13,2 triệu người đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) tăng 480,3 nghìn người so với quý III. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 41,3%, cao hơn gần 3 lần khu vực nông thôn.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Năm 2015, tỉ lệ này là 73.76% và năm 2020 là 70.88%. Nguyên nhân là số thanh niên tham gia học tập, đào tạo gia tăng, số người không có khả năng lao động tiếp tục giảm, thêm vào đó là mức sống của các hộ gia đình tăng cao, xu hướng nhiều phụ nữ tập trung thời gian cho gia đình, nuôi dạy con cái nhiều hơn. Ngoài ra, lực lượng lao động còn bao gồm một bộ phận dân số trên độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động và tìm việc làm. Đây là một số nguồn cung lao động bổ sung cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lao động Đà Nẵng sẽ tăng từ 65% năm 2015 và 80% năm 2020.

     Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Giai đoạn 2016 – 2020, Đà Nẵng giải quyết việc làm mới cho khoảng 19.5 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 3,9 vạn lao động. Đến năm 2020, tỷ trọng GDP Đà Nẵng bằng 2.5% GDP cả nước. Đà Nẵng phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó cơ cấu kinh tế đến năm 2020 sẽ là dịch vụ 55%, công nghiệp – xây dựng 43%, thủy sản – nông lâm 2%.

    Trong những năm qua, kinh tế Đà Nẵng phát triển, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động tăng nhanh; tỷ lệ thất nghiệp tuy đã giảm liên tục từ nhiều năm nay những vẫn còn khá cao so cả nước. Năm 2019, theo kết quả điều tra về lao động việc làm (LĐVL) thì tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động tính chung toàn thành phố là 3,97%, trong đó riêng khu vực thành thị là 4,16% và nông thôn là 2,64%.

    Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng.

    3. Doanh thu du lịch lữ hành năm 2022

    Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tính riêng tháng 7 năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 2.185,2 tỷ đồng, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 30,7% so với  tháng  cùng  kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu lĩnh vực lưu trú ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 32,4% cùng kỳ; lĩnh vực ăn uống ước đạt 1.173 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ.

    Doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020. Nguồn: Senvangdata.com

    Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 7 năm 2023 ước đạt gần 782 nghìn lượt, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 78,5% so với tháng cùng kỳ năm 2022.

    Trong đó, khách quốc tế ước đạt 204,6 nghìn lượt, tăng 8,7% tháng trước và tăng 212,1% so với tháng cùng kỳ; khách du lịch trong nước ước đạt 577,2  nghìn lượt, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 54,9% so với tháng cùng kỳ năm 2022.

    Tổng lượng khách của Đà Nẵng năm 2022 đứng thứ 7 trong vùng, trong khi đó doanh thu du lịch cao nhất vùng. Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng 2022

    Theo thống kê năm 2022, tổng lượng khách du lịch của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 43,31 triệu khách và tổng doanh thu khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng. Đà Nẵng là địa phương có doanh thu cao nhất với 1491,97 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022. Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tính riêng tháng 7 năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 2.185,2 tỷ đồng, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 30,7% so với  tháng  cùng  kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu lĩnh vực lưu trú ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 32,4% cùng kỳ; lĩnh vực ăn uống ước đạt 1.173 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ. Số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ trong tháng 7 năm 2023 ước đạt gần 782 nghìn lượt, tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 78,5% so với tháng cùng kỳ năm 2022. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, hoạt động du lịch Đà Nẵng đang từng bước được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Các sự kiện, lễ hội liên tục được tổ chức, góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

    Cầu vàng tại Bà Nà Hills – Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, hoạt động du lịch Đà Nẵng đang từng bước được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Các sự kiện, lễ hội liên  tục được tổ chức, góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

    4. Người dân lựa chọn khi muốn di cư

    Theo Tổng điều tra năm 2019, dân số Đà Nẵng đạt trên 1,1 triệu người. Số liệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng cho thấy, trong giai đoạn 10 năm (2009-2019), số dân Đà Nẵng tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 2,45%, tương đương 24.700 người. Trong đó, tăng dân số cơ học do di cư từ các địa phương khác đến vào khoảng 10.000-15.000 người mỗi năm.

    Bên cạnh làn sóng di cư từ khắp các tỉnh thành, số lượng người nước ngoài đến Đà Nẵng sống và làm việc cũng đang có chiều hướng gia tăng. Riêng người Hàn Quốc sinh sống, làm việc tại Đà Nẵng đã lên tới 11.000 người, theo số liệu của Hội Hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc thành phố Đà Nẵng công bố năm 2019. Nhiều trong số đó ban đầu chỉ đến Đà Nẵng để du lịch, nhưng về sau đã “phải lòng” và gắn bó lâu dài với thành phố vừa có núi, sông và biển này.

    Theo kết quả Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2021 do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố ngày 10-5, Đà Nẵng được 42,56 điểm, thuộc nhóm “trung bình cao”. Năm 2021, 15.833 người dân và cũng là cử tri đã tham gia khảo sát PAPI.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Cụ thể, điểm số của Đà Nẵng ở 8 chỉ số nội dung thuộc PAPI 2021 như sau: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: 4,06/10 điểm; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương: 5,06/10 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân: 4,27/10 điểm; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: 6,78/10 điểm; thủ tục hành chính công: 7,33/10 điểm; cung ứng dịch vụ công: 8,25/10 điểm; quản trị môi trường: 3,23/10 điểm; quản trị điện tử: 3,56/10 điểm. Bên cạnh đó, năm 2022, chỉ số SCOLI của Đà Nẵng là 95.89%, đứng thứ 4 so với cả nước.

    Nguồn: Senvangdata.com

    5. Tỷ suất nhập cư (2022)

    5 địa phương có mật độ dân số cao nhất năm 2022. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

    Tỷ suất nhập cư của Đà Nẵng là 10,4% năm 2022 cao nhất trong các tỉnh lân cận được so sánh, điều này có thể thấy Đà Nẵng đang thu hút dân cư, nguồn lao động rất mạnh và ngày càng phát triển. Tỷ suất xuất cư của Đà Nẵng là 4,6%, xếp thứ 3/8 trong các tỉnh được so sánh. Tỷ lệ tăng dân số của Đà Nẵng là 2.07% (cao nhất trong các tỉnh được so sánh) => dân số di cư vào Đà Nẵng ở nhiều.

    Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2022

    Đà Nẵng có dân số ở mức trung bình tuy nhiên mật độ dân số ở mức khá cao, số người lao động trên 15 tuổi ở mức trung bình trong khu vực, nhưng tỷ lệ số người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo lại ở mức tương đối cao. Như vậy lực lượng lao động ở mức tương đối tốt, có thể tận dụng để phát triển những khu công nghiệp để tận dụng được nguồn nhân lực. Tuy nhiên mật độ dân số cao sẽ dẫn đến những áp lực về an sinh xã hội, hay các hoạt động thương mại, dịch vụ nhà ở.

    Dân số Đà Nẵng đứng thứ năm so với một số tỉnh lân cận trong khu vực. Mật độ dân số của Đà Nẵng  cao nhất trong các tỉnh lân cận và cao gấp hơn 3 lần mật độ dân số trung bình cả nước năm 2022. Mặc dù số người lao động trên 15 tuổi của Đà Nẵng ở mức trung bình so với các tỉnh lân cận được so sánh, tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo của Đà Nẵng ở mức cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.  Đà Nẵng là một tỉnh có diện tích không quá lớn, nhưng mật độ dân số cao nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nguồn lao động mặc dù ở mức trung bình nhưng đều là nguồn lao động chất lượng cao, đã qua đào tạo, phù hợp để cung ứng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và logistics. 

    Mật độ dân số TP Đà Nẵng (2020). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    6. HDI

    Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).

    Nguồn: Senvangdata.com

    Đà Nẵng, một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, tọa lạc tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Với vị trí đắc địa, thành phố này không chỉ là trung tâm quan trọng mà còn là đô thị lớn nhất trong toàn khu vực Miền Trung. Đà Nẵng đảm nhận vai trò hạt nhân quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

    Đà Nẵng – Thành phố biển đáng sống nhất. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với các đô thị lớn trong cả nước, Đà Nẵng từng bước phát triển đi lên và khẳng định vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; các nguồn lực trong xã hội được phát huy; các ngành, lĩnh vực đều được phát triển. Hạ tầng đô thị phát triển đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, tạo nên thay đổi cả về tầm vóc, quy mô và diện mạo thành phố.

    Tăng trưởng GRDP thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2021. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đến 2022, Đà Nẵng là một trong số các địa phương có mức độ phục hồi kinh tế khá nhanh với GRDP bật nhảy lên con số 14,05% với quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 125.219 tỷ đồng, cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 14.032 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 ước tăng không cao (2,58%) so cùng kỳ năm 2022 nhưng quy mô nền kinh tế thành phố năm 2023 ước đạt hơn 134.000 tỉ đồng, tăng thêm gần 10.000 tỷ đồng so với năm 2022.

    Đề án Chuyển đổi số Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định chuyển đổi số là “chìa khóa” tạo bước đột phá trên các lĩnh vực, hướng tới xây dựng Đà Nẵng thành đô thị sinh thái hiện đại, thông minh. Trong đó, xác định thực hiện chuyển đối số với 3 trụ cột chính gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. 

    Đà Nẵng 3 năm liên tiếp dẫn đầu các địa phương về chuyển đổi số. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Với việc chuyển đổi số được thực hiện quyết liệt ở các cấp, mọi lĩnh vực, đã trở thành động lực để đưa Đà Nẵng phát triển. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2023, Đà Nẵng đã triển khai 100% dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức 4. Trong đó 96% dịch vụ phát sinh hồ sơ trực tuyến (gấp 1,7 lần so với trung bình toàn quốc); tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 80% (gấp 1,3 lần so với trung bình toàn quốc; vượt chỉ tiêu tại Kế hoạch hành động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là 50%).Kinh tế số cũng đóng góp gần 20% GRDP thành phố. Tại Đà Nẵng hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân (gấp 3 lần tỷ lệ trung bình cả nước). 

    Nhiều năm liền, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số cải cách hành chính, hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Các chính sách an sinh xã hội mang đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện, gắn với chương trình “Thành phố 5 không”, “3 có”, “4 an”; Chỉ số phát triển con người của Đà Nẵng luôn trong nhóm tốt nhất cả nước.

    7. Chất lượng cơ sở hạ tầng

    Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố Đà Nẵng không ngừng được mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam.

    Top 10 tỉnh có chỉ số cơ sở hạ tầng cao nhất cả nước 2018-2022.Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Chỉ số cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng năm 2022 khá cao, đứng thứ 6 so với cả nước. Đà Nẵng luôn nằm trong top 10 tỉnh có chỉ số cơ sở hạ tầng cao nhất cả nước từ 2018-2022.

    Chỉ số cơ sở hạ tầng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung năm 2022. Nguồn: Senvangdata.com

    Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt. Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố Đà Nẵng không ngừng được mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam.

    Các tuyến đường giao thông Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 1.303,574km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 119,276km; đường đô thị 954,348km; đường tỉnh 75,210 km; đường huyện, xã 110,744 km; đường chuyên dùng 43,996km (số liệu đến 12-2018). Cơ sở hạ tầng tại các Khu công nghiệp (KCN) ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng các điều kiện cơ bản của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hạ tầng Công nghệ thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) của thành phố có quy mô khá lớn và hiện đại. 

    Bên cạnh các tuyến đường giao thông trọng điểm đang được đầu tư kết nối với cao tốc Bắc – Nam, hạ tầng giao thông đô thị tại đây được quy hoạch bài bản và hiện đại. Thành phố có nhiều cầu nối hai bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông, cũng như liên tục đầu tư phát triển một số dự án hạ tầng giao thông nội thị, mở rộng các tuyến đường kết nối dự án phục vụ phát triển du lịch.

    Cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn – một trong những công trình trọng điểm của Đà Nẵng.Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Trong khi đó, về hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay “bận rộn” thứ 3 cả nước, chỉ sau Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Hiện, Đà Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế, 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay trong quý 1/2023 đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách, trong đó có 5.600 chuyến bay nội địa và 3.700 chuyến bay quốc tế.

    Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    8. PCI

    Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh – PCI (Provincial Competitiveness Index) thực hiện từ năm 2005 thuộc dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ – USAID tài trợ) với 42 địa phương được đánh giá đầu tiên vào năm 2005, từ 2007 tất cả các địa phương đều được đưa vào đánh giá, xếp hạng.

    Đối với thành phố Đà Nẵng, ngay từ những năm đầu tiên tham gia PCI, môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã được cộng đồng doanh nghiệp thành phố đánh giá khá tốt, thể hiện qua kết quả xếp hạng PCI với vị trí thứ 2 trong 3 năm liền, sau Bình Dương đứng ở vị trí dẫn đầu. Năm 2008, PCI Đà Nẵng đã đánh dấu bước đột phá, nắm giữ vị trí thứ nhất và tiếp tục dẫn đầu toàn quốc vào các năm 2009 và 2010. Sáu năm này có thể nói là thời kỳ nỗ lực mạnh mẽ nhất trong cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư của Đà Nẵng.

    Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh Đà Nẵng 2022.  Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Theo đó, Đà Nẵng xếp thứ 9 toàn quốc PCI 2022 với 68,52/100 điểm và xếp thứ 5 toàn quốc PGI 2022 với 16,68/40 điểm. Các doanh nghiệp cho rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố vẫn còn dư địa để tiếp tục cải thiện để tạo sức hút mới cho làn sóng đầu tư trong thời gian đến.

    Xếp hạng trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (1-63) Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Từ lần công bố đầu tiên Chỉ số PCI vào năm 2006 đến năm 2022, TP. Đà Nẵng luôn được đánh giá là địa phương đi đầu trong nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn; luôn nằm trong nhóm “rất tốt”. Trong giai đoạn 2013 – 2021, PCI của Đà Nẵng nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu đầu cả nước; năm 2022, kết quả công bố PCI của Đà Nẵng có tụt giảm nhưng vẫn nằm trong Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu. Với những kết quả này, TP.  Đà Nẵng đã nhiều năm liên tục là điểm đến của hoạt động đầu tư, kinh tế tăng trưởng mạnh đạt 14,05% năm 2022. Riêng ngành công nghiệp của thành phố đạt tăng trưởng bình quân 20%/năm. Lĩnh vực dịch vụ cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng năm 2022 là 17,85%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2022 đạt 102,6 triệu đồng/người, tăng 13,8% so với năm 2021. Thành phố Đà Nẵng xếp thứ hạng cao tại miền Trung cũng như cả nước ở nhiều khía cạnh như: Xếp thứ nhất trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 3/63 tỉnh, thành phố về tốc độ tăng trưởng GRDP; xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố cả nước về quy mô GRDP.

    10 chỉ số thành phần của PCI thành phố Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Các chỉ số thành phần của Đà Nẵng PCI 2022 cụ thể như sau: Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự 7,58; chi phí thời gian 7,48; chi phí không chính thức 7,21; tính năng động của chính quyền tỉnh 6,96; đào tạo lao động 6,8; gia nhập thị trường 6,73; tính minh bạch 6,72; tiếp cận đất đai 6,61; cạnh tranh bình đẳng 6,42; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 6,26.

    Tổng điểm 68,52/100 điểm. Trong đó, có 2 chỉ số thành phần mặc dù không xếp hạng cao so với cả nước năm nay nhưng lại là số điểm cao nhất của Đà Nẵng kể từ khi bắt đầu xếp hạng PCI (năm 2006), đó là chỉ số thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (tăng 0,25 điểm so với PCI 2021) và cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,5 điểm so với PCI 2021).

    Chỉ số đào tạo lao động và tính minh bạch là 2 chỉ số thành phần xếp hạng cao nhất của Đà Nẵng năm nay với đồng thứ hạng 4/63 tỉnh, thành phố. Cụ thể, chỉ số tính minh bạch tăng 0,42 điểm so với PCI 2021, tuy nhiên vẫn thấp hơn khá nhiều so với năm cao điểm nhất là PCI 2008 (7,92 điểm).

    Trong khi đó, chỉ số tính lao động lại giảm 0,35 điểm so với PCI 2021 và thấp điểm khá nhiều so với năm cao điểm nhất là PCI 2006 (9,6 điểm). Chỉ số gia nhập thị trường và tiếp cận đất đai là 2 chỉ số thành phần xếp hạng thấp nhất của Đà Nẵng năm nay với thứ hạng lần lượt là 50/63 và 49/63 tỉnh, thành phố.

    So sánh Đà Nẵng với các tỉnh thuộc khu vực Duyên Hải Miền Trung 2021 -2022. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Chỉ số PCI của thành phố Đà Nẵng trong năm 2022 là 68,52 điểm, đứng thứ 9 trên cả nước, tụt 4 bậc so với năm 2021. So sánh với các tỉnh thuộc khu vực Duyên Hải Miền Trung, thành phố Đà Nẵng đứng đầu trong bảng so sánh. 

    Một góc thành phố Đà Nẵng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    9. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2022

    Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Đà Nẵng ước đạt 100.635 tỷ đồng, tăng 45.65% so với cùng kỳ.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Thời gian qua, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn TP. Đà Nẵng tiếp tục được thúc đẩy với nhiều chương trình kích cầu, kết nối, xúc tiến thương mại được triển khai.

    Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế. Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.

    Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 104.180 tỷ đồng. Trong đó: bán lẻ hàng hóa là 64.600 tỷ đồng; dịch vụ lưu trú, ăn uống là 15.537 tỷ đồng; du lịch lữ hành là 1.492 tỷ đồng; dịch vụ tiêu dùng khác là 22.551 tỷ đồng.

    10. Thu nhập lao động bình quân

    Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng cao thứ 6 cả nước, trong đó, thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương tại thành phố Đà Nẵng đạt hơn 7,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 15,3% so với năm 2021.

    Năm 2022, GRDP bình quân đầu người ở Đà Nẵng đạt 102,6 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2021. Đến năm 2030, Đà Nẵng đặt chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt 200-220 triệu đồng (giá hiện hành), gấp đôi so với năm 2022.

    Top 10 tỉnh thành có thu nhập bình quân tháng đầu người cao nhất. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.

    Theo báo cáo, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 tại Đà Nẵng là 5,23 triệu đồng/người/tháng, đứng thứ 5 cả nước (sau Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Đồng Nai). Đà Nẵng đứng đầu về thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

    Trong cơ cấu thu nhập bình quân đầu người một tháng của Đà Nẵng, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 61,8%; thu phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,6%; thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,2% và các khoản thu khác chiếm 12,3%. So với năm 2020, thứ hạng thu nhập bình quân đầu người tại Đà Nẵng tăng lên 1 bậc. 

    Nguồn: Niên giám thống kê 2022.

    Kết luận

    Đà Nẵng đang không ngừng chứng tỏ tiềm năng và sức hút của mình. Với một loạt các dự án phát triển đa dạng từ nhà ở, khu công nghiệp, đến du lịch và sinh thái, Đà Nẵng mở ra những cơ hội đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư. Tính hấp dẫn của thị trường bất động sản ở đây không chỉ dựa vào tiềm năng tăng trưởng mà còn được củng cố chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương.

    Để tối ưu hóa lợi nhuận trong thị trường bất động sản tại Đà Nẵng, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng và lựa chọn các dự án phù hợp. Việc đánh giá mức độ phát triển hạ tầng, tiềm năng tăng giá trị bất động sản trong tương lai cũng như hiểu rõ nhu cầu và sở thích của thị trường tiêu dùng là các yếu tố quan trọng. Bằng cách đảm bảo rằng mình đang đầu tư vào dự án có tính khả thi và tiềm năng sinh lời, nhà đầu tư có thể tận dụng được mọi cơ hội mà thị trường đang cung cấp.

    Mặc dù tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng là rất lớn, nhưng nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng với các rủi ro tiềm ẩn. Thị trường có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như biến động chính trị, biến đổi khí hậu, hay thậm chí là sự thay đổi trong hành vi của thị trường tiêu dùng. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro thông minh là cần thiết để bảo vệ vốn đầu tư và đảm bảo sự ổn định trong dài hạn.

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường thành phố Đà Nẵng

    Bản đồ Quy hoạch TP Đà Nẵng

    Niên giám thống kê TP Đà Nẵng

    Báo cáo thuyết minh Quy hoạch TP Đà Nẵng

    Danh sách dự án TP Đà Nẵng

    ————————–

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Những tiêu chỉ nổi bất thúc đẩy phát triển bất động sản Đà Nẵng” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  senvangdata.com/.

     

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : đơn vị tư vấn phát triển dự án, TOP, top 10, bất động sản, Đà Nẵng, BĐS, gen Z bất động sản, chủ đầu tư, tóm tắt quy hoạch, r&d bất động sản, động lực, hải phòng, phát triển, Nghiên cứu thị trường, senvanggroup, senvangdata,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!