Kiên Giang, với đường bờ biển dài hơn 200km, sở hữu nhiều hòn đảo đẹp và hệ sinh thái đa dạng, được thiên nhiên ưu ái ban tặng tiềm năng to lớn cho ngành du lịch. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng này, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quy hoạch du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này đề ra mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững, hướng đến biến Kiên Giang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đẳng cấp quốc tế. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2050.
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23’50 – 10°32’30 vĩ Bắc và từ 104°26’40 – 105°32’40 kinh Đông, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu.
Kiên Giang là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.
Dân số
Kiên Giang là tỉnh có dân số đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố.
Dân cư của tỉnh Kiên Giang phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở TP. Rạch Giá và Huyện Giồng Riềng, trong đó TP. Rạch Giá có mật độ dân cư cao nhất. Huyện đảo Kiên Hải có dân số thấp nhất và Huyện Giang Thành là khu vực có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh.
Năm 2021, với mức tăng trưởng 0.58%, Kiên Giang là một trong 6 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng dương, xếp thứ 6/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ hai vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (sau An Giang).
Năm 2021, trong tình hình diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống xã hội, nhưng tổng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang đạt hơn 58.14 triệu đồng/người/năm, tăng 3.68% so với năm 2020 và đứng thứ 5/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40.39% năm 2015 xuống còn 32.74% năm 2020; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 18.11% lên 20.65% và dịch vụ tăng từ 41.5% lên 46.61%.
Thu ngân sách Kiên Giang năm 2021 đứng thứ 2 trong khu vực ĐBSCL cho thấy tỉnh hoạt động rất tốt trong lĩnh vực về thu chi ngân sách, đóng thuế và phát triển kinh tế nói chung.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế đến tháng 4/2022, Kiên Giang đứng thứ 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thu hút đầu tư nước ngoài với với 62 dự án, vốn đầu tư 4.81 tỷ USD (chiếm 14.4% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Chỉ số PCI năm 2021 của Kiên Giang đạt 59.73 điểm, xếp hạng 60/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 2 hạng so năm 2020; đứng thứ 13 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thuộc nhóm tương đối thấp.
Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh và nhiều địa danh du lịch đã trở nên nổi tiếng như “Đảo Ngọc” Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương… Có thể khẳng định, du lịch biển, đảo đã trở thành một đặc sản, một sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.
Kiên Giang còn là một trong những tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dòng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch khá lớn. Lũy kế đến đầu năm 2022, toàn tỉnh thu hút 327 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư trên 358,000 tỷ đồng. Riêng Phú Quốc có 283 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư trên
Tương lai, Kiên Giang đang hướng đến phát triển du lịch toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính bền vững.
Kiên Giang có bờ biển dài hơn 200 km; vùng biển rộng trên 63 000 km2, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh và nhiều địa danh du lịch đã trở nên nổi tiếng như “Đảo Ngọc” Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương… Có thể khẳng định, du lịch biển, đảo đã trở thành một đặc sản, một sản phẩm riêng khi nói về du lịch Kiên Giang.
Kiên Giang còn là một trong những tỉnh dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dòng vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch khá lớn. Tỉnh Kiên Giang thu hút 328 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng diện tích 10.044ha, tổng vốn đầu tư 380.077 tỷ đồng; trong đó có 75 dự án đi vào hoạt động với tổng quy mô 1.300ha, tổng vốn đầu tư 19.208 tỷ đồng.
Hành lang Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu: Là hành lang vùng. Hành lang dọc theo hành lang ven biển phía nam, do tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu đảm nhận.
Hành lang TP. HCM – Hà Tiên (Kiên Giang): Là hành lang vùng, quốc gia. Hành lang này do tuyến N1 đảm nhận.
Hành lang TP. HCM – An Giang – Rạch Giá (Kiên Giang): Là hành lang vùng, quốc gia.
Hành lang này do QL.80, cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đảm nhận.
Cảng biển: Quy hoạch hệ thống cảng biển: Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng biển Kiên Giang là cảng biển loại III phục vụ cho việc phát triển KT-XH của địa phương, bao gồm khu bến Rạch Giá, Hòn Chông, Bình Trị – Kiên Lương, Bãi Nò – Hà Tiên, Phú Quốc, quần đảo Nam Du, Thổ Châu. Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2030 khoảng 8,3 đến 15,0 triệu tấn/năm (không kể đến hàng hóa qua cảng chuyên dùng Mũi Đất Đỏ).
Cảng hàng không Rạch Giá: Quy hoạch tiêu chuẩn cấp 4C, diện tích đất dự kiến 200 ha; sân bay dùng chung dân dụng và quân sự với công suất thiết kế đến năm 2030 đạt 0,5 triệu hành khách/năm. Đảm bảo khai thác cho các loại máy bay tương đương Airbus A321. Đến năm 2050 nâng cấp quy mô khai thác đạt công suất 1,0 triệu hành khách/năm.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc: Đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 905 ha, 01 đường băng, công suất thiết kế đạt 10,0 triệu hành khách/năm. Giai đoạn sau năm 2030, đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 915 ha, 02 đường băng, công suất thiết kế đạt 18,0 triệu hành khách/năm.
Sở hữu vị trí địa lý ở tận cùng phía Tây Việt Nam, Kiên Giang mang nét đặc trưng của văn hóa miền Tây Nam Bộ, là nơi hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa, trong đó đặc trưng nhất là các nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Khmer – Chăm. Chính điều này đã tạo nên một bản sắc văn hóa Kiên Giang vô cùng đa dạng, phong phú qua nhiều lĩnh vực từ văn học, nghệ thuật cho đến ẩm thực.
Kiên Giang là nơi giao thoa văn hoá của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, được thể hiện thông qua các phong tục, tập quán, lễ hội và làng nghề truyền thống đặc sắc, các sản phẩm riêng biệt. Với những gì đang sở hữu, Kiên Giang đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh nhằm định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống, không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất.
Cụ thể, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút 1,667 triệu lượt khách quốc tế và 22 triệu lượt du khách nội địa; đóng góp trên 17,5% GRDP của tỉnh, đạt 4.900 triệu USD, tương đương 105.000 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Kiên Giang, hiện nay cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của ngành du lịch được chú trọng quan tâm đầu tư, chất lượng nguồn nhân lực du lịch được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử góp phần phục vụ cho công tác phát triển kinh tế du lịch địa phương…
Kiên Giang có 940 cơ sở lưu trú với 33.275 phòng, riêng hạng 4-5 sao có 26 cơ sở với 11.133 phòng. Hiện, toàn tỉnh thu hút 317 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng diện tích 9.663ha và tổng vốn đầu tư 372.484 tỷ đồng; trong đó có 76 dự án đi vào hoạt động, với tổng quy mô 1.301ha và tổng vốn đầu tư 18.114 tỷ đồng; 81 dự án đang triển khai xây dựng, với tổng diện tích 4.253ha và tổng vốn đầu tư khoảng 194.931 tỷ đồng; 160 dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, với tổng quy mô 4.109ha và tổng vốn đầu tư ước thực hiện 159.438 tỷ đồng.
Ngoài ra, Kiên Giang còn tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá trọng tâm, trọng điểm trong và ngoài nước; khai thác hiệu quả thị trường du lịch truyền thống, tìm kiếm thị trường du lịch mới, tiềm năng; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hạ tầng du lịch, xây dựng cảng biển du lịch tại các địa bàn trọng điểm và một số sân bay nhỏ dạng “air-taxi” nhằm tăng cường kết nối các địa bàn Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.
Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang cũng đã tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch; xã hội hóa đầu tư phát triển sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao. Đồng thời, đẩy mạnh chính sách mở cửa bầu trời, tạo thuận lợi cho các hãng hàng không mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với quốc tế. Tỉnh xác định rõ danh mục dự án kêu gọi đầu tư các dịch vụ vui chơi, giải trí, nhất là giải trí về đêm, khu mua sắm và ẩm thực quy mô lớn ở TP Phú Quốc, TP Rạch Giá, TP Hà Tiên và huyện Kiên Lương…
Có thể thấy, du lịch Kiên Giang đã ngày càng khẳng định là ngành có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung và của ngành du lịch cả nước nói chung, đã từng bước khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của ngành.
Để duy trì và phát triển lượng du khách đến Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang đã nghiên cứu, xây dựng nhiều phương án, kịch bản tăng trưởng du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, khu vực và cả nước. Từng bước cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững…
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, Kiên Giang thực hiện đồng bộ trong phát triển du lịch trong đó nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; phát huy vai trò của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch,… các cấp, các ngành linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các chính sách về phát triển du lịch, ngày càng đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch.
Bên cạnh đó, phát huy các sản phẩm du lịch đặc thù hiện có như: du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã; tham quan và mua sắm tại trang trại nuôi trồng và cửa hàng sản phẩm ngọc trai; tham quan nghiên cứu và hoạt động du lịch sinh thái tại rừng nhiệt đới trên đảo; tham quan, trải nghiệm tại các công viên chuyên đề. Tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh về tài nguyên du lịch, tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên. Phát triển đa dạng các tuyến du lịch, các loại hình du lịch ven biển, các đảo…
Đồng thời tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tiếp tục đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành trong chuỗi giá trị, gắn phát triển xanh, bền vững. Tỉnh chủ động, tích cực tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương, liên vùng cả trong và ngoài nước, bảo đảm đồng bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; tăng cường kết nối với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam để hỗ trợ triển khai hoạt động liên kết, xúc tiến du lịch, quảng bá chính sách miễn thị thực đối với du khách quốc tế đến Phú Quốc theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ để thu hút khách quốc tế đến Kiên Giang.…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_vấn_chiếnlược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP