Vùng Duyên hải miền Trung của Việt Nam đã lâu nay là một điểm đến thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và những người ưa thích du lịch bởi cảnh đẹp tự nhiên và tiềm năng kinh tế đầy hấp dẫn. Nằm dọc theo bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Bình Định, vùng này đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và đã trở thành một trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, và du lịch đáng chú ý.
Bài viết này Sen Vàng Group sẽ khám phá cơ hội phát triển kinh tế trong vùng Duyên hải miền Trung và nhấn mạnh sự quyến rũ của nơi đây đối với những người quan tâm đến đầu tư và khám phá.
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, thường được gọi là miền Trung, bao gồm tổng cộng 14 tỉnh (gồm 6 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên-Huế, cùng với 8 tỉnh thuộc Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, và Bình Thuận). Khu vực này đóng vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, và là điểm nối quan trọng giữa miền Nam và miền Bắc của Việt Nam. Dân số toàn khu vực này ước tính là khoảng 20,2 triệu người, chiếm 21% tổng dân số cả nước và diện tích tự nhiên của nó chiếm 28,9% diện tích toàn quốc.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Đặc biệt, Vùng Duyên hải miền Trung có chiều dài bờ biển hơn 1.400 km, với nhiều bãi biển đẹp trải dài từ Quảng Trị tới Bình Thuận, được xếp vào loại những bãi biển đẹp nhất của thế giới và trong cả nước như Cửa Việt, Thuận An, Lăng Cô, Đà Nẵng, Cửa Đại, Mỹ Khê, Phương Mai, Hòn Gốm, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ, Hàm Tiến – Mũi Né. Ngoài ra, vùng còn có nhiều đảo, bán đảo, vịnh biển, hang động, khu bảo tồn thiên nhiên,… tạo nên tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế.
Vùng biển của miền Trung đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế ven biển. Đây là một khu vực đặc biệt quan trọng theo Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Miền Trung còn là lối ra biển của các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.
Vùng Duyên hải miền Trung (DHMT) là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, với vị trí chiến lược, nằm ở cửa ngõ ra biển của đất nước. Vùng có diện tích tự nhiên hơn 150.000 km2, dân số hơn 14 triệu người, bao gồm 7 tỉnh, thành phố là: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Về kinh tế, Vùng Duyên hải miền Trung đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, với GDP năm 2022 đạt 357.273 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người đạt 60,8 triệu đồng, cao hơn mức trung bình cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 29,7% năm 2021 lên 31,4% năm 2022; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 42,5% lên 44,5%; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 27,8% xuống 23,1%.
Trong đó, Thu nhập bình quân của người lao động quý 2/2022 tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ghi nhận có tốc độ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội so với cùng kỳ năm 2021, với mức thu nhập bình quân là 5,8 triệu đồng, tăng 12,9%, tương ứng tăng khoảng 620.000 đồng.
Đà Nẵng, Khánh Hòa và Thừa Thiên-Huế là các địa phương có tốc độ tăng thu nhập bình quân đáng kể nhất.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập cách đây 22 năm, bao gồm 5 tỉnh và thành phố là Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định. Khu vực này có diện tích tự nhiên là 27.881,7 km2 (chiếm 8,45% diện tích cả nước) và dân số khoảng 6,5 triệu người (chiếm trên 7,0% dân số cả nước). Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối kinh tế và văn hóa với cộng đồng quốc tế. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một hành lang kinh tế quan trọng, thương mại, và kết nối giữa miền Bắc và miền Nam, cũng như là điểm ra biển cho tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, nối kết Myanmar, Lào, Campuchia và các tuyến hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương. Hiện nay, khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một chuỗi 7 đô thị lớn gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi, và Quy Nhơn, với các trung tâm du lịch và dịch vụ thương mại.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực này cũng rất phát triển và đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không, cả trong nước lẫn quốc tế. Sự phát triển và hiện đại hóa của hạ tầng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa miền Trung và các khu vực khác, bao gồm Tây Nguyên và miền Bắc, làm tăng tính kết nối của khu vực và thuận lợi hơn trong việc tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế. Khu vực này hiện có 4 sân bay và một hệ thống cảng biển phát triển, với nhiều cảng biển quan trọng như Chân Mây, Tiên Sa, Liên Chiểu, Kỳ Hà, Quy Nhơn, tạo nên một hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế khu vực và là một con đường huyết mạch trên biển trong thương mại quốc tế.
Ngày 30-6, Cục Thống kê thành phố tổ chức họp báo công bố các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội thành phố 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, GRDP thành phố 6 tháng đầu năm 2023 ước tăng 3,74% so với cùng kỳ năm 2022. Quy mô nền kinh tế thành phố trong 6 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 64.784 tỷ đồng, mở rộng hơn 5.318 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Với kết quả trên, Đà Nẵng xếp thứ 3/5 thành phố trực thuộc Trung ương; xếp thứ 6/8 tỉnh thành phố vùng Duyên hải miền Trung và xếp thứ 46/63 tỉnh, thành phố về tốc độ tăng GRDP. Về quy mô GRDP, Đà Nẵng xếp thứ 17 cả nước; đứng đầu các tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải miền Trung, tăng 1 bậc so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tại phiên họp, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 9 tháng đầu năm của tỉnh ước đạt 6,84%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước dự ước trên 4%.
Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì đà phục hồi rất tốt. Lượng khách du lịch đến tỉnh trong 9 tháng đầu năm ước đạt 2.420 nghìn lượt, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 745 nghìn lượt, gấp 7,3 lần cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 106,4 triệu USD, tăng 24% so với tháng trước và giảm 40,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 đạt 82,3 triệu USD, tăng 60% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 1,86% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 21.817 tỷ đồng, bằng 70% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 7.543 tỷ đồng, bằng 76% dự toán, bằng 58% so với chỉ tiêu phấn đấu và giảm 18,4% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp mới 18 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 5.010 tỷ đồng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Thu hút đầu tư FDI được cấp phép trong năm 2021 của tỉnh Quảng Ngãi có 02 dự án, tương đương với 64 triệu USD, xếp thứ 4/8 về tổng số vốn đầu tư FDI thực hiện trong năm thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nguồn: Senvangdata.com
6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Nam ước giảm 9,2% so với cùng kỳ. Quy mô nền kinh tế ước đạt 54,6 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), thuộc nhóm các tỉnh, thành có quy mô nền kinh tế lớn trên cả nước, xếp vị thứ 23/63 tỉnh, thành phố; xếp vị thứ 5/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ; xếp vị thứ 3/5 tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng, Quảng Ngãi).
Theo đó, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 của Bình Định (theo giá so sánh 2010), tăng 6,46% so cùng kỳ. Xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố trên cả nước và xếp thứ 9/14 các tỉnh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. So với 5 tỉnh trong khu vực, Bình Định xếp thứ 2 trong 5 tỉnh miền Trung sau Thừa Thiên Huế (tăng 6,51%).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Liên kết phát triển vùng DHMT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung hiện nay. Liên kết vùng sẽ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh, thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng.
Mục tiêu của Chính phủ là xây dựng Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây; là vùng công nghiệp gắn với biển và các trung tâm dịch vụ hiện đại; chủ quyền biển, đảo được bảo vệ; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; môi trường sinh thái, môi trường sống được đảm bảo; giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, vùng duyên hải miền Trung có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Tầm nhìn đến năm 2030, vùng duyên hải miền Trung trở thành vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm kinh tế biển, du lịch, công nghiệp của cả nước. Triển vọng phát triển của vùng duyên hải miền Trung trong tương lai được thể hiện ở những điểm sau:
Mục tiêu đến năm 2030, vùng duyên hải miền Trung sẽ có chỉ số năng lực cạnh tranh đứng trong top 3 của cả nước.
Mục tiêu đến năm 2030, vùng duyên hải miền Trung sẽ có hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và an toàn, hạ tầng đô thị đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, hạ tầng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng
Hạ tầng giao thông là yếu tố then chốt để kết nối vùng duyên hải miền Trung với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và khu vực. Cần tập trung xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa và biển, cảng biển, cảng hàng không, cầu cảng, bến bãi, kho bãi, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí, trạm kiểm tra, trạm cân,… Hạ tầng đô thị là cơ sở để phát triển các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế, thể thao, giải trí,… Cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đô thị trọng điểm như: Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Hới, Vinh,…
Hạ tầng công nghiệp là nền tảng để phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như: lọc hóa dầu, luyện kim, sản xuất, lắp ráp ô tô, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,… Cần tăng cường liên kết vùng, hình thành và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế biển,…
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Cơ hội phát triển kinh tế hấp dẫn Vùng Duyên hải miền Trung” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản, nâng cao hiệu quả kinh tế tại Vùng Duyên hải miền Trung. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Quảng Nam
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP