Tổng quan về quặng sắt tại Việt Nam

  • 23 Tháng mười một, 2022
  • Quặng sắt là một trong những loại khoáng sản quý có tính giá trị cao và ứng dụng trực tiếp trong các ngành công nghiệp xây dựng, chế tạo và các lĩnh vực đời sống khác. Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ gửi tới quý độc giả những thông tin chi tiết về quặng sắt tại Việt Nam.

    Quặng sắt là nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất gang luyện thép. Đây là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thép. Khoảng 95-98% lượng quặng sắt đã khai thác để sản xuất thép. Đặc biệt với nền kinh tế đang phát triển, công nghiệp hóa như Việt Nam thì nhu cầu về nguồn nguyên liệu để thúc đẩy công nghiệp xây dựng, chế tạo là cực kỳ lớn. Ngoài ra quặng sắt còn có một số công dụng chế tạo như là thuốc diệt côn trùng, xử lý nước thải, thuốc nhuộm vải,…Người ta cho rằng quặng sắt là “tích hợp với kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với bất kỳ hàng hóa nào, ngoại trừ có lẽ chỉ mỗi dầu mỏ”. 

    Công dụng của quặng sắt (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    1. Quy hoạch thăm dò, khai thác quặng sắt tại Việt Nam

    Về quy hoạch thăm dò khai thác quặng sắt Việt Nam đã được phê duyệt trong Quyết định số 2185/QĐ-TTg năm 2014 về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

    Mục tiêu phát triển nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu của ngành luyện kim Việt Nam. Tập trung khai thác có trọng điểm tại các địa phương tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Hà Tĩnh. Giai đoạn 2021-2030: Trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản sắt, phấn đấu hoàn thành 10-15 đề án thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Thuận và quặng sắt laterit vùng Tây Nguyên, đạt mục tiêu khoảng 230 triệu tấn trữ lượng.

    Ngoài ra, giai đoạn đến năm 2020: Đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế 2 mỏ quặng sắt quy mô lớn là Thạch Khê (Hà Tĩnh) và Quý Xa (Lào Cai); các mỏ quặng sắt quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa và Quảng Ngãi.

     (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đối với định hướng phát triển hướng đến mỏ quặng sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng lớn, điều kiện địa chất mỏ phức tạp, có thể cho phép đối tác nước ngoài có năng lực và khả năng tài chính tham gia cổ đông, hợp tác khai thác và chế biến. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ tuyển, luyện kim nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quặng sắt Thạch Khê và quặng sắt laterit Tây Nguyên.

    2. Trữ lượng quặng sắt tại Việt Nam

    Việt Nam có tổng trữ lượng quặng sắt đã được điều tra đánh giá và thăm dò khoảng 1.3 tỷ tấn. Trong đó, hai quặng sắt có trữ lượng lớn nhất là quặng sắt Thạch Khê-Hà Tĩnh và quặng Quý Xa thuộc tỉnh Lào Cai.

    Mỏ Thạch Khê nằm cách nằm ven biển cách Hà Tĩnh khoảng 7 km. Theo khảo sát, các chuyên gia nhận định rằng trữ lượng của mỏ Thạch Khê có thể đạt được 544 triệu tấn. Với những công nghệ hiện nay của nước ta, ta có thể khai thác lộ thiên từ mỏ với chiều sâu lên đến 120 m so với mặt nước biển. Không chỉ là mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam, mà nó còn có lẽ là mỏ sắt xây dựng lớn nhất Đông Nam Á, trữ lượng của nó chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt Nam, với hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ đạt được 58%.

    Đối với mỏ Quý Xa có trữ lượng khai thác khoảng 121 triệu tấn với hàm lượng sắt trung bình 52%, trải rộng trên 100 ha tại địa bàn xã Sơn Thủy nằm ở bờ phải sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai. Quý Sa có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của cả ngành sắt thép xây dựng Việt Nam, cung cấp việc làm cho hơn 2,000 lao động trên địa phần, góp thêm phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

     

    quặng sắt Việt Nam

    Mỏ sắt Quý Xa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Ngoài ra, trữ lượng quặng sắt Việt Nam được phân bổ rải rác ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng…. hầu hết đều mang loại quặng magnetit. Trong đó hàm lượng sắt tại các quặng thuộc tỉnh Cao Bằng là lớn nhất trung bình 55-65%, lớn hơn cả so với hai mỏ Thạch Khê và Qúy Xa.

    Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng ở mức trung bình khoảng 34 triệu tấn, tuy nhiên có khu công nghiệp khai thác về chế biến gang thép Thái Nguyên lớn nhất cả nước với công suất đạt 1 triệu tấn thép mỗi năm.

    3. Các dự án thăm dò khai thác

    Theo quyết định của Thủ tướng, đến năm 2020 sẽ hoàn thành thăm dò 6 mỏ và biểu hiện quặng sắt đã được cấp phép khai thác nhưng chưa thăm dò. Đồng thời hoàn thành khoảng 20 đề án thăm dò các mỏ, biểu hiện quặng sắt có triển vọng trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Trong đó khai khu vực có trữ lượng thăm dò lớn nhất là ở Gia Lai 154 triệu tấn và Yên Bái 54 triệu tấn.

    Trên cơ sở đó giai đoạn 2021-2030 tiếp tục. Hoàn thành thăm dò quặng sắt mỏ Núi Đồi, tỉnh Quảng Ngãi có trữ lượng 4 triệu tấn. Thăm dò các mỏ và biểu hiện quặng sắt có triển vọng từ kết quả điều tra đánh giá tiềm năng quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hóa và Bình Thuận. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu khai thác mỏ quặng laterit tại Tây Nguyên mà chủ yếu là ở Gia Lai trong giai đoạn này với trữ lượng thăm dò là 177.2 triệu tấn.

    Khu vực mỏ quặng laterit tại Tây Nguyên được phát hiện vào khoảng năm 2009-2010, Theo các kết quả điều tra sơ bộ, diện tích có khả năng sinh quặng sắt laterit ở Tây Nguyên rất lớn khoảng 2,000 km2 phân bố chủ yếu tại Gia Lai và 1 phần các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. 

    quặng sắt Việt Nam

    Mẫu quặng sắt laterit tại Tây Nguyên (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tuy nhiên quặng sắt laterit Tây Nguyên lại thuộc loại quặng nghèo với hàm lượng sắt trung bình chỉ khoảng 20-40%. Giải pháp được đưa ra sẽ là nghiền và rửa sạch quặng để giảm đáng kể hàm lượng Al2O3 và SiO2 khi khai thác qua đó giúp gia tăng hàm lượng sắt trong mỏ quặng. Dự kiến mỏ quặng tại đây sẽ được khai thác đưa vào sản xuất gang. 

    3. Tổng sản lượng khai thác quặng

    Theo quy hoạch đầu tư mở rộng và đầu tư mới khai thác và chế biến quặng sắt tại 9 mỏ, biểu hiện quặng có triển vọng và khu quặng sắt trên địa bàn các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi. 

    Ngoài ra phấn đấu hoàn thành khai thác mỏ Thạch Khê đạt công suất 5 triệu tấn và mỏ Quý Xa đạt 3 triệu tấn mỗi năm. Tổng công suất thiết kế của cả nước trong giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 74 triệu tấn.

    Mặc dù vậy trên thực tế, công suất khai thác chỉ đạt khoảng 3 triệu tấn quặng trung bình mỗi năm, thấp hơn rất nhiều so với mức kế hoạch. 

    Nguyên nhân bởi ngoài hai mỏ quặng Thạch Khê và Qúy Xa, đa số các mỏ quặng ở nước ta có quy mô nhỏ, nằm sâu dưới lòng đất. Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn để khai thác mỏ quặng sắt do ngành công nghiệp luyện kim tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển. Kỹ thuật khai thác nâng cao hàm lượng sắt trong quặng còn yếu kém.

    quặng sắt Việt Nam

    Kỹ thuật chế tạo luyện kim ở Việt Nam còn kém phát triển (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4. Nhập khẩu quặng sắt

    Do nhu cầu lớn mà khai thác sản xuất không đủ nguồn cung. Nguồn cung chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất thép. Vì vậy đa phần quặng sắt làm nguyên liệu sản xuất gang thép ở Việt Nam là nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải quan, trong vòng 5 năm trở lại đây nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam tăng gấp 5 lần. Tinh riêng trong năm 2022 ước tính Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn quặng sắt. Thị trường nhập khẩu quặng lớn nhất tại Việt Nam là Trung Quốc chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam, ngoài ra còn có Nhật Bản (23.8%), Hàn Quốc (22.4%),….

    Chính vì phần lớn quặng là do nhập khẩu cho nên giá sắt thép Việt Nam chịu ảnh hưởng biến động trực tiếp do giá quặng sắt thế giới và giá quặng từ Trung Quốc. Từ đầu năm tới nay giá quặng sắt nhập khẩu đã tăng 5.4%. Còn tính riêng năm 2021 giá trung bình nhập khẩu sắt thép năm 2021 lên tới 935.8 USD/tấn, tăng 53.8% so với năm 2020. 

    quặng sắt Việt Nam

    Giá quặng sắt tại Trung Quốc năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Giá nguyên vật liệu tăng cao cũng thúc đẩy cho giá thép thành phẩm leo giá khi năm 2021 giá thép dao động dao động khoảng 16,410-17,050 đồng/kg tùy chủng loại và thương hiệu tăng ~15% so với cuối năm 2020. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác quặng và chế tạo

    Trên đây là những thông tin tổng quan về trữ lượng, quy hoạch và các dự án thăm dò quặng sắt tại các vùng, tỉnh của Việt Nam. Ngoài ra, để có thể nắm bắt rõ những chi tiết quy hoạch, bản đồ quy hoạch các vùng tỉnh, các khu vực trên cả nước. Quý vị có thể tham khảo trên Cổng thông tin Senvangdata

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

    Thông tin liên hệ: 

    Website:  https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Hà Tĩnh, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Tĩnh hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : giá quặng sắt việt nam, trữ lượng quặng sắt việt nam, thị trường quặng sắt việt nam, sản lượng quặng sắt việt nam, các loại quặng sắt ở việt nam, mỏ quặng sắt lớn nhất việt nam, khai thác quặng sắt ở việt nam, các mỏ quặng sắt ở việt nam, nhập khẩu quặng sắt tại việt nam, quặng sắt ở đâu,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP