Bước ra từ đại dịch COVID 19, Quảng Bình đang dần khắc phục được tình trạng trì trệ về kinh tế – xã hội, đưa kinh tế đi vào ổn định. Từ một nền kinh tế thuần nông, đến hiện tại, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh nhận thấy, phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, gắn liền với việc phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới; giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025 như một bản nhạc trầm hùng, ngân vang khát vọng về một tương lai tươi sáng, nơi mỗi người dân đều có cơ hội sở hữu một ngôi nhà vững chắc, che chắn yêu thương. Trong bài viết lần này, hãy cùng Sen Vàng tóm tắt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến 2030.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của cả nước. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. TP Đồng Hới cách TP Hà Nội 500km (9h16p đi xe hay 1h bay) về phía Bắc, cách TP Huế 179km (3h13p đi xe) và TP Hồ Chí Minh 1,097km (1h35p bay) về phía Nam.
Quảng Bình nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông – Tây từ biển Đông đến Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước thuộc khu vực Trung – Nam Châu Á, với vị trí địa lý kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng, là lợi thế lớn trong phát triển du lịch.
Nguồn: Senvangdata.com
Nguồn: Senvangdata.com
Dân cư Quảng Bình phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng ven biển. Đây là những nơi giao thông thuận lợi, có điều kiện để phát triển kinh tế, nhiều việc làm thu hút đông dân cư. Huyện Bố Trạch có quy mô dân số lớn nhất với 138,637 người, TP Đồng Hới có mật độ dân số cao nhất 889 người/km2.
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Về lực lượng lao động, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2020 là 489.814 người. Cơ cấu lao động đang làm việc có sự chuyển dịch mạnh từ khu vực nông, lâm, thủy sản sang khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Nguồn: Senvangdata.com
Dự báo đến năm 2030, dân số trung bình của Quảng Bình là 957.615 người; lực lượng lao động là 536.456 (chiếm khoảng 56%) ; lao động đang làm việc là 525.433 người (trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 38,2% ; lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 27,3% ; lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 34,5%).
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Senvangdata.com
Trong giai đoạn từ 2006 – 2021, xếp hạng chỉ số PCI của tỉnh Quảng Bình có xu hướng sụt gỉam. Năm 2021, PCI của tỉnh xếp thứ 57 trên toàn quốc.
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
GRDP
Nguồn: Senvangdata.com
Giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Bình không ổn định khi chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19. Trong năm 2021 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6.83% công nghiệp tăng 6.83% dịch vụ phục hồi với tốc độ tăng 4.11% nông nghiệp tăng nhẹ với tốc độ tăng 3.41%. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao ổn định nhất.
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết tại: Download thông tin quy hoạch các Vùng, Tỉnh: Download
Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình
Tổng vốn ODA đã bố trí năm 2023 là 745,65 tỷ đồng; trong đó, vốn nước ngoài được giao 400,95 tỷ đồng. Thực hiện và giải ngân từ nguồn vốn nước ngoài được 77,17 tỷ đồng, đạt 8,9% so với kế hoạch được giao; trong đó, vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát giải ngân được 51,7 tỷ đồng, đạt 9,8% kế hoạch giao. Các dự án đã thực hiện và giải ngân từ nguồn vốn đối ứng 20,48 tỷ đồng, đạt 12,5% so với kế hoạch được giao.
Nguồn Báo Quảng Bình
– Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 29,6 m2 sàn/người (trong đó: đô thị 35,0m2 sàn/người; nông thôn 27,7m2 sàn/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 10m2 sàn/người;
– Diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 3,9 triệu m2 sàn. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại, khu đô thị: 607.000 m2 sàn;
+ Nhà ở xã hội: 109.000 m2 sàn;
+ Nhà ở riêng lẻ người dân tự xây dựng: 3,2 triệu m2 sàn.
– Hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở cải thiện nhà nhà ở: 2.200 hộ.
– Hỗ trợ hộ nghèo, hộ sống trong vùng bão lụt tạo dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở: 5.000 hộ.
– Chất lượng nhà ở: Cơ bản tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 97%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ xuống còn 3%.
– Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 33,0m2 sàn/người (trong đó: đô thị 36,5m2 sàn/người; nông thôn 31,6m2 sàn/người). Diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người;
– Diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 4,3 triệu m2 sàn. Trong đó:
+ Nhà ở thương mại, khu đô thị: 736.000 m2 sàn;
+ Nhà ở xã hội: 132.000 m2 sàn;
+ Nhà ở riêng lẻ người dân tự xây dựng: 3,4 triệu m2 sàn.
– Hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở cải thiện nhà nhà ở: 3.300 hộ.
– Hỗ trợ hộ nghèo, hộ sống trong vùng bão lụt tạo dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở: 3.600 hộ.
– Chất lượng nhà ở: Cơ bản đến năm 2030, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố trên địa bàn tỉnh đạt 98%, tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 2%.
– Phát triển nhà ở tại khu vực đô thị: Ưu tiên đầu tư phát triển nhà ở theo dự án (nhà ở thương mại, khu đô thị); kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng nhà theo dự án và chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; tăng tỷ lệ xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua tại thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn; cải tạo, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan, môi trường đô thị tại các khu đô thị, khu dân cư hiện hữu theo quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, đô thị đã được ban hành.
– Phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn: Đẩy mạnh phát triển nhà ở theo phương thức đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình tự xây dựng nhà ở đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về kiến trúc – quy hoạch xây dựng nông thôn được phê duyệt; bảo tồn và phát huy không gian kiến trúc đối với các làng quê có bản sắc riêng.
– Nhà ở thương mại: Phát triển đa dạng nhà ở thương mại, bao gồm: Nhà chung cư, nhà ở liền kề, biệt thự; khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để phù hợp với thu nhập của một bộ phận người dân.
– Nhà ở xã hội: Bố trí quỹ đất theo quy hoạch và sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở tại các đô thị; có cơ chế để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng và doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các quỹ đất trong các khu công nghiệp để cho thuê, thuê mua bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
– Nhà ở tái định cư: Nhà ở tái định cư theo hình thức giao đất để người dân tự xây dựng nhà ở đối với các trường hợp đủ điều kiện bồi thường về đất ở; Đối với các trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất ở thì ưu tiên bán, cho thuê, cho thuê mua để tái định cư trong các dự án nhà ở xã hội .
– Nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng: Tạo điều kiện và hỗ trợ cho hộ gia đình cá nhân tự xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, nhất là vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
– Nhà ở cho người có công với cách mạng: Chủ động đề xuất, huy động nguồn vốn để hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người có công với cách mạng về nhà ở.
– Nhà ở cho hộ nghèo, vùng thiên tai bão lụt: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo các Chương trình mục tiêu quốc gia; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng… để hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ tự cải tạo, sửa chữa, tạo dựng nhà ở.
Ngày 5-10, ông Phan Mạnh Hùng – phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình – đã ký quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” tỉnh Quảng Bình.
Để thực hiện chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, Quảng Bình chia làm hai giai đoạn: Từ năm 2023-2025 sẽ phấn đấu hoàn thành 3.700 căn nhà ở xã hội; Từ 2026-2030 sẽ hoàn thành 11.300 căn nhà ở xã hội. Tổng hai giai đoạn (2023-2030) là 15.000 căn nhà ở xã hội.
Giai đoạn 1, tỉnh Quảng Bình dự kiến sẽ thực hiện 8 dự án. Trong đó, 4 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp với diện tích đất sử dụng 14ha, tổng mức đầu tư là 1.297 tỷ đồng; 4 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp với diện tích đất sử dụng 23 ha, tổng mức đầu tư là 892 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 (2026-2030), tỉnh này dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện 39 dự án (có 33 dự án đã quy hoạch bố trí quỹ đất và bố trí quy hoạch mới sáu vị trí thực hiện dự án).
Trong 33 dự án đã quy hoạch, dự kiến sẽ triển khai 31 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp với diện tích đất sử dụng là 70 ha, tổng mức đầu tư là 5.313 tỉ đồng; hai dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp với diện tích đất sử dụng là 36ha, tổng mức đầu tư là 1.815 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, việc triển khai thực hiện Đề án phải nghiêm túc, thiết thực và hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Giải pháp thực hiện phải bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, xác định phát triển nhà ở xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Đọc thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Quảng Bình
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP