Tóm tắt quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Bình giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 18 Tháng tám, 2024
  • Nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và di sản văn hóa đặc sắc, mà còn có tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Nhằm tận dụng tối đa các lợi thế này, tỉnh đã triển khai Quy hoạch giao thông giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn mở rộng đến năm 2050. Quy hoạch tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông hiện tại, mở rộng mạng lưới giao thông, và nâng cao sự kết nối giữa các khu vực kinh tế, khu dân cư, và các trung tâm du lịch, công nghiệp quan trọng trong tỉnh. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch giao thông của tỉnh Ninh Bình, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.

    Tổng quan về tỉnh Ninh Bình

    Vị trí địa lý

    Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc Bộ, cách Hà Nội 93km (2h đi xe) về phía Nam.

    • Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.
    • Phía Nam là biển Đông.
    • Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, 
    • Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. 

    Bản đồ vị trí địa lý và các mối quan hệ của tỉnh Ninh Bình. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Ninh Bình

    Kinh tế xã hội

    Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh tiếp tục được khai thác một cách có hiệu quả. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Xem thêm tại  Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Ninh Bình

    Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Tổng thu ngân sách năm 2022 ước đạt 23.300,0 tỷ đồng, vượt 16,4% dự toán năm và tăng 11,3% so với năm trước. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực về cơ cấu thu. Thu nội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) đạt 15.470 tỷ đồng (chiếm 66,4% tổng thu, tỷ lệ này của năm 2021 là 63,4%) vượt 17,3% dự toán và tăng 16,4%. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện cả năm là 18.551,3 tỷ đồng, vượt 13,8% dự toán và tăng 17,5% so với thực hiện năm 2021.

    Hạ tầng giao thông

    1. Hiện trạng giao thông đường bộ

    Mạng lưới đường bộ đến nay có tổng cộng khoảng 3.770km đường được phân cấp, phân loại, bao gồm 08 tuyến Quốc lộ dài 240.79km, 19 tuyến đường tỉnh dài 259,5km, đường huyện 209,87km, đường đô thị 157,77km, đường xã 1.483,9km, đường chuyên dùng 234,44km. Bên cạnh đó còn có 4.386,89km đường giao thông nông thôn trong các thôn xóm. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như Cầu Nam Bình (1.637m), cầu Gián Khẩu, cầu Hoàng Long (850m)… Đường cao tốc qua Ninh Bình có tuyến cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa (tuyến cao tốc Bắc Nam) đang đầu tư xây dựng sẽ góp phần nâng cao tốc độ lưu thông, mức độ kết nối với giao thông khu vực. Trên địa bàn tỉnh có hơn 300km đường cấp III, gần 60km đạt tiêu chuẩn đường cấp II, đô thị; 100% đường Quốc lộ, đường tỉnh đã được cứng hóa bằng Bê tông xi măng, bê tông nhựa, đá dăm láng nhựa trong đó hơn 50% đã được thảm bê tông nhựa.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    2. Hiện trạng đường sắt

    a) Mạng lưới

    Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh dài 1.726km, qua 22 tỉnh, thành phố có tiêu chuẩn kỹ thuật là đường đơn khổ rộng 1000mm được đưa vào khai thác từ năm 1905. Đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6 km (từ km113+400 – km135+000) với 4 ga hành khách và hàng hóa thuộc Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh Miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đường sắt khác. Ngoài tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh, trên địa bàn tỉnh còn có 2 tuyến đường sắt chuyên dùng (nhánh rẽ vào Nhà máy phân lân Ninh Bình) nối với đường sắt quốc gia tại Km120+520, có tổng chiều dài 2,072 km và tuyến đường sắt chuyên dụng nối với cảng Ninh Bình dài khoảng 2,0km.

    b) Ga đường sắt

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hiện Ninh Bình có 4 ga đường sắt là: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao đều là ga dọc đường có quy mô nhỏ, nhà ga đều thuộc loại bán vĩnh cửu (trừ ga Ninh Bình).

    3. Hiện trạng giao thông đường thủy

    a) Hệ thống đường thủy nội địa do Trung ương quản lý

    Trung ương quản lý 4 tuyến thủy nội địa dài 155,5 km gồm tuyến sông Đáy, tuyến sông Hoàng Long, tuyến sông Vạc, và tuyến kênh Yên Mô (kênh Nhà Lê) cụ thể như sau:

    Tuyến sông Đáy: đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình điểm đầu từ cầu Đoan Vĩ điểm cuối là phao số 0 cửa Đáy với chiều dài 85,0 km chảy qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, TP. Ninh Bình, huyện Yên Khánh, Kim Sơn qua cửa Đáy đổ ra biển. Tuyến sông Hoàng Long: đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình điểm đầu cầu Nho Quan điểm cuối ngã ba Gián Khẩu chảy vào sông Đáy. Sông Hoàng Long chảy qua các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư đều thuộc tỉnh Ninh Bình. Chiều dài 28km.

    Tuyến sông Vạc: chảy trong tỉnh Ninh Bình, được bắt nguồn từ ngã ba sông Vân tại Cầu Yên huyện Hoa Lư điểm cuối hợp lưu vào sô ng Đáy tại ngã ba Kim Đài huyện Kim Sơn. Sông Vạc chảy qua các huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn với chiều dài 28,5 km, chiều rộng trung bình từ 50 – 70 m.

    Tuyến kênh Yên Mô: đoạn chảy qua tỉnh Ninh Bình, điểm đầu ranh giới tỉnh Thanh Hóa tại ngã ba Chính Đại, điểm cuối hợp lưu vào sông Vạc tại ngã ba Đức Hậu huyện Yên Mô với chiều dài 14km.

    b) Hệ thống đường thủy nội địa do địa phương quản lý

    Hệ thống đường thủy nội địa do địa phương quản lý gồm có 12 tuyến thủy nội địa, kênh dài 143,3 km. Sông do địa phương quản lý chủ yếu là sông cấp V,VI.

    Phương án quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Bình

    a) Về đường bộ

    Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống giao thông vận tải đường bộ tỉnh Ninh Bình đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

    – Rà soát, điều chỉnh các tuyến đường tỉnh đã được quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2020 tại Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh, đề xuất bỏ, kết hợp, bổ sung các tuyến đường tỉnh để từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông. Đảm bảo mạng lưới giao thông hợp lý, khoa học, tinh gọn để làm cơ sở phát triển các tuyến đường địa phương như đường huyện, đường xã.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    – Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất hóa các tuyến đường tỉnh hiện hữu để đảm bảo tiêu chuẩn của các tuyến đường tỉnh theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ; đảm bảo quy mô, chiều dài tuyến.

    – Xây dựng hoàn thành nâng cấp cải tạo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ có tính huyết mạch liên vùng trong tỉnh và liên kết với tỉnh bạn; thường xuyên duy tu bảo đảm giao thông thông suốt êm thuận an toàn. Giai đoạn từ nay đến 2030 ưu tiên khép kín tuyến theo quy hoạch.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    – Tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm vào đầu tư mới một số tuyến trục chính tạo đột phá như tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa; tuyến Đông Tây; tuyến đường bộ ven biển….

    – Phấn đấu hoàn thành việc lập dự án các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ theo quy hoạch làm cơ sở xác lập nhu cầu vốn và cắm mốc giới bảo đảm phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí GPMB khi triển khai xây dựng. Khuyến khích các huyện lập quy hoạch GTVT trên cơ sở quy hoạch giao thông tỉnh phục vụ công tác đầu tư và cắm mốc giới hệ thống đường giao thông huyện.

    – Tiến tới nâng cấp chuẩn hóa các tuyến quốc lộ đạt từ cấp III đồng bằng trở lên, đường tỉnh đạt từ cấp IV đồng bằng trở lên, riêng các đoạn qua đô thị xây dựng đạt quy mô theo quy hoạch đô thị.

    b) Về đường thủy nội địa

    – Xây dựng hệ thống luồng lạch phục vụ hiệu quả các tuyến đường thủy nội địa quốc gia và địa phương một cách khả thi nhất, phù hợp với nguồn lực và nhua cầu phát triển hiện tại và trong tương lai của tỉnh Ninh Bình.

    – Xây dựng căn cứ để quản lý các tuyến vận tải đường thủy nội địa cũng như căn cứ để phát triển hệ thống cầu vượt sông và phối hợp khai thác hệ thống sông ngòi bến bãi cùng các ngành khác.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    – Xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy. Chú trọng phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh một cách có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư giàn trải, manh mún góp phần thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa; nâng cao năng lực, chia sẻ thị phần vận tải và giảm tải cho vận tải đường bộ, giảm chi phí vận tải, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

    – Xây dựng một số cảng, bến thủy nội địa quan trọng và hạ tầng kết nối giao thông với giao thông đường bộ, đường sắt. Các giải pháp từng bước khắc phục tình trạng phát triển các cảng, bến thủy nội địa một cách tự phát, thiếu kết nối với mạng lưới giao thông đường bộ.

    c) Về đường sắt

    – Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh; đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ vào ga, nhà ga, kho ga, bãi hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, khai thác hiệu quả đường sắt hiện có.

    – Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao đoạn đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình với tiêu chí đảm bảo tính khả thi về mặt bằng, đảm bảo thuận lợi về mặt kết nối với các loại hình vận tải khác, đảm bảo tính tiếp cận dễ dàng tại các khu vực đông dân cư.

    d) Về hàng không

    Nghiên cứu khả năng phát triển sân bay Ninh Bình cũng như khả năng kết nối với các sân bay lân cận.

    e) Về cảng biển

    Nghiên cứu tính khả thi trong xây dựng cảng biển hành khách tại khu đô thị Cồn Nổi và cảng hàng hóa tại khu kinh tế biển Kim Sơn đảm bảo tính kết nối với các hành lang vận tải biển, làm động lực cho sự phát triển của vùng và toàn tỉnh.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    f) Về hạ tầng bến bãi

    – Hệ thống bến xe: Hoàn thiện hệ thống bến xe với 3 loại hình bến là bến hành khách liên tỉnh, bến buýt nội tỉnh và bến hỗn hợp, từng bước đưa các hoạt động trung chuyển, lưu giữ hàng hóa về trung tâm logistics.

    – Hệ thống trạm dừng nghỉ: Tuân quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ dọc các tuyến cao tốc, quốc lộ của quốc gia.

    – Hệ thống bãi đỗ xe: Bãi đỗ xe tĩnh trong các đô thị và các khu du lịch tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    – Hệ thống cầu, hầm, phà: Quy hoạch các nút giao trọng điểm kết nối giao thông địa phương với các tuyến cao tốc, quy hoạch các cầu vượt sông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh để tăng cường kết nối vùng, miền; kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Nghiên cứu xây dựng trung tâm logistic tận dụng lợi thế từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sự đa dạng về các loại hình vận tải mà địa phương đang có cũng như nhu cầu nội tại và các vùng xung quanh.

    Xem thêm: 

    Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Ninh Bình

    Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Ninh Bình

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch giao thông Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    Báo cáo thị trường tỉnh Ninh Bình

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

     

     

    Thẻ : truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, dịch vụ tư vấn phát triển dự án,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!